Giáo án Hóa học 9 - Tiết 47: Etilen

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học của etilen.

- Hiểu được khái niệm liên kết đôi và đặc điểm của nó.

- Hiểu được phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp là các phản ứng đặc trưng của etilen và các hiđrocacbon có liên kết đôi.

- Biết được một số ứng dụng quan trọng của etilen.

- Thấy được sự khác nhau cơ bản của metan và etilen.

2. Kỹ năng:

- Viết được phương trình phản ứng cháy và phản ứng trùng hợp.

- Vận dụng kỹ năng tính toán theo phương trình hoá học và thành phần hỗn hợp.

3. Thái độ:

- Giúp học sinh yêu thích môn học.

 

doc7 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 47: Etilen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/03/2010
Ngày dạy : 12/03/2010
 Tiết 47
Etilen
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học của etilen.
- Hiểu được khái niệm liên kết đôi và đặc điểm của nó.
- Hiểu được phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp là các phản ứng đặc trưng của etilen và các hiđrocacbon có liên kết đôi.
- Biết được một số ứng dụng quan trọng của etilen.
- Thấy được sự khác nhau cơ bản của metan và etilen.
2. Kỹ năng:
- Viết được phương trình phản ứng cháy và phản ứng trùng hợp.
- Vận dụng kỹ năng tính toán theo phương trình hoá học và thành phần hỗn hợp.
3. Thái độ:
- Giúp học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Mô hình phân tử etilen.
- Hoá chất: axit sunfuric đặc, rượu etylic, dung dịch brom.
- Dụng cụ: ống nghiệm, ống dẫn khí, đèn cồn, giá đỡ.
2. Học sinh: học bài cũ, xem trước bài mới.
III. Phương pháp: Hoạt động nhóm, hoạt động các nhân, quan sát, thực hành, phương pháp nêu vấn đề, vấn đáp gợi mở.
IV. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp (1phút)
- Giới thiệu các đại biểu dự giờ.
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (7phút)
- Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo của metan? Nêu đặc điểm cấu tạo? Trình bày tính chất hoá học và viết phương trình phản ứng đặc trưng của metan?
Đặt vấn đề: ở bài trước, chúng ta đã được học về một loại hiđrocacbon, đó là metan. Hôm nay chúng ta sẽ học thêm một loại hiđrocacbon nữa có tên la etilen. Hai loại hiđrocacbon này giống và khác nhau ở điểm nào? Chúng ta sẽ vào bài học ngày hôm nay.
3. Vào bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 (5phút)
GV: Giới thiệu công thức phân tử và phân tử khối của etilen. 
GV: Cho học sinh quan sát lọ đựng khí etilen. Kết hợp với SGK nhận xét về trạng thái, màu sắc, mùi của etilen.
HS: Etilen là chất khí, không màu, không mùi.
GV: Dựa vào phân tử khối của etilen hãy cho biết etilen nặng hay nhẹ không khí?
HS: Etilen nhẹ hơn không khí.
GV: Yêu cầu giải thích.
HS: Ta có phân tử khối của không khí là 29, phân tử khối của etilen là 28 nên: 
GV: Bổ sung và tóm lại tính chất vật lí của etilen.
GV: Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm.
Tính chất vật lí giống nhau của metan và etilen là:
A. Tan trong nước.
B. Đều nặng hơn không khí.
C. Là chất khí, không màu, không mùi và nhẹ hơn không khí.
D. Chúng không giống nhau.
