Giáo án Hóa học 9 - Tiết 50, Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên

 1.Kiến thức: HS biết được:

-Khái niệm thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và phương pháp khai thác chúng; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.

-Ứng dụng: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quí trong công nghiệp.

 2. Kĩ năng:

 -Đọc trả lời câu hỏi, tóm tắt được thông tin về dầu mỏ và khí thiên nhiên và ứng dụng của chúng.

 -Sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên.

 3. Thái độ: Yêu khoa học, có lòng yêu thích môn học.

 

docx6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 9341 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 50, Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	Ngày soạn: 26-10-2014
Tiết: 50	Ngày dạy: 02-11-2014
Bài 40 DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN
Mục tiêu:
 1.Kiến thức: HS biết được:
-Khái niệm thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và phương pháp khai thác chúng; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
-Ứng dụng: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quí trong công nghiệp.
 2. Kĩ năng:
 -Đọc trả lời câu hỏi, tóm tắt được thông tin về dầu mỏ và khí thiên nhiên và ứng dụng của chúng.
 -Sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên.
 3. Thái độ: Yêu khoa học, có lòng yêu thích môn học.
Chuẩn bị:
 1.Giáo viên:Máy chiếu, phấn, bảng, phiếu học tập.
 2.Học sinh:Tìm hiểu trước các tài liệu về dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam.
Phương pháp:
Vấn đáp + đàm thoại.
Đặt và giải quyết vấn đề.
Hợp tác nhóm nhỏ.
Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Ổn định lớp: 
Cho HS báo cáo sỉ số
Kiểm tra bài cũ:
GV đặt câu hỏi và gọi 1 HS lên trả bài:
Hãy viết CTCT, nêu đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học của Benzen?
Vào bài:
Dấu mỏ và khí thiên nhiên là những tài nguyên quí giá của VN.Vậy từ dầu mỏ và khí thiên nhiên người ta tách ra được những sản phẩm gì và chúng có ứng dụng gì chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài hôm nay.
Bài 40:
DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN
I.Dầu mỏ:
1.Tính chất vật lý:
Yêu cầu HS quan sát mẫu dầu mỏ kết hợp với kiến thức thực tế cho biết: trạng thái màu sắc và tính tan của dầu mỏ.
2.Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ:
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức hằng ngày kết hợp SGK trả lời các câu hỏi:
1.Trong tự nhiên, dầu mỏ tập trung ở sâu..
trong lòng đất.
dưới đáy biển.
trong khí quyển.
trong không khí.
2.Quan sát hình và cho biết tên của lớp ở hai hình sau, và nêu thành phần chính của lớp đó?
Hình 1
Hình 2
3.Quan sát hình sau và cho biết tên của lớp này?
3.Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ:
GV: Vậy dầu mỏ được khai thác như thế nào? Mời các em xem mô tả.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, quan sát sơ đồ chưng cất dầu mỏ và ứng dụng của các sản phẩm sau đó điền vào phiếu học tập sau:
-Muốn khai thác dầu người ta sẽnhững..xuống Đầu tiên dầu sẽ.sau đó người ta vào để đẩy dầu lên.
-Các sản phẩm tạo ra từ quá trình chưng cất dầu mỏ là gì? Cho biết ứng dụng của chúng?
GV giới thiệu phương pháp crăkinh.
II.Khí thiên nhiên:
Yêu cầu HS quan sát hình 4.18 SGK kết hợp nội dung SGK và trả lời các câu hỏi sau:
1.Khí thiên nhiên có ở đâu? Thành phần chính của khí thiên nhiên là gì?
2.Cách khai thác khí thiên nhiên có gì giống với cách khai thác dầu mỏ?
GV khẳng định vai trò của khí thiên nhiên trong đời sống và sản xuất. Lưu ý khi sử dụng khí này vì thành phần chính là metan.
III.Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam:
GV giới thiệu lịch sử khai thác dầu mỏ và khí thiên nhiên, trữ lượng khai thác được, các mỏ dầu khí ở Việt Nam.
GV lưu ý HS về vấn đề khai thác vận chuyển và chế biến dầu mỏ gây ô nhiễm môi trường. Đưa ra ví dụ cụ thể và cách khắc phục.
IV.Bài tập:
1.Yêu cầu 1 HS đọc và làm bài tập trắc nghiệm sau:
ÔÛ noâng thoân coù theå duøng phaân gia suùc, gia caàm, raùc thaûi höõu cô ñeå uû trong caùc haàm Bio-gas. Döôùi aûnh höôûng cuûa caùc vi sinh vaät yeám khí, chaát höõu cô seõ phaân huûy taïo ra moät loaïi phaân boùn chaát löôïng cao, Bio-gas duøng ñeå ñun naáu trong gia ñình. Nhöõng lí do naøo ñeå phaùt trieån caùc haàm Bio-gas:
