Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 11: Axit photphoric và muối photphat

I.Mục đích

1. Kiến thức

•Viết được cấu tạo phân tử, xác định số oxi hoá của P trong phân tử axit photphoric

•Nêu được tính chất vật lí và ứng dụng của axit photphoric

•Trình bày được phương pháp điều chế axit photphoric trong phòng thí nghiệm và sản xuất axit photphoric trong công nghiệp

•Nêu được tính chất của muối photphat

•Trình bày được phương pháp nhận biết muối photphat.

•Giải bài tập: xác định muối tạo thành khi cho axit photphoric tác dụng với dd kiềm, tính khối lượng muối; tính nồng độ % của axit axit photphoric.

2. Kỹ năng

•Viết các nấc điện li của axit photphoric

•Viết phương trình phân tử và ion chứng minh tính axit của axit photphoric

•Nhận biết muối photphat

3. Thái độ

Gắn hiểu biết lí thuyết với thực tiễn

II. Chuẩn bị

 1. GV:

 DD axit photphoric, dd AgNO3, dd Na3PO4, dd HNO3

 2. HS: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 2008 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 11: Axit photphoric và muối photphat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11: AXIT PHOTPHORIC VÀ MUỐI PHOTPHAT
I.Mục đích
1. Kiến thức
¨Viết được cấu tạo phân tử, xác định số oxi hoá của P trong phân tử axit photphoric
¨Nêu được tính chất vật lí và ứng dụng của axit photphoric
¨Trình bày được phương pháp điều chế axit photphoric trong phòng thí nghiệm và sản xuất axit photphoric trong công nghiệp
¨Nêu được tính chất của muối photphat 
¨Trình bày được phương pháp nhận biết muối photphat.
¨Giải bài tập: xác định muối tạo thành khi cho axit photphoric tác dụng với dd kiềm, tính khối lượng muối; tính nồng độ % của axit axit photphoric...
2. Kỹ năng
¨Viết các nấc điện li của axit photphoric
¨Viết phương trình phân tử và ion chứng minh tính axit của axit photphoric
¨Nhận biết muối photphat
3. Thái độ
Gắn hiểu biết lí thuyết với thực tiễn
II. Chuẩn bị
	1. GV:
	DD axit photphoric, dd AgNO3, dd Na3PO4, dd HNO3
	2. HS: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới 
Kiến thức liên quan: 
Tính chất chung của 1 axit
III. Tiến trình dạy học 
	1. Ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
Nêu tính chất hoá học của P, viết các phương trình phản ứng minh hoạ
3.Vào bài
a. Dẫn dắt vào bài
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu hợp chất của P có nhiều ứng dụng quan trọng, đó là axit photphoric
	b. Các hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1. 
HS viết CTPT, CTCT của axit photphoric.Xác định số oxi hoá của P
I. Cấu tạo phân tử
CTPT: H3PO4
 H – O 
 H – O – P = O
 H – O 
P có hoá trị V và số oxi hoá +5
HĐ2. HS quan sát bình đựng dd axit photphoric và tham khảo SGK, nêu tính chất vật lí của axit photphoric
II. Tính chất vật lí
SGK
HĐ3. 
HS dựa vào cấu tạo phân tử của axit photphoric, suy luận tính chất hoá học
HS Viết phương trình điện li của axit photphoric, gọi tên các ion. Nhận xét trong dung dịch có mặt những ion và phân tử nào?
