Giáo án Hóa học 9 - kỳ 2

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Giúp học sinh biết được axit cacbonic là một axit yếu, không bền.

 - Muối cacbonat có những tính chất hóa học của muối như: tác dụng với axit, với dung dịch muối, với dung dịch kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao giải phóng khí CO2.

 - Muối cacbonat có nhiều ứng dụng trong đời sống sản xuất

 2. Kỹ năng :

 - Biết tiến hành thí nghiệm để chứng minh tính chất hóa học của muối cacbonat.

 - Rèn cho học sinh biết quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất hóa học của muối cacbonat.

 3. Thái độ :

 - Kích thích sự say mê yêu thích khoa học

 - Phát triển khả năng tư duy,tìm tòi nghiên cứu của học sinh.

- Áp dụng kiến thức giải thích được một số hiện tượng hóa học trong thực tế.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên :

 + Hóa chất: Na¬2CO3 , CaCO3 , KHCO3 , HCl, NaOH

 + Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, cốc thủy tinh, ống hút, giá đỡ bình tam giác, dây dẫn khí, nút cao su.

 - Học sinh: Kiến thức bài mới

III. Tiến trình bài giảng:

 1. Ổn định :

 2. KTBC :

 3. Bài mới :

 

doc42 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 9 - kỳ 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2H2O à C2H2 + Ca(OH)2
- Trong công nghiệp: Nhiệt phân mêtan ở nhiệt độ cao
CH4 à C2H2 + H2
4. Củng cố :
	GV: Yêu cầu học sinh đọc phần kết luận, phần em có biết và làm bài tập 1,2,3 trang 122 trong SGK.
5. Dặn dò: 
	- Về nhà ôn lại kiến thức chương phi kim để hôm sau làm bài kiểm tra 1 tiết.
 Làm các bài tập còn lại trong SGK
6. Rút kinh nghiệm :
 Tuần : 24 Ngày soạn : ..../02/2007
 Tiết : 48 Ngày dạy : ..../02/2007
KIỂM TRA 45 PHÚT
I. Mục tiêu: Qua tiết kiểm tra giúp học sinh
	- Hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã được học
	- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng làm và giải các bài tập cũng như viết các phương trình phản.
II. Chuẩn bị: 
	GV: Đề kiểm tra
	HS: Toàn bộ kiến thức đã học
III. Tiến trình bài học
	1. Ổn định
	2. Kiểm tra bài cũ
	3. Bài mới
	A. Đề kiểm tra
	B. Đáp án + Biểu điểm 
 Tuần : 25 Ngày soạn : 24/02/2007
 Tiết : 49 Ngày dạy : 26/02/2007
Bài 39: BENZEN
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh
	- Nắm được CTCT, tính chất vật lý, tính chất hóa học của benzen.
	- Hiểu được phản ứng cộng và phản ứng thế của benzen. Trong đó phản ứng thế là phản ứng đặc trưng.
	- Biết được một số ứng dụng của benzen
	2. Kỹ năng : 
	- Rèn luyện kỹ năng viết các PTHH của phản ứng cộng, phản ứng thế, 
	3. Thái độ : Kích thích sự say mê yêu thích môn học, có niềm tin vào khoa học.
	II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên : Mô hình lắp ghép
	- Học sinh: Kiến thức bài cũ và bài mới
III. Tiến trình bài giảng:
	1. Ổn định :
	2. KTBC: 
	(?) Khí mê tan có tính chất vật lý và tính chất hóa học như thế nào?
	(?) Hãy làm bài tập 3,4 trang 116 trong SGK.
	3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI CỦA HỌC SINH
(?) Benzen có CTPT và PTK như thế nào?
* HĐ 1: Tìm hiểu tính chất vật lý của benzen
GV: Cho học sinh quan sát lọ đựng dung dịch benzen 
(?) Benzen có tính chất vật lý như thế nào
* HĐ 2: Tìm hiểu cấu tạo phân tử 
(?) Học sinh thử hình dung và biểu diễn công thức của ben zen, từ đó rút ra CTCT
(?) Trong phân tử benzen cón những đặc điểm gì về những liên kết của chúng.
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và giới thiệu vòng thơm benzen
* HĐ 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của benzen
GV: Giới thiệu khả năng cháy của ben zen và yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK. Viết PTPƯ
GV: Tiến hành thí nghiệm
(?) Có PƯHH xảy ra hay không
(?) Viết PTPƯ và nhận xét PTPƯ