GV:Metan và etilen có chung tính chất vật lí: là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí. Vậy cấu tạo phân tử của chúng có giống nhau không?
I. Tính chất vật lí:
 SGK/117
Hoạt động 2 (6phút)
GV: Cho học sinh xem mô hình phân tử etilen dạng rỗng.
HS: Quan sát mô hình và viết công thức cấu tạo của etielen.
GV: Yêu cầu học sinh viết công thức thu gọn.
GV: Dựa vào công thức cấu tạo hãy nêu đặc điểm cấu tạo của etilen?
HS: Etilen có 4 liên kết đơn C- H, 1 liên kết đôi C = C.
GV: Nêu đặc điểm từng loại liên kết?
HS: Liên kết đơn là liên kết bền. Liên kết đôi là liên kết kém bền.
GV: Tóm lại kiến thức.
GV: Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hoá học. Từ thành phần phân tử và tính chất hoá học đã nêu ở trên, tính chất hoá học của etilen được thể hiện như thế nào?
II. Cấu tạo phân tử:
- Công thức cấu tạo:
 Công thức thu gọn:
CH2= CH2
- Đặc điểm cấu tạo:
. 1 liên kết đôi C = C ( liên kết kém bền)
. 4 liên kết đơn C – H ( liên kết bền)
Hoạt động 3 (15phút)
GV: Bài trước ta đã học về các tính chất hoá học của metan. Vậy etilen có tính chất hoá học nào giống metan không? ( Gợi ý: metan và etilen đều là hiđrocacbon).
HS: Etilen cháy trong oxi.
GV: Etilen cháy trong oxi tạo ra sản phẩm gì?
HS: Sản phẩm gồm khí cacbonic CO2 và hơi nước. Học sinh lên bảng viết phương trình phản ứng.
GV: Trong thực tế, để nhận biết trong sản phẩm của phản ứng đốt cháy etilen có khí CO2 ta phải làm như thế nào?
HS: Cho sản phẩm cháy đi qua nước vôi trong Ca(OH)2. Nếu nước vôi trong vẩn đục thì trong sản phẩm có chứa CO2.
GV: Trong thành phần phân tử của etilen có chứa hai nguyên tố là C và H nên khi cháy tạo ra khí CO2 và hơi nước. Còn trong cấu tạo phân tử của etilen có chứa 1 liên kết đôi - đây là liên kết kém bền. Vậy etilen có phản ứng đặc trưng nào?
GV: Tiến hành làm thí nghiệm: Cho khí etilen đi qua nước brom.
GV: Miêu tả thí nghiệm: Cho rượu etilyc vào 1/4 ống nghiệm, cho tiếp 1ml dung dịch axit sunfuric đặc dùng đề điều chế khí etilen. Đậy ống nghiệm bằng ống dẫn khí. Đầu còn lại của ống dẫn khí cho vào ống nghiệm chứa dung dịch brom màu vàng da cam. Đun nóng ống nghiệm dùng để điều chế khí etilen. Yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm và nêu hiện tượng.
HS: Dung dịch brom bị mất màu.
GV: Dung dịch brom có màu vàng da cam, sau khi cho khí etilen đi qua dung dịch brom đã bị mất màu.
GV: Tại sao dung dịch brom lại bị mất màu? Ta có thể giải thích hiện tượng này như sau: Do trong cấu tạo của etilen có chứa liên kết đôi, đây là liên kết không bền, dễ bị đứt trong quá trình tham gia phản ứng. Cụ thể, trong phản ứng với dung dịch brom, liên kết đôi đã bị đứt ra và một phân tử etilen đã liên kết với một phân tử brom. Phản ứng trên được gọi là phản ứng cộng.
GV: Phản ứng cộng là phản ứng đặc trưng cho liên kết gì?
HS: Liên kết đôi.
GV: Ngoài brom, ở những điều kiện thích hợp, etilen còn có phản ứng với một số chất khác như: H2, Cl2
CH2 = CH2 + H2 CH3 – CH3
 (etan)
GV: Cho học sinh làm bài tập sau:(Hoạt động nhóm)
Công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ như sau:
a) CH3- CH3 b) CH2= CH- CH3
c) CH3- CH2- Cl d) CH3- C = CH2
 │
 CH3