GV bổ sung: sự phân li chủ yếu là nấc 1, nấc 2 yếu hơn, nấc 3 rất kém
HS nêu các tính chất của 1 axit, viết phương trình hoá học của H3PO4 với NaOH. Từ đó nhận xét mối quan hệ về tỉ lệ số mol của 2 chất phản ứng với sản phẩm
HS nhận xét
*x < 1: NaH2PO4 và dư axit
*x = 1: NaH2PO4 
*1 < x < 2 : NaH2PO4 và Na2HPO4
*x = 2 : Na2HPO4
*2 < x < 3 : Na2HPO4 và Na3PO4
*x = 3 : Na3PO4 
*x > 3 : Na3PO4 và dư bazơ
HS giải thích vì sao HNO3 có tính oxi hoá mạnh, còn H3PO4 không có tính oxi hóa? 
HS: Do số oxi hoá +5 là số oxi hoá bền của P
III. Tính chất hoá học
1. Tính axit
a. Sự điện li của axit nitric
Axit photphoric là axit 3 nấc, có độ mạnh trung bình
 H3PO4 H+ + H2PO4- (chủ yếu)
 H2PO4- H+ + HPO42- 
 HPO42- H+ + PO43-(rất kém)
NX: Trong dung dịch axit photphoric, có 4 loại ion và các phân tử H3PO4
b. Tác dụng với oxit bazơ, bazơ
H3PO4 + NaOH ® NaH2PO4 + H2O 
H3PO4 + 2NaOH® Na2HPO4 + 2H2O 
H3PO4 + 3NaOH ® Na3PO4 + 3H2O
2. Axit photphoric không có tính oxi hoá 
HĐ4.
HS nêu phương pháp điều chế axit photphoric trong phòng thí nghiệm và sản xuất trong công nghiệp. Viết các phương trình phản ứng
IV. Điều chế
1. Trong PTN
P+5HNO3H3PO4 +5NO2 +H2O
2. Trong công nghiệp
+Từ quặng apatit hoặc photphorit: tác dụng với H2SO4 đặc
Ca3(PO4)2+3H2SO4đ2H3PO4+3CaSO4↓
 (lọc tách ra) 
+Từ P (điều chế H3PO4 tinh khiết hơn và nồng độ cao hơn)
4P + 5O2 2P2O5
P2O5 +3H2O → 2H3PO4
HĐ5.HS nêu các ứng dụng của axit photphoric
V. Ứng dụng
SGK 
HĐ6. 
HS dựa vào sự điện li của axit photphoric, nêu axit photphoric có thể tạo hững loại muối nào, cho ví dụ minh hoạ? 
B. Muối photphat
Là muối của axit photphoric, gồm 3 loại:
+Muốiđihiđrophotphat:NaH2PO4, NH4H2PO4 
+Muối hiđrophotphat: Na2HPO4, CaH2PO4 ...
+Muối photphat trung hoà:Na3PO4, Ca3(PO4)2...
HĐ7.
 HS tham khảo SGK, lập bảng tóm tắt tính tan của muối photphat
I. Tính tan
Muối photphat tan: muối của Na+, K+, NH4+, M(H2PO4)n: tan, còn lại là không tan
HĐ8.GV biễu diễn thí nghiệm: Nhỏ dd AgNO3 vào dd Na3PO4. Sau đó nhỏ vài giọt dd HNO3 loãng
 HS nêu hiện tượng, viết phương trình ion. Kết luận thuốc thử nhận biết ion photphat
II. Nhận biết ion photphat
Thuốc thử nhận biết PO43- là AgNO3
3Ag+ + PO43- " Ag3PO4$ vàng tan trong HNO3loãng
HĐ9. Củng cố
Lớp chia làm 2 nhóm, làm 2 bài tập sau
1.Trình bày cách nhận biết các dd đựng trong các lọ mất nhãn: Na3PO4, NaNO3, NaCl
2.Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng sau (nếu có)
NaOH + (NH4)2HPO4
BaCl2 + NaH2PO4
MgCl2 + Na3PO4
Ca(OH)2 + K2HPO4 
Hướng dẫn
1. 
Na3PO4 dùng AgNO3 
NaNO3 dùng bột Cu, H2SO4loãng
2.
a.OH- + NH4+ ® NH3 + H2O
b.Ba2+ + H2PO4- ® BaH2PO4
c.Mg2+ + PO43- ® Mg3(PO4)2
d.Ca2+ + HPO42- ® CaHPO4
	c. Dặn dò
Làm bài tập SGK
Đọc trước bài mới: Phân bón hoá học, tìm hiểu nội dung
-Các loại phân bón hoá học chủ yếu
-Thành phần hoá học chủ yếu
-Phương pháp điều chế
-Dạng ion hoặc hợp chất mà cây đồng hoá
-Các chú ý khi sử dụng
Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docH3PO4.doc
Giáo án liên quan