Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 43: Lưu huỳnh

I. MUC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết: Cấu tạo tinh thể gồm hai dạng S

- Học sinh hiệu: Ảnh hưởng của nhiệt dộ với cấu tạo phân tử và tính chất vật lý của lưu huỳnh.

và S.

- Một số ứng dụng và phương pháp sản xuất lưu huỳnh.

- Do lưu huỳnh có độ âm điện lớn và có số oxi hoá 0 là trung gian giưa số oxi hoá -2 và +6 nên lưu huỳnh vưa có tính oxi hoá vừa có tính khử.

2. Kỹ năng:

- Viết phương trình hoá học chứng minh tình khử, tính oxi hoá của lưu huỳnh.

- Giải thích được một số hiện tượng vật lý, hoá học liên quan đến lưu huỳnh.

CHUÂN BỊ:

- Giáo viên:

 •Hoá chất: Lưu huỳnh, nhôm, khí oxi.

•Dụng cụ: Ống nghiêm, lọ đựng khí oxi, đén cồn.

• Tranh mô tả cấu trúc tunh thể lưu huỳnh.

• Phiếu học tập: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu tạo phân tử và tính chất vật lý của lưu huỳnh.

 

doc5 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 43: Lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án: HOÁ HOC 10 NÂNG CAO
Ngày 24 tháng 4 năm 2010
Người soạn: Huỳnh Thanh Bình GVHD Đặng Thị Thuân An
BÀI 43: LƯU HUỲNH
I. MUC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Học sinh biết: Cấu tạo tinh thể gồm hai dạng Sa và Sb. 
- Một số ứng dụng và phương pháp sản xuất lưu huỳnh.
- Học sinh hiệu: Ảnh hưởng của nhiệt dộ với cấu tạo phân tử và tính chất vật lý của lưu huỳnh.
- Do lưu huỳnh có độ âm điện lớn và có số oxi hoá 0 là trung gian giưa số oxi hoá -2 và +6 nên lưu huỳnh vưa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
2. Kỹ năng: 
- Viết phương trình hoá học chứng minh tình khử, tính oxi hoá của lưu huỳnh.
- Giải thích được một số hiện tượng vật lý, hoá học liên quan đến lưu huỳnh.
CHUÂN BỊ:
- Giáo viên:
 · Hoá chất: Lưu huỳnh, nhôm, khí oxi.
 · Dụng cụ: Ống nghiêm, lọ đựng khí oxi, đén cồn.
 · Tranh mô tả cấu trúc tunh thể lưu huỳnh.
 · Phiếu học tập: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu tạo phân tử và tính chất vật lý của lưu huỳnh.
Nhiệt độ
Trạng thái
Màu sắc
CTPT
< 1130C
1190C
1870C
4450C
14000C
17000C
HS: Ôn tập kiến thức cấu hình electron, suy luận tính oxi hóa, tính khử.
III. Tiên trình lên lớp:
1. Ôn địng lớp (1 phút).
- Kiểm tra bài cũ: HS1: Cho biết TCHH của H2O2. Viết PTHH.
- HS2: Làm bài tập 5. (SGK trang 166 ) 
- Nhận xét cho điểm: (5 phút).
2. Vào bài: Chúng ta đã tìm hiểu nguyên tố đầu tiên trong nhóm oxi. Hôm nay chúng ta tìm hiểu nguyên tố kế tiếp trong nhóm oxi của bảng hệ thống tuần hoàn đó là nguyên tố lưu huỳnh ( S ). ( 30 s )
3. Nội dung bài giảng: 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOAT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
Hoat động 1: tìm hiểu về tính chất vật lý của lưu huỳnh. (10 phút )
- Lưu huỳnh tồn tại ở hai dang thù hình nào ?
- Cho học sinh trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
- Gọi học sinh trình bày các nội dung trong phiếu học tập.
- Để đơn giản người ta dùng ký hiệu S mà không dùng
công thức phân tử S8 trong các phản ứng.