Trong các chất trên, chất nào làm mất màu dung dịch brom? Hãy viết phương trình phản ứng.
HS: - Chất làm mất màu dung dịch brom: b), d)
 - Phương trình phản ứng:
CH2=CH – CH3 + Br – Br → 
 CH2Br – CH2Br
CH3- C = CH2 + Br – Br → 
 │
 CH3 
 CH3- CBr – CH2Br
 │
 CH3
GV: Cho học sinh quan sát túi nilon.
GV: Dạo gần đây, ta vẫn thường nghe trên các phương tiện thông tin đại chúng khuyên người dân nên hạn chế sử dụng túi nilon. Vì túi nilon tuy mỏng nhưng rất dai và rất khó phân huỷ. Để giải thích vấn đề này chúng ta tìm hiểu tính chất hoá học thứ ba của etilen.
GV: ở điều kiện thích hợp (nhiệt độ, áp suất, xúc tác), liên kết kém bền trong phân tử etieln bị đứt ra. Khi đó, các phân tử etieln kết hợp lại với nhau tạo thành phân tử có kích thước và khối lượng rất lớn, gọi là Polietilen(PE).
GV: Viết phương trình hoá học thể hiện phản ứng trùng hợp của etilen.
GV: Đến đây, chúng ta đã giải thích được tại sao túi nilon tuy mỏng nhưng dai và khó phân huỷ? Vì túi nilon được làm từ polietilen, trong phân tử chỉ có các liên kết đơn bền vững. Vì vậy, chúng ta nên hạn chế sử dụng túi nilon và tránh vứt bừa bãi, cần thu gom để tái chế.
III. Tính chất hoá học:
 1) Etilen có cháy không?
C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O
 2) Etilen có làm mất màu dung dịch brom không?
- Phương trình phản ứng:
 H H
 │ │ 
H – C = C – H + Br – Br → 
 H H 
 │ │
 H – C = C – H
 │ │
 Br Br
→ Công thức thu gọn:
CH2 = CH2 + Br – Br → CH2Br – CH2Br
 (Đibrom etan)
- Phản ứng trên được gọi là phản ứng cộng. Đây là phản ứng đặc trưng, dùng để nhận biết etilen.
 3) Các phân tử etilen có kết hợp được với nhau không?
 Polietilen(PE)
→ Phản ứng trên gọi là phản ứng trùng hợp.
Hoạt động 4 (3phút)
GV: Hãy quan sát sơ đồ và cho biết etilen có những ứng dụng gì?
GV: Hãy đọc mục Em có biết? trong SGK để hiểu thêm về một trong những ứng dụng của etilen là kích thích quả mau chín.
IV. ứng dụng:
 SGK
Hoạt động 5 (8phút): Củng cố.
Bài 1: Hãy cho biết số liên kết đơn, liên kết đôi giữa những nguyên tử cacbon trong phân tử các chất sau:
Số liên kết đơn
Số liên kết đôi
CH3 – CH3
CH2 = CH2
CH2 = CH – CH = CH2
Bài 2 (Phiếu học tập): Hãy chọn đáp án đúng:
 1) Phản ứng đặc trưng của liên kết đôi là:
A. Phản ứng thế C. Phản ứng cháy
B. Phản ứng cộng * D. Phản ứng phân huỷ
 2) Etilen tham gia phản ứng cộng do:
A. Có hai nguyên tử cacbon.
B. Là một chất khí.
C. Trong phân tử etilen có một liên kết đôi. *
D. Etilen có phân tử khối là 28ĐVC.
 3) Khí metan có lẫn tạp chất etilen, chất nào sau đây có thể dùng tinh chế metan?
A. Nước vôi trong. C. Dung dịch NaCl 
B. Dung dịch NaOH D. Dung dịch brom *
 4) Metan và etilen giống nhau:
A. Đều là chất khí, không màu, không mùi. Cháy trong oxi tạo ra khí CO2 và hơi nước. *
B. Đều là chất khí, không màu, không mùi. Có chung công thức cấu tạo.
C. Đều làm mất màu dung dịch brom.
D. Đều là chất khí, không màu, không mùi. Trong cấu tạo phân tử có liên kết kém bền. 
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc và nắm vững kiến thức về etilen.
- Làm trong SGK và SBT.
- Xem trước bài mới.
Giáo viên hướng dẫn phê duyệt: 

File đính kèm:

  • docEtilen(1).doc