Giáo án Hóa học 9 - Lê Thị Vân Thủy

A.Mục tiêu:

1) Kiến thức:

- Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản đã học ở chương trình lớp 8: Nguyên tử, nguyên tố hoá học, công thức hoá học, đơn chất và hợp chất, hoá trị, phương trình hoá học, mol, tỉ khối của chất khí, axit, bazơ, muối, dung dịch,

- Học sinh nhớ được tính chất hoá học cơ bản của một số chất đã học: Oxi, oxit, hiđro ; Nắm được các loại phản ứng hoá học

- Nắm các khái niệm về nồng độ dung dịch, cách tính nồng độ dung dịch

2) Kĩ năng:

- Viết đúng kí hiệu hoá học, công thức hoá học, phương trình hoá học

- Rèn luyện kĩ năng tính toán hoá học

3) Giáo dục: Có thái độ tích cực tự ôn tập kiến thức

B.Phương pháp:

- Đàm thoại

- Hoạt động nhóm

C.Chuẩn bị:

- Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, bài tập

- Học sinh: Ôn bài cũ

D.Tiến trình lên lớp:

I.Ổn định lớp: (1’)

II.Kiểm tra bài cũ: Không

III.Bài mới:

1.Đặt vấn đề: (1’) Sơ lược về chương trình hoá học lớp 8

2.Triển khai bài:

 