HS: Trả lời
GV: Nhận xét bổ sung
(?) Ben zen là một hydrocacbon no hay không no, nó có phản ứng công không?
GV: Giới thiệu thêm kiến thức để học sinh rõ.
* HĐ 4: Tìm hiểu ứng dụng của benzen
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK
(?) Benzen cón những ứng dụng gì? Lấy ví dụ.
CTPT: C6H6 , PTK: 78
I. Tính chất vật lý:
Benzen là chất lỏng không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, hòa tan được nhiều chất như dầu ăn, cao su...
II. Cấu tạo phân tử:
III. Tính chất hóa học:
1. Ben zen có cháy không
Benzen cháy tạo ra CO2 và H2O ngoài ra còn có muội than.
PTPƯ: 
2. Benzen phản ứng thế với Brôm không
3. Benzen có phản ứng cộng không
- Benzen không làm mất màu brôm và thuốc tím nên khó tham gia phản ứng cộng. Tuy nhiên ở điều kiện thích hợp benzen có cộng với Hyđrô, Clo.
PTPƯ:
* Kết luận: SGK
IV. Ứng dụng: SGK
	4. Củng cố :
	GV: Yêu cầu học sinh đọc phần kết luận, phần em có biết và làm bài tập 1,2 trang 125 trong SGK.
	5. Dặn dò: 
	- Về nhà học bài cũ, đọc trước bài mới để hôm sau học
	- Làm các bài tập còn lại trong SGK
	6. Rút kinh nghiệm :
 Tuần : 25 Ngày soạn : 28/02/2007
 Tiết : 50 Ngày dạy : 01/03/2007
Bài 40: DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh
	- Nắm được tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, thành phần, cách khai thác chế biến và ứng dụng của dầu mỏ và khí thiên nhiên.
	- Biết được Crăking là một phương pháp quan trong để chế biến dầu mỏ
	- Nắm được đặc điểm cơ bản của dầu mỏ Việt Nam, vị trí một số mỏ dầu, mỏ khí và tình hình khai thác dầu khí ở nước ta.
	2. Kỹ năng : 
	- Biết cách bả quản và phòng tránh cháy nổ, ô nhiễm môi trường khi sử dụng dầu khí.
	3. Thái độ : Kích thích sự say mê yêu thích môn học, có niềm tin vào khoa học.
	II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên : Mô hình, hình 4.17
	- Học sinh: Kiến thức bài cũ và bài mới
III. Tiến trình bài giảng:
	1. Ổn định :
	2. KTBC: 
	(?) Benzen có tính chất vật lý, hóa học như thế nào? Viết PTPƯ cho tính chất hóa học
	(?) Hãy làm bài tập 3,4 trang 125 trong SGK.
	3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI CỦA HỌC SINH
* HĐ 1: Tìm hiểu về dầu mỏ
(?) Dựa vào hình 4.16 cho biết dầu mỏ có những tính chất vật lý nào.
(?) Thảo luận nhóm trả lời 2 câu hỏi :
- Dầu mỏ có ở đâu
- Dầu mỏ được khai thác như thế nào
HS: Trả lời
GV: Nhận xét bổ sung đưa ra kết luận
GV: Yêu cầu HS tự đọc thông tin trong SGK, quan sát hình 4.17 và cho biết từ dầu mỏ có thể chế biến được những sản phẩm gì?
GV: Mô tả quá trình trên sơ đồ và rút ra kết luận.
* HĐ 2: Tìm hiểu về khí thiên nhiên
(?) Trong thiên nhiên khí nào chiếm chủ yếu. Lấy ví dụ chứng minh
* HĐ 3: Tìm hiểu về dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK
(?) Ở nước ta có những địa danh nào có dầu mỏ?
(?) Nước ta có thể sản xuất từ dầu mỏ dược những sản phẩm nào
I. Dầu mỏ:
1. Tính chất vật lý:
Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
2. Trạng thái tự nhiên , thành phần của dầu mỏ
Dầu mỏ tập trung thành buồng lớn ở sâu trong lòng đất có 3 lớp.
- Lớp khí ở trên: Thành phần chính là mê tan
- Lớp ở giữa là lớp dầu lỏng có hòa tan khí.
- Dưới đáy dầu mỏ là lớp nước mặn,
3. Các sản phẩm điều chế từ dầu mỏ
- Ở 650C chế biến được khí đốt, xăng
- Ở 2500C chế biến được dầu lửa
- Ở 3400C chế biến được dầu diezen
- Ở 5000C chế biến được dầu majut và nhựa đường.
Dầu nặng Crăking à Xăng + hỗn hợp khí
II. Khí thiên nhiên
Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là mêtan chiếm 95%
Khí thiên nhiên là nguyên liệu, nhien liệu trong đời sống và trong công nghiệp.
III. Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam
	4. Củng cố :
	GV: Yêu cầu học sinh đọc phần kết luận, phần em có biết 