- Hai dạng thù hình: Lưu huỳnh tà phương Sa và lưu huỳnh đơn tà Sb.
-Học sinh làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
- Học sinh trình bày câu trả lời phiếu học tập.
I. Tính chất vật lý của lưu huỳnh:
- Lưu huỳnh có hai dạng thù hình: Lưu huỳnh ta phương Sa và lưu huỳnh đơn tà Sb..
Chúng khác nhau về tính chất vật lý, nhưng ting chất hoa học gíông nhau.
- Bảng vẽ trang 168 sách giáo khoa.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử và tính chất vật lý của lưu huỳnh:
Nhiệt độ
Trạng thái
Màu sắc
CTPT
< 1130C
Rắn
Vàng
S8, mạch
vòng tinh
thể Sa, Sb.
1190C
Lỏng
Vàng
S8 mạch
Vòng linh động
1870C
Quánh nhớt
Nâu đỏ
Vòng S8
® chuỗi
S8 ® Sn
4450C
Hơi
Da cam
S6; S4
14000C
S2
17000C
S
Để đơn giản người ta dùng ký hiệu S mà không dùng công thức phân tử S8 trong các phản ứng 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất hoá học của lưu huỳnh (15 phút)
- Viết cấu hình e nguyên tửcủa S?
- Xác định số e độc thân ở trạng thái cơ bản và kích thích?
- Với các nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn thì số oxi hoá của S là bao nhiêu?
-S (Z=16):
1s22s22p63s23p4
- Có 2 e độc thân ở trạng thái cơ bản và 4 hoặc 6e độc thân ở trạng thái kích thích.
-Số oxi hoá của lưu huỳnh là –2.
- S (Z=16): 1s22s22p63s23p4. Ở trạng thái cơ bản có 2 e độc thân, ở trạng thái kích thích có
4 hoặc 6 e độc thân.
- Trong các hợp chất với nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn lưu huỳnh có số oxi hoá là –2.
- Trong các hợp chất cộng hoá trị với những
nguyên tố có độ âm điện lớn hơn lưu huỳnh có
số oxi hoá là +4 hoặc +6.
- Với các nguyên tố có độ âm điện lớn hơn?
- Số oxi hoá của S ở dạng đơn chẩt? Dự đoán tính chất hoá học của S?
- Để hiểu rỏ hơn chúng ta sẽ xét các phản ứng minh hoạ
- +4 hoặc +6.
- 0 nên lưu huỳnh vừa có tính
oxi hoá vừa có tính khử.
- Ở trạng thái đơn chất S lưu huỳnh có số oxi
hoá là 0. Là số oxi hoá trung gian của 0 và +6
Nên lưu huỳnh vừa co tinh oxi hoa vừa có tính khử.
Các phản ứng minh hoạ:
1. Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và
hidro:
tạo thành muối sulfua hoặc hidrô sunfua
- Làm thí nghiệm phản ứng giữa Al và S.
- Lên bảng viết PTHH xảy
ra và gọi tên sản phẩm
- Lưu huỳnh có thể phản
ứng với Hg ở điều kiện
thường.
- Viêt PTHH:
- Nên được dùng để khử độc thuỷ ngân
- Xác định vai tr. của S
trong các phản ứng trên?
- Ngoài ra S còn phản ứng được với nhiều phi kim.
- Viêt PTHH khi cho S phản ứng với oxi và flo?
- Học sinh quan sát.
- 2Al + 3S ® Al2S3 (Nhôm sunfua)
- Hg + S ® HgS
- Lưu huỳnh là chất oxi hoá.
- S + O2 ® SO2
- S + F6 ® SF6
Vd: 2Al + 3S ®Al2S3 (Nhôm sunfua)
 H2 + S ®H2S (Hidro sunfua)
Lưu huỳnh tác dụng với thuỷ ngân ở nhiệt độ
thường tạo muối thuỷ ngân (II) sunfua
PTHH: Hg + S® HgS
aDùng để khử độc thuỷ ngân.
KL: Trong các phản ứng trên lưu huỳnh
đóng vai trò là chất oxi hoá.
2. Lưu huỳnh tác dụng với phi kim:
Vd: ( lưu huỳnh đioxit)
S + F6 ®SF6
KL: Trong các phản ứng trên lưu huỳnh
thể hiện tinh khử
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ứng dụng và sản xuất lưu huỳnh (10 phút )
- Cho biết ứng dụng quan
