Giáo án Hóa học lớp 8 - Bài 16: Phương Trình Hoá Học

I/ Mục tiêu.

 - Biết được phương trình dùng để biểu diễn pư hoá học, gồm công thức hoá học của các chắt pư và sản phẩm với các hệ số thích hợp.

 - Biết cách lập phương trình hoá học khi biết các chất tham gia pư và sản phẩm.

 - Rèn luyện kĩ năng lập công thức hoá học và viết ptpư.

II/ Chuẩn bị.

 - Tranh trang 55 sgk.

 - Bảng phụ, phiếu học tập.

III/ Hoạt động dạy và học.

 1. On định lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Bài 16: Phương Trình Hoá Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:  tppct: 	Bài 16: PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC.
Ngày dạy: 
I/ Mục tiêu.
 - Biết được phương trình dùng để biểu diễn pư hoá học, gồm công thức hoá học của các chắt pư và sản phẩm với các hệ số thích hợp.
 - Biết cách lập phương trình hoá học khi biết các chất tham gia pư và sản phẩm.
 - Rèn luyện kĩ năng lập công thức hoá học và viết ptpư.
II/ Chuẩn bị.
 - Tranh trang 55 sgk.
 - Bảng phụ, phiếu học tập.
III/ Hoạt động dạy và học.
 1. Oån định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi
Trả lời
- Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng? Và làm bài 2 sgk trang 54.
- Làm bt 3 trang 54 sgk. 
- Định luật trang 53 sgk.
- Bài 2: khối lượng của BaCl2 là:
( 23,3 +11,7 ) – 14,2 = 15,8 gam.
- Bài 3: sgk trang 54.
3. Bài mới.
Hoạt động 1: LẬP PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC.
HĐ của GV
HĐ của HS
ND
1. Phương trình hoá học.
- Gọi hs viết phương trình chữ của pư giữa hiđro và oxi.
- Em hãy thay tên các chất bằng công thức hoá học?
- Em cho biết trong pư thì có những gì không bị thay đổi?
- Em nhìn vào phương trình xen số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau pư đã bằng nhau chưa?
- Vậy muốn số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau pư đã bằng nhau thì ta cần làm gì?
- Kết luận.
2. Các bước lập phương trình hoá học.
- Qua phần trên và tự nghiên cứu tt thảo luận câu hỏi sau.
- Lập phương trình hoá học gồm có mấy bước?
- Gọi đại diện nhóm trình bày và nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Thống nhất đưa ra đáp án đúng.
- Lưu ý khi viết phương trình hoá học:
+ Các chất khí luôn ở dạng phân tử .
+ Hệ số viết cao bằng kí hiệu hoá học.
+ Trong công thức có các nhóm nguyên tử (OH); ( SO4)  thì coi cả nhóm như là một đơn vị để cân bằng.
- hiđro + oxi nước
- H2 + O2 H2O
- Khối lượng và số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
- Chưa bằng nhau.
- Điền các hệ số trước công thức hoá học của mỗi chất.
- Nghe yêu cầu của giáo viên.
- Thảo luận nhóm thống nhât ý kiến.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Nghe và ghi vào vở.
1. Phương trình hoá học.
- thay tên các chất bằng công thức hoá học.
- thêm hệ số vào trước công thức hoá học của mỗi chất sao cho tổng số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau pư phải bằng nhau.
2. Các bước lập phương trình hoá học.
- Gồm có 3 bước:
+ B1: viết sơ đồ của pư.
+ B2: cân băng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
+ B3: viết phương trình hoá học.
- Lưu ý: 
 + Các chất khí luôn ở dạng phân tử .
+ Hệ số viết cao bằng kí hiệu hoá học.
+ Trong công thức có các nhóm nguyên tử (OH); ( SO4)  thì coi cả nhóm như là một đơn vị để cân bằng.
Hoạt động 2: VẬN DỤNG.
HĐ của GV
HĐ của HS
ND
Bài 1: Lập phương trình hoá học của pư hoá học sau: 
 Kẽm + axit clohiđric kẽm clorua + hiđro.
Bài2: Cân bằng ptpư sau:
 Cacbon + oxi cacbon oxit.
- tổng kết và đưa ra đáp án đúng.
- Thảo luận nhóm đưa ra cách giải.
- Đại diện nhóm trình bày và nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bài 1: 
 Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
Bài 2: 
 2C + O2 2CO
4. Củng cố.
 - Nhắc lại các bước lập phương trình hoá học.
5. Dặn dò.
 - Làm bài tập 1 phần a, b; 2; 3 ; 4 và bài 7.
 - Đọc phần còn lại của bài.

File đính kèm:

  • dochoa 8 tiet 22 ba cot hay.doc
Giáo án liên quan