doc99 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Lê Thị Vân Thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữa các loại hợp chất vô cơ với nhau, viết được phương trình hoá học biểu diễn cho sự chuyển đổi hoá học 
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng những hiểu biết về mối quan hệ này để giải thích những hiện tượng tự nhiên, áp dụng trong sản xuất và đời sống
- Vận dụng mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ để làm bài tập hoá học, thực hiện những thí nghiệm hoá học biến đổi giữa các hợp chất
- Rèn luyện kĩ năng tư duy logic
B. Phương pháp:
- Đàm thoại
- Hoạt động nhóm
C. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sơ đồ mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ
- Học sinh: Học bài cũ, xem bài mới
D.Tiến trình lên lớp: 
I. Ổn định lớp: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (10’)
Cho biết vai trò của các nguyên tố hoá học đối với thực vật?
Những loại phân bón hoá học thường dùng?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (1’) Chúng ta đã học về tính chất hoá học của các hợp chất oxit, axit, bazơ, muối. Bây giờ chúng ta xem giữa chúng có mối quan hệ như thế nào và điều kiện để có mối quan hệ đó
2. Triển khai bài: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
a. Hoạt động 1(5’)
- Giáo viên treo sơ đồ lên bảng(không có mũi tên)
- Phát vấn về tính chất hoá học của các hợp chất
b. Hoạt động 2(21’)
- Giữa oxit bazơ và muối có mối quan hệ gì?
- Học sinh trả lời
- Có mối quan hệ ngược lại không?
- Học sinh trả lời, viết phương trình
- Các mối quan hệ khác thực hiện tương tự như trên
- Giáo viên vẽ mũi tên vào sơ đồ
c. Hoạt động 3(5’)
- Để nhận biết nhóm SO4 thì dùng dung dịch gì?
- Học sinh trả lời
- Tuy nhiên ở đây nếu dùng dung dịch BaCl2 sẽ có kết tủa với cả 2 dung dịch 
→ Phải dùng dung dịch khác
- Học sinh làm bài, trả lời
- Giáo viên nhận xét, giảng giải
I. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ:
Oxit axit
Oxit bazơ
Muối
Bazơ
Axit
(1)
(2)
(3) 
(4)
(5)
(7)
(6)
(8)
(9)
II. Những phản ứng hoá học minh hoạ:
1) CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
2) SO2 + 2NaOH →Na2SO3 + H2O
Hoặc: CO2 + CaO → CaCO3
3) CaO + H2O → Ca(OH)2
4) Cu(OH)2 CuO + H2O
5) SO3 + H2O → H2SO3
6) 2NaOH+CuSO4→Cu(OH)2+Na2SO4
7) FeCl3 + 3NaOH →Fe(OH)3+3NaCl
8) BaCl2+H2SO4 → BaSO4 +2HCl
9) NaOH +HCl → NaCl + H2O
III. Bài tập:
Bt1/41:
B. Dung dịch HCl vì tạo khí thoát ra khi cho tác dụng với Na2CO3, còn với Na2SO4 thì không có hiện tượng gì
2HCl + Na2CO3→2NaCl+CO2+H2O
IV. Củng cố: (2’)
- Các mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ
V. Dặn dò: (5’)
- Nắm vững các mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ
- Làm bài tập 2,3,4/41
- Hướng dẫn bài tập 3
- Xem lại các bài để ôn tập
Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 29.10.2008
Ngày giảng: 30.11.2008 
Tiết 18: LUYỆN TẬP CHƯƠNG I- CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết sự phân loại các hợp chất vô cơ
- Học sinh nhớ lại và hệ thống hoá những tính chất hoá học của mỗi loại hợp chất, viết được phương trình hoá học biểu diễn cho mỗi tính chất 
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải các bài tập có liên quan đến những tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ, hoặc giải thích được các hiện tượng hoá học đơn giảng xảy ra trong đời sống và sản xuất
B. Phương pháp:
- Đàm thoại
- Hoạt động nhóm
C. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sơ đồ về sự phân loại hợp chất vô cơ, sơ đồ về tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ
- Học sinh: Học bài cũ
D.Tiến trình lên lớp: 
I. Ổn định lớp: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (8’)
Viết phương trình hoá học chứng minh mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (1’) Sơ lược lại các hợp chất vô cơ
2. Triển khai bài: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
a. Hoạt động 1(15’)
- Giáo viên cho học sinh xem sơ đồ phân loại các hợp chất vô cơ: “Các hợp chất vô cơ được phân thành các loại nào?”
- Học sinh trả lời, cho ví dụ
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày tính chất hoá học từng hợp chất dựa vào sơ đồ viết sẵn trên bảng phụ
- Ngoài những phản ứng được biểu diễn trên sơ đồ, còn có những phản ứng nào khác?
- Học sinh trả lời
- Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết điều kiện của những phản ứng đó
b. Hoạt động 2(13’)
- Học sinh tự làm
- Giáo viên đàm thoại với học sinh để hoàn thành
- Học sinh thảo luận (3’)
- Trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, giảng giải
I. Kiến thức cần nhớ:
1. Phân loại các hợp chất vô cơ:
CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ
AXIT
BAZƠ
MUỐI
OXIT
OxitOxit AxitAxit BazơBazơ Muối Muối 
bazơ axit có không tan không axit trung
 oxi có oxi tan hoà
2. Tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ:
Oxit bazơ 
Muối
Bazơ
Axit
+Axit
+Oxitaxit
+Bazơ
+Oxitbaơ
 +H2O 
Nhiệt phân huỷ
+H2O
(7)
+Bazơ
(8)
+Axit
Oxit axit 
(7) + Axit/ + Oxit axit/ + Muối
(8) + Kim loại/+ Bazơ/+Oxit bazơ/ +Muối
 Chú ý: 
Muối có thể tác dụng với muối để sinh ra 2 muối mới
Muối có thể tác dụng với lim loại sinh ra muối mới và kim loại mới
Muối có thể bị phân huỷ bởi nhiệt độ
II. Bài tập:
BT1/43: Trả lời dựa vào tính chất hoá học của hợp chất
BT2/43: Đáp án e
Trong không khí NaOH kết hợp với CO2 tạo thành Na2CO3 rắn, màu trắng:
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
IV. Củng cố: (3’)
- Sự phân loại các hợp chất vô cơ?
- Nhắc lại tính chất hoá học của các hợp chất
V. Dặn dò: (4’)
- Nắm tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ
- Làm bài tập 3/43; Giáo viên hướng dẫn
- Nghiên cứu bài thực hành, nắm nội dung
Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 03.11.2008
Ngày giảng: 04.11.2008 
Tiết 19: THỰC HÀNH:
 TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA BAZƠ VÀ MUỐI
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Khắc sâu những tính chất hoá học của bazơ và muối
2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng thực hành hoá học 
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, tiết kiệm trong học tập và thực hành hoá học 
B. Phương pháp: 
- Thực hành 
- Hoạt động nhóm
C. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: 
+ Dụng cụ: Ống nghiệm, giá gỗ, giấy nhám, ống hút lấy hoá chất
+ Hoá chất: Dung dịch NaOH, FeCl3, Cu(OH)2, HCl, CuSO4, đinh sắt, BaCl2, Na2SO4, H2SO4
- Học sinh: Xem bài mới
D.Tiến trình lên lớp: 
I. Ổn định lớp: (1’) 
II. Kiểm tra bài cũ: (8’)
Phân loại các hợp chất vô cơ, cho ví dụ?
Trình bày tính chất hoá học của bazơ, muối?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (1’) Sơ lược về bazơ và muối
2. Triển khai bài: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
a. Hoạt động 1(10’)
- Học sinh trình bày nội dung các thí nghiệm 
- Giáo viên hướng dẫn thao tác thí nghiệm, nhắc nhở một số điểm cần lưu ý
b. Hoạt động 2(18’)
- Học sinh tiến hành thực hành
- Giáo viên bao quát lớp, hướng dẫn khi cần 
I. Nội dung thực hành:
1. Tính chất hoá học của bazơ:
a) Thí nghiệm 1: Natrihidroxit tác dụng với muối FeCl3
- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa nâu đỏ
- Giải thích: Do phản ứng xảy ra:
3NaOH+FeCl3→Fe(OH)3↓+3NaCl
 Nâu đỏ
b) Thí nghiệm 2: Đồng(II)hiđroxit tác dụng với axit clohiđric
- Hiện tượng: Kết tủa tan thành dung dịch màu xanh
- Giải thích: Phản ứng xảy ra làm tan kết tủa
Cu(OH)2+2HCl→CuCl2+2H2O
2. Tính chất hoá học của muối:
a) Thí nghiệm 3: Đồng(II)sunfat tác dụng với sắt
- Hiện tượng: Lớp màu đỏ bám trên đinh sắt, màu xanh nhạt dần
- Giải thich: Do xảy ra phản ứng 
CuSO4+ Fe → FeSO4 + Cu↓đỏ
b) Thí nghiệm 4: Dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch Na2SO4
- Hiện tượng: Kết tủa trắng
- Giải thích: Do phản ứng tạo BaSO4
BaCl2+ Na2SO4 →BaSO4↓+ 2NaCl
c) Thí nghiệm 5: Dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch H2SO4
- Hiện tượng: Kết tủa trắng
- Giải thích: Do phản ứng tạo BaSO4
BaCl2+ H2SO4 →BaSO4↓+ 2HCl
II. Thực hành:
IV. Củng cố: (2’)
Những thí nghiệm trong bài thể hiện tính chất nào của bazơ và muối?
V. Dặn dò: (5’)
- Hướng dẫn học sinh dọn rửa dụng cụ
- Hoàn thành bản tường trình
- Học bài chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 07.11.2008
Ngày giảng: 09.11.2008
Tiết 20: KIỂM TRA MỘT TIẾT
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Khắc sâu tính chất hoá học của bazơ và muối
2. Kĩ năng: Vận dụng các tính chất hoá học để giải quyết các bài tập một cách linh hoạt
3. Thái độ: Giáo dục tính logic và sáng tạo của học sinh 
B. Phương pháp: Kiểm tra viết
C. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Ma trận đề
Nội dung
Mức độ nội dung
Tổng
Biết
Hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bazơ
3(0,3)
4(2,1/4)
1(3/4)
4(2,1/4)
1(3/4)
5
(2,85đ)
Muối
1(0,3)
2(0,3)
4(2,1/4)
1(3/4)
4(2,1/4)
1(3/4)
6
(3,15đ)
Tính toán hoá học
3(1)
3(3)
1
(4đ)
Tổng
5
(1,95đ)
2
(1,5đ)
2
(1,05đ)
1
(1đ)
3
(4,5đ)
6
(10đ)
- Học sinh: Học bài
D.Tiến trình lên lớp: 
I. Ổn định lớp: (1’) 
II. Kiểm tra: (41’) Đề và đáp án kèm theo
III. Thu bài và nhận xét, dặn dò: (3’) Mỗi nhóm chuẩn bị 1 dây nhôm, mẫu than
E. Đáp án: 
Đề số 1:
Phần trắc nghiệm: 0,3x10 = 3đ
Câu 1: d Câu 2: a Câu 3: a
Câu 4: 1) c 2) b 3) a 4) e 5) d 6) g 7) f
Phần tự luận:
Câu 1: 
Trích mẫu thử (0,5đ)
Nhúng quỳ tím vào 3 mẫu thử, mẫu thử nào làm quì tím hoá xanh là Ba(OH)2, còn lại không có hiện tượng gì là NaCl và Na2CO3 (1đ)
Cho dung dịch Ba(OH)2 mới nhận biết được tác dụng với 2 mẫu thử của 2 dung dịch còn lại, mẫu thử nào xuất hiện kết tủa màu trắng là Na2CO3, còn lại không có hiện tượng gì là NaCl (1đ)
PTHH: Ba(OH)2 + Na2CO3 → BaSO4↓ + 2NaOH (0,5đ)
Câu 2: a) PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH (1đ)
Số mol Na2O: n = = = 0,5 (mol) (0,5đ)
Số mol NaOH tạo thành = 2 Số mol Na2O = 0,5.2 = 1mol (0,5đ)
Nồng độ mol của dung dịch: CM = = = 1M (0,5đ)
b) PTHH: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O (0,5đ)
Số mol H2SO4 = ½ Số mol NaOH = 0,5mol (0,5đ)
Thể tích H2SO4 = = = 0,5M (0,5đ)
Đề số 2:
I. Phần trắc nghiệm: 0,3x10 = 3đ
Câu 1: d Câu 2: c Câu 3: b
Câu 4: 1) e 2) c 3) f 4) a 5) b 6) d 7) g
II. Phần tự luận:
Câu 1: 
Trích mẫu thử (0,5đ)
Nhúng quỳ tím vào 3 mẫu thử, mẫu thử nào làm quì tím hoá xanh là Ca(OH)2 và NaOH, còn lại không có hiện tượng gì là Na2CO3 (1đ)
Cho dung dịch Na2CO3 mới nhận biết được tác dụng với 2 mẫu thử của 2 dung dịch còn lại, mẫu thử nào xuất hiện kết tủa màu trắng là Ca(OH)2, còn lại không có hiện tượng gì là NaOH (1đ)
PTHH: Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaSO4↓ + 2NaOH (0,5đ)
 Câu 2: a) PTHH: CaO + H2O → Ca(OH)2 (1đ)
Số mol CaO: n = = = 0,1 (mol) (0,5đ)
Số mol NaOH tạo thành = Số mol CaO = 0,1mol (0,5đ)
Nồn

File đính kèm:

  • docgiao an 9.doc