	5. Dặn dò: 
	- Về nhà học bài cũ, đọc trước bài mới để hôm sau học
	- Làm các bài tập trong SGK
	6. Rút kinh nghiệm :
 Tuần : 26 Ngày soạn: 03 /02/2007
 Tiết : 51 Ngày dạy : 05/03/2007
Bài 41: NHIÊN LIỆU
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh
	- Nắm được nhiên liệu là những chất cháy được. Khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
	- Nắm được cách phân loại nhiên liệu, đặc điểm và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng.
	2. Kỹ năng : 
	Nắm được cách sử dụng hiệu quả nhiên liệu
	3. Thái độ :
	 Có ý thức sử dụng hợp lý và an toàn các nhiên liệu.
	II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên : 
	- Học sinh: Kiến thức bài cũ và bài mới
III. Tiến trình bài giảng:
	1. Ổn định :
	2. KTBC: 
	(?) Hãy làm bài tập 3,4 trang 129 trong SGK.
	3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI CỦA HỌC SINH
* HĐ 1: Tìm hiểu về nhiên liệu
(?) Lấy một số ví dụ trong thực tiễn em cho đó là nhiên liệu
(?) Sắt, nhôm để làm các vật liệu có phải là nhiên liệu không? Vì sao?
(?) Nhiên liệu là gì?
 HS: Trả lời
GV: Nhận xét bổ sung è Kết luận
 * HĐ 2: Tìm hiểu về cách phân loại nhiên liệu
(?) Theo em nhiên liệu được phân loại như thế nào
(?) Lấy ví dụ về những nhiên liệu răn và công dụng của chúng.
(?) Để phân biệt các loại than dựa vào yếu tố nào.
 HS: Trả lời
GV: Nhận xét bổ sung và lấy ví dụ thêm
(?) Lấy ví dụ về nhiên liệu lỏng
(?) Lấy ví dụ về nhiên liệu khí
* HĐ 3: Tìm hiểu về cách sử dụng nhiên liệu như thế nào cho có hiệu quả
(?) Trong đời sống ,sản xuất của ta đã sử dụng nhiên liệu như thế nào?
(?) Có những dạng nhiên liệu nào được dùng phổ biến?
(?) Để sử dụng tiết kiệm an toàn ta phải làm như thế nào?
 HS: Trả lời
GV: Nhận xét bổ sung è Kết luận
I. Nhiên liệu là gì:
Nhiên liệu là những chất cháy được. Khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng
Ví dụ:
II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào
1. Nhiên liệu rắn
- Than mỏ
+ Than gầy : 90% cacbon
+ Than mỡ và than non chứa ít cacbon hơn, than mỡ dùng để luyện than cốc
- Than mùn
- Gỗ
2. Nhiên liệu lỏng (SGK)
3. nhiên liệu khí (SGK)
III. Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả?
- Cung cấp đủ không khí hoặc oxy cho quá trình cháy.
- Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu
- Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết.
	4. Củng cố :
	GV: Yêu cầu học sinh đọc phần kết luận, phần em có biết trong SGK
	(?) Làm bài tập 1,2,3 trang 132 Trong SGK
	5. Dặn dò: 
	- Về nhà học bài cũ, đọc trước bài mới để hôm sau học
	- Làm các bài tập trong SGK
	6. Rút kinh nghiệm :
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
 Tuần : 26 Ngày soạn: 03 /02/2007
 Tiết : 52 Ngày dạy : 05/03/2007
Bài 42:LUYÊN TẬP CHƯƠNG IV : HĐRÔCACBON 
A. Mục tiêu: Qua tiết học giúp học sinh
	- Cũng cố các kiến thức đã được học về hyđrocacbon
	- Hệ thống mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của các hyđrocacbon.
	- Cũng cố các phương pháp giải bài tập nhận biết, xác định công thức hợp chất hữu cơ.
B. Chuẩn bị:
	- GV: Một số bài tập nâng cao
	- HS: Toàn bộ kiến thức đã được học
C. Tiến trình bài giảng
	I. Ổn định:
	II. KTBC:
	III. Bài mới:
	1. Kiến thức cần nhớ:
- GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành bảng kiến thức trong SGK
(?) Từ CH4 điều chế ra C2H4 như thế nào?
- HS: Trả lời
GV: Nhận xét bổ sung
	2. Bài tập:
	- GV: Yêu cầu học sinh hoàn thành các bài tập trên bảng
	- GV: Sửa sai và chỉnh sửa cách trình bày các dạng bài tập
Bài tập 4/103
	- Cấu tạo nguyên tử của A: A ở vị trí ô số 11, có 3 lớp electron, có 1electron ở lớp ngoài cùng.
	- Tính chất hoá học đặc trưng của A: Là một kim loại mạnh.

File đính kèm:

  • docHoa 92.doc
Giáo án liên quan