a)Vốn đầu tư không lớn.
b)Đảm bảo vệ sinh môi trường và các mầm bệnh bị tiêu diệt.
c)Có nguồn năng lượng sạch và thuận tiện.
d)Tất cả các lí do trên.
2.Chọn những câu trả lời mà em cho là đúng:
Sự cố tràn dầu do chìm tàu chở dầu là thảm họa môi trường vì:
a)Do dầu không tan trong nước.
b) Do dầu sôi ở những nhiệt độ khác nhau.
c)Dầu nhẹ hơn nước, nổi tren mặt nước cản sự hòa tan của oxi làm các sinh vật dưới nước bị chết.
d) Do dầu là một hợp chất phức tạp.
e)Dầu lan rộng trên mặt nước bị sóng, gió cuốn đi xa rất khó xử lí.
3.Chọn những cách làm đúng và giải thích:
Để dập tắt xăng dầu cháy người ta sẽ:
a)Phun nước vào ngọn lửa.
b)Dùng chăn ướt trùm lên ngọn lửa.
c)Phủ cát lên ngọn lửa.
V.Hướng dẫn về nhà:
-Học bài và làm bài tập 1,2,4 SGK trang 129
-Xem trước bài nhiên liệu.
+Nhiên liệu là gì? Phân loại.
+Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả?
Lớp trưởng báo cáo sỉ số.
1HS lên trả bài, 1 HS khác nhận xét.
HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới.
HS quan sát hình và trả lời câu hỏi GV đưa ra: Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
HS quan sát và trả lời các câu hỏi.
1.Chọn câu a.
2.-Hình 1 là lớp khí ở trên hay còn gọi là khí mỏ dầu hoặc khí đồng hành, lớp này có thành phần chính là khí metan.
-Hình 2: là lớp dầu lỏng có hòa tan khí ở giữa, đây là hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hiđrocacbon và những lượng nhỏ các hợp chất khác.
3.Đó là lớp nước mặn.
.
HS chú ý quan sát
HS thảo luận nhóm nhỏ điền vào phiếu học tập.
-Muốn khai thác dầu người ta sẽ khoan những lỗ khoan xuống giếng dầu. Đầu
tiên dầu sẽ tự phun lên, sau đó người ta bơm nước vào để đẩy dầu lên.
-Các sản phẩm tạo ra từ quá trình chưng cất dầu mỏ là:
+Khí đốt để đốt nhiên liệu.
+Xăng, dầu điezen, dầu mazut để chạy các động cơ xe máy, ôtô, tàu thủy.
+Dầu thắp để thắp sáng
+Nhựa đường.
HS chú ý lắng nghe và ghi chép.
Hs lắng nghe và trả lời câu hỏi:
1.Khí thiên nhiên có ở trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất, khí thiên nhiên có thành phần chính là khí metan.
2.Cả hai cách đều dung khoan để khoan xuống các mỏ khi đó khí (dầu) sẽ tự phun lên.
HS lắng nghe GV.
HS lắng nghe GV
HS đọc và trả lời.
Chọn câu d Tất cả đều đúng.
HS đọc và trả lời:
Chọn câu a,c,và e.
HS đọc và trả lời câu hỏi:
Chọn câu b và c. Vì:
a)Khong chọn do dầu sẽ loang lên trên và cháy mãnh liệt hơn.
b) và c) Chọn. Do không cho dầu tiếp xúc với không khí.
Bài 40:
DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN
I.Dầu mỏ:
1.Tính chất vật lý:
Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
2.Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ:
-Trong tự nhiên, dầu mỏ tập trung thành những vùng lớn ở sâu trong long đất, tạo thành các mỏ dầu, mỏ dầu thường có 3 lớp:
+ Lớp khí ở trên hay còn gọi là khí mỏ dầu hoặc khí đồng hành, lớp này có thành phần chính là khí metan.
+ Lớp dầu lỏng có hòa tan khí ở giữa, đây là hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hiđrocacbon và những lượng nhỏ các hợp chất khác.
+Dưới đáy mỏ dầu là lớp nước mặn.
3.Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ:
Muốn khai thác dầu người ta sẽ khoan những lỗ khoan xuống giếng dầu. Đầu
tiên dầu sẽ tự phun lên, sau đó người ta bơm nước vào để đẩy dầu lên.
-Các sản phẩm tạo ra từ quá trình chưng cất dầu mỏ là:
+Khí đốt để đốt nhiên liệu.
+Xăng, Dầu điezen, dầu mazut để chạy các động cơ xa máy, ôtô, tàu thủy.
+Dầu thấp để thắp sáng
+Nhựa đường.
Crăkinh
Crăkinh (bẽ gãy phân tử) để chế biến dầu nặng thành xăng và các sản phẩm khí có giá trị trong CN như metan etilen
Dầu nặng
Dầu thô +hỗn hợp khí
II.Khí thiên nhiên:
Khí thiên nhiên có ở trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất, khí thiên nhiên có thành phần chính là khí metan(95%).
Khi khai thác người ta sẽ khoan xuống mò khí, khí sẽ tự phun lên do áp suất ở mỏ khí lớn hơn áp suất khí quyển.
Khí thiên nhiên là nguyên liệu,nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
III. Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam:
Xem SGK 

File đính kèm:

  • docxBai 40 DAU MO VA KHI THIEN NHIEN.docx