trọng nhất của S?
- Cách khai thác lưu huỳnh
trong l.ng đất dựa vào
phương pháp Frasch.
-Ngoài ra ta c.n có thể thu
hồi lưu huỳnh từ các khí
thải độc hại như SO2, H2S.
- Viết các phương tr.nh hoá
học khi cho SO2 tác dụng
với H2S; H2S với O2.
- Dùng để sản xuất axit
sunfuric.
* 2 H2S + O2 ® 2S + 2H2O
* 2H2S + SO2→ 3S + 2H2O
III. ỨNG DỤNG CỦA LƯU HUỲNH:
Lưu huỳnh là nguyên liệu quan trọng cho
nhiều nghành công nghiệp:
- 90% lưu huỳnh dùng để sản xuất H2SO4.
- 10% lưu huỳnh dùng để lưu hoá cao su, chế
tạo diêm, sản xuất chất tẩy trắng, ...
IV. SẢN XÚẤT LƯU HUỲNH:
1. Khai thác lưu huỳnh:
- Để khai thác lưu huỳnh dạng tự do trong l.ng
đất, người ta dùng hệ thống thiết bị nén nước
siêu nóng vào mỏ lưu huỳnh để đẩy lưu huỳnh
nóng chảy lên mặt đất.
2. Sản xuất lưu huỳnh từ hợp chất:
- Điều chế lưu huỳnh từ các khí thải độc hại
SO2 và H2S
a. Đốt H2S trong điều kiện thiếu không khí:
* 2H2S + O2 ® 2S + 2H2S
b. Dùng H2S khử SO2
* 2H2S + SO2→ 3S + 2H2O
4. Củng cố: (4 phút)
- Bài tập 1, 2 (sgk)
- Câu hỏi trắc nghiệm và tự luận:
Bài 1 Lưu huỳnh tà phương (Sa) và lưu huỳnh đơn tà (Sb) là
 A. hai dạng thù hình của lưu huỳnh.         B. hai đồng vị của lưu huỳnh.
     C. hai đồng phân của lưu huỳnh.              D. hai hợp chất của lưu huỳnh.
Bài 2 (B-07): Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), thoát ra 0,112 lít (đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất đó là
  A. FeCO3.                  B. FeS2.                    C. FeS.                     D. FeO.
Bài 2. Chia 16g hỗn hợp Fe và Kim loại M (hóa trị không đổi) thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1 : Cho vào dd HCl dư thì thu được 4.48l H2 (đktc ) 
Phần 2 : Đem hòa tan hết trong dd H2SO4 đặc nóng dư. Khí SO2 bay ra hấp thụ hết vào trong 200ml dd X chứa Na2SO3 0.8M và NaOH 2M thu được dd có chứa 49.46g muối 
Xác định kim loại M và tính khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A
Bài 3: Ở nhiệt độ thường, công thức phân tử của lưu huỳnh là:
 A. S2.                      B. Sn.                  C. S8.             D. S.
Bài 4: Chỉ từ các chất: Fe, S, dung dịch FeSO4 và dung dịch H2SO4 có thể có bao nhiêu phương pháp điều chế khí H2S bằng 2 phản ứng?
   A. 1.                      B. 2.                     C. 3.                        D. 4.
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,02 mol FeS2 và 0,01 mol FeS rồi cho khí thu được hấp thụ hết vào dung dịch KMnO4 vừa đủ, thu được V lít dung dịch có pH = 2. Giá trị của V là
    A. 2.                          B. 4.                        C. 6.                            D. 8. 
5. Dặn dò: (1 phút)
 - Học bài và làm các bài tập trong sách giáo khoa.
 - Phát phiếu bài tập chưa làm xong ở phần củng cố cho học sinh về nhà làm.
 - Soạn trước bài hidro sunfua.
6.Rút kinh nghiêm:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
7. Ý kiến GVHD: 
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Huỳnh Thanh Bình ĐT: 01676734398
Lớp: Hoá 2B Trường ĐHSP Huế

File đính kèm:

  • docGIAO AN LUU HUYNH LOP 10 NANG CAO.doc
Giáo án liên quan