Giáo án Hóa học 9 - Thúc Đào - Tiết 35: Cac Bon

A> MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức : Học sinh biết được

-Đơn chất cacbon có ba dạng thù hình chính, dạng hoạt động hoá học nhất là

 cacbon vô định hình.

-Sơ lược tính chất vật lý của ba dạng thù hình.

-Tính chất hoá học của cacbon : cacbon có một số tính chất của phi kim, tính chất đặc biệt của cacbon là tính khử ở nhiệt độ cao.

-Một số ứng dụng tương ứng với tính chất vật lý và tính chất hoá học của cacbon.

2/Kỹ năng :

-Biết suy luận từ tính chất của phi kim nói chung, dự đoán tính chất hoá học của cacbon.

-Biết nghiên cứu thí nghiệm để rút ra tính hấp phụ của than gỗ.

-Biết nghiên cứu thí nghiệm để rút ra tính chất đặc biệt của cacbon là tính khử.

B>CHUẨN BỊ :

 1/Thí nghiệm tính chất hấp phụ của than gỗ :

-Ong hình trụ, nút có ống vuôt, giá sắt ,kẹp sắt, cốc thuỷ tinh (như hình 3/82sgk)

-Nước có màu (mực xanh) ,than gỗ tán nhỏ, bông thấm nước.

 2/Thí nghiệm cacbon khử đồng (II) oxit:

-Dụng cụ: Ống nghiệm, nút có ống dẫn thuỷ tinh xuyên qua, 1cốc hoặc ống nghiệm, đèn cồn ,diêm .

C>LÊN LỚP :

 1/On định :

 2/ Kiểm tra bài cũ : Câu 7,8 trang 81 sgk

 3/ Bài mới : Vào bài : Ở bài trước chúng ta đã nghiên cứu tính chất của phi kim cụ

 thế có nhiều ứng dụng là clo. Trong bài này tiếp tục nghiên cứu xem

 cacbon có tính chất gì đặc biệt, có ứng dụng gì trong đời sống và sản

 xuất .

 

