Giáo án Hóa học Khối 8 - Tiết 1: Mở đầu môn hóa học

1. Kiến thức:

- Học sinh biết hóa học là môn khoa học nghiên cứu các chất, là sự biến đổi chất và ứng dụng của nó. Hóa học là môn học quan trọng và bổ ích.

- Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống, cần có kiến thức trong cuộc sống để quan sát làm thí nghiệm.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, làm thí nghiệm.

- Rèn phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo.

* Kỹ năng sống: Biết vận dụng kiến thức môn hoá học vào cuộc sống.

3. Thái độ:

- Học sinh có hứng thú, say mê học tập, ham thích đọc sách `

II. CHUẨN BỊ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 3319 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Khối 8 - Tiết 1: Mở đầu môn hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
MÔN : HÓA HỌC LỚP 8
Ngày dạy:.................................
Tiết 1: 
MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC
I. MỤC TÊU BÀI DẠY:
Kiến thức:
- Học sinh biết hóa học là môn khoa học nghiên cứu các chất, là sự biến đổi chất và ứng dụng của nó. Hóa học là môn học quan trọng và bổ ích.
- Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống, cần có kiến thức trong cuộc sống để quan sát làm thí nghiệm.
Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, làm thí nghiệm.
- Rèn phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo.
* Kỹ năng sống: Biết vận dụng kiến thức môn hoá học vào cuộc sống.
Thái độ:
- Học sinh có hứng thú, say mê học tập, ham thích đọc sách	` 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
+ Phương tiện:
Tranh ảnh, tư liệu về vai trò to lớn của hóa học( Các ngành dầu gang thép, xi măng, cao su)
- Dụng cụ: Gía ống nghiệm, 2 ống nghiệm nhỏ.
- Hóa chất: dd NaOH, dd CuSO4, axit HCl, đinh sắt.
+ Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm.
2. Học sinh: 
 Đọc trước nội dung bài.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn dịnh tổ chức (1’):
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Ổn định trật tự
2. Kiểm tra bài cũ: 
Không kiểm tra.
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài học (2’):
 Hóa học là môn học mới năm nay các em mới làm quen.Vậy hóa học là gì? Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?Là học sinh các em cần làm gì để học hóa học tốt hơn. Chúng ta vào nội dung bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
HĐ1:Tìm hiểu hóa học là gì?
GV: Chia lớp thành 4 nhóm: Yêu cầu học sinh kiểm tra hóa chất, dụng cụ
GV Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
HS: Các nhóm làm thí nghiệm.
 Quan sát hiện tượng
? Hãy nêu nhận xét của em về sự biến đổi của các chất trong ống nghiệm ?
- HS các nhóm báo cáo kết quả quan sát được
- GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
- GV: Chuyển ý hóa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi các chất,ứng dụng vậy hóa học có vai trò như thế nào 
TG 
14’
Nội dung
I- Hóa học là gì?
1. Thí nghiệm: SGK
2. Quan sát: 
Thí nghiệm 1: Tạo chất mới không tan trong nước.
Thí nghiệm 2: Tạo chất sủi bọt trong chất lỏng
3. Nhận xét: Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.
HĐ2: Tìm hiểu về vai trò của hóa học trong cuộc sống.
GV: Yêu cầu các nhóm trả lời các câu hỏi trong SGK
GV: Treo tranh ảnh, học sinh nghiên cứu tranh về vai trò to lớn của hóa học.
GV: Đưa thêm thông tin về ứng dụng của hóa học trong sinh hoạt, sản xuất, y học...
? Em hãy nêu vai trò của hóa học trong đời sống?
GV: Chuyển ý: Hóa học có vai trò như vậy, vậy làm thế nào để học tốt môn hóa.
11’
II- Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta?
- Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta.
HĐ3:Tìm hiểu phương pháp học tập môn hóa
- HS đọc SGK
? Quan sát thí nghiệm, các hiện tượng trong cuộc sống, trong thiên nhiên nhằm mục đích gì?
? Sau khi quan sát nắm bắt thông tin cần phải làm gì?
? Vậy phương pháp học tốt môn hóa tốt nhất là gì?
HS trả lời .GV bổ sung cho đầy đủ.
GV: Hệ thống lại nội dung toàn bài 
9’
III- Cần làm gì để học tốt môn hóa?
1. Khi học tập môn hóa học cấc em cần chú ý thực hiện các hoạt động sau:
- Thu thập thông tin
- Xử lý thông tin
- Vận dụng 
- Ghi nhớ
2. Phương pháp học tập môn hóa học như thế nào là tốt?
- Biết làm thí nghiệm, quan sát các hiện tượng, nắm vững kiến thức có khả năng vận dụng kiến thức đã học
4. Luyện tập- vận dụng (8’):
Làm bài tập 1,2 SGK
5. Củng cố- rút kinh nghiệm- hướng dẫn về nhà (1’):
- Giáo viên tổng kết kiến thức trọng tâm của bài.
- Học bài, làm bài tập về nhà.
- Đọc trước bài “chất”
V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docbai mo dau.doc
Giáo án liên quan