doc2 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Thúc Đào - Tiết 35: Cac Bon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29/12/08 TUẦN 18
 Tiết 35 : CAC BON
MỤC TIÊU : 
1/ Kiến thức : Học sinh biết được
-Đơn chất cacbon có ba dạng thù hình chính, dạng hoạt động hoá học nhất là 
 cacbon vô định hình.
-Sơ lược tính chất vật lý của ba dạng thù hình.
-Tính chất hoá học của cacbon : cacbon có một số tính chất của phi kim, tính chất đặc biệt của cacbon là tính khử ở nhiệt độ cao.
-Một số ứng dụng tương ứng với tính chất vật lý và tính chất hoá học của cacbon.
2/Kỹ năng :
-Biết suy luận từ tính chất của phi kim nói chung, dự đoán tính chất hoá học của cacbon.
-Biết nghiên cứu thí nghiệm để rút ra tính hấp phụ của than gỗ.
-Biết nghiên cứu thí nghiệm để rút ra tính chất đặc biệt của cacbon là tính khử.
B>CHUẨN BỊ :
 1/Thí nghiệm tính chất hấp phụ của than gỗ :
-Oáng hình trụ, nút có ống vuôùt, giá sắt ,kẹp sắt, cốc thuỷ tinh (như hình 3/82sgk)
-Nước có màu (mực xanh) ,than gỗ tán nhỏ, bông thấm nước.
 2/Thí nghiệm cacbon khử đồng (II) oxit:
-Dụng cụ: Ống nghiệm, nút có ống dẫn thuỷ tinh xuyên qua, 1cốc hoặc ống nghiệm, đèn cồn ,diêm .
C>LÊN LỚP :
 1/Oån định :
 2/ Kiểm tra bài cũ : Câu 7,8 trang 81 sgk
 3/ Bài mới : Vào bài : Ở bài trước chúng ta đã nghiên cứu tính chất của phi kim cụ
 thế có nhiều ứng dụng là clo. Trong bài này tiếp tục nghiên cứu xem
 cacbon có tính chất gì đặc biệt, có ứng dụng gì trong đời sống và sản 
 xuất .
Bài ghi
Giáo viên
Học sinh
I / Các dạng thù hình của cacbon:
1.Dạng thù hình là gì?
Các dạng thù hình của một nguyên tố hoá học là những đơn chát khác nhau do nguyên tố đó tạo nên.
Ví dụ : Nguyên tố oxi có hai dạng thù hình là O2, O3
2.Cacbon có những dạng 
thù hình nào?
@Kim cương : cứng trong suốt không dẫn điện.
@Than chì : mềm dẫn điện
@Cacbon vô định hình :
Xốp ,không dẫn điện (hoạt
động mạnh nhất).
II/Tính chất của cacbon (vô định hình)
1Tính chất hấp phụ:
Là khả năng giữ trên bề mặt của nó các chất khí , chất hơi, chất tan trong dung dịch .Than gỗ ,than xương mới điều chế có tính hấp phụ cao (than hoạt tính).
2.Tính chất hoá học
Cacbon là phi kim yếu phản ứng được với KL và H2 rất khó khăn.
a.Tác dụng với O2 : toả nhiều nhiệt 
C (r) + O2 (k)à CO2 (k) +Q
b.Tác dụng với oxit kim loại (ở to cao)à KL + CO2 (hoặc CO)
2CuO(r)+C(r)à 2Cu (r) + 
 CO2 (k)
-Khử được : PbO,ZnO..
III/Ứng dụng của cacbon:
 (sgk)
HOẠT ĐỘNG 1:
-GV nêu ví dụ từ Oxi và Ozôn cho HS phát hiện khái niệm dạng thù hình.
-GV cho HS ghi bài .
-GV yêu cầu HS nêu các dạng thù hình của cacbon và tính chất vật lý của nó.
-GV giới thiệu cacbon vô định hình hoạt động mạnh nhất à tìm hiểu tính chất của nó.
HOẠT ĐỘNG 2:
-Đặt vấn đề :Ngoài tính chất vật lý nêu trên cacbon còn có tính chất vật lý nào đặc biệt ?--> nghiên cứu thí nghiệm
-GV:thực hiện TN biểu diễn : lắp dụng cụ như hình vẽ 3.7/82.Đổ mực xanhvà yêu cầu HS quan sát hiện tượng ,giải thích ,rút ra nhận xét.
-GV cho HS nêu vài ví dụ chứng tỏ tính hấp phụ màu mùi của than gỗ à Tính hấp phụ là gì?
-GV đặt vấn đề :liệu cacbon có tính chất hoá học của phi kim nói chung không?
-GV thông báo Cacbon tác dụng được với một số kim loại và H2 
rất khó khănà C là phi kim yếu
-GV yêu cầu HS mô tả C tác dụng với O2 ,viết PTHH
-GV biểu diễn TN: CuO + C yêu cầu HS quan sát nêu hiện tượng, giải thích viết PTHH
-GV tổ chức cho HS trình bày ,
nhận xét à kết luận 
HOẠT ĐỘNG 3:
-GV hỏi hãy nêu tính chất của cacbon và một số ứng dụng tương ứng mà em biết?
-Sau khi HS trả lời bổ sung hoàn chỉnh 
GV cho HS đọc sgk phần ứng dụng
- HS suy nghỉ trả lời
-HS trình bày theo sách giáo khoa.
-HS quan sát màu của dung dịch mực trên lớp than và màu của dd thu được ở cốc phía dưới, nêu hiện tượng, giải thích (HĐ nhóm)
-HS nhóm thảo luận cho ví dụ tương tự.
-HS nêu khái niệm tính hấp phụ.
-HS nhớ lại trình bày tính chất C + O2
viết PTHH
-HS quan sát TN nêu hiện tượng ,giải thích ,viết PT
-HS kết luận
-HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi, đại diện nhóm trình bày.
 4/ Củng cố : câu 1,2 trang 84 sgk
 5/ Kiểm tra đánh giá : Sử dụng than để đun nấu ,nung gạch ngói, nung vôi
 gây ô nhiễm môi trường vì :
 a/ Lượng ôxi giảm đi khi bị đốt cháy.
 b/ Sản phẩm phụ là khí CO2, CO, SO2 gây độc cho con người .
 c/ Lượng nhiệt toả ra từ các lò này lớn.
 d/ a,b,c đều đúng .
 6/ Về nhà : Học thuộc bài ,làm bài tập 2,3,4,5/84 vào vở bài tập
 Chuẩn bị bài các ôxit của cacbon :
 + Tính chất vật lý ,hoá học ,ứng dụng của CO ( tổ 1,2)
 + Tính chất vật lý ,hoá học, ứng dụng của CO2 ( tổ 3,4)
 Thúc Đào

File đính kèm:

  • doc35.doc