Giáo án Hóa học 9 - kỳ 2

A. Mục tiêu:

1.Kiến thức: Học sinh biết:

- Thế nào là hợp chất hữu cơ.

- Phân biệt được chất hữu cơ thông thường với chất vô cơ.

- nắm được cách phân biệt các loại hợp chất hữu cơ.

2.Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân biệt các hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần phân tử.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.

B. Phương tiện:

- Tranh ảnh về một số đồ dùng chứa các chất hữu cơ khác nhau.

- Dụng cụ: ống nghiệm đé sứ, cốc thủy tinh, đèn cồn.

- Hóa chất: bông, dd Ca(OH)2

C. Phương pháp:

- Hoạt động nhóm, quan sát, hoạt động cá nhân, thực hành hóa học.

D. Tiến trình dạy học:

1.Kiểm tra bài cũ:

1. Nêu quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

2. Nêu ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn

2. Bài mới:

a. Mở bài:

b. Phát triển bài:

 

doc31 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 9 - kỳ 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: C2H2
 Phân tử khối: 26
Hoạt động 1: Tính chất vật lý: 
Hoạt động dạy – học
Nội dung
GV: Giới thiệu tính chất vật lý của etilen. Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin trong SGK
? Hãy nêu tính chất vật lý của axetilen?
- Là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.
Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử :
Hoạt động dạy – học
Nội dung
GV; Hướng dẫn HS lắp mô hình cấu tạo phân tử axetilen dạng rỗng, và cho học sinh quan sát mô hình phân tử axetilen dạng đặc.
? Hãy viết công thức cấu tạo axetilen?
? Nhận xét công thức cấu tạo của axetilen?
Công thức cấu tạo:
H - C = C - H Viết gọn: CH = CH 
* Đặc điểm: 
- Giữa 2 nguyên tử cacbon có liên kết 3.
- Trong liên kết 3 có 2 liên kết kém bền, dễ dứt lần lượt trong các phản ứng hóa học
Hoạt động 3: Tính chất hóa học :
Hoạt động dạy – học
Nội dung
? Dựa vào cấu tạo của axetilen, em hãy dự đoán các tính chất hóa học của axetilen?
GV: Nêu ngắn gọn tính chất hóa học của axetilen.
GV: Làm thí nghiệm để điều chế và đốt cháy axetilen.
? Hãy nêu hiện tượng quan sát được?
? Hãy viết PTHH?
GV: Liên hệ thực tế : Phản ứng tỏa nhiều nhiệt nên axetilen dùng làm đèn xì oxi - axetilen.
? Cô dẫn khí axetilen qua dd Brom có hiện tượng gì không?
GV: làm thí nghiệm xục khí axetilen vào dd Br2 ( Lưu ý để một ống nghiệm đựng nước brom làm đối chứng)
GV: Thuyết trình về bản chất của phản ứng cộng brom trong dd để HS dễ viết PTHH
- Liên kết đứt 
- Nguyên tử Br2 liên kết với các nguyên tử C có liên kết bị đứt.
? Hãy viết PTHH?
GV: ở điều kiện thích hợp axetilen có khả năng cộng với H2
GV phát phiếu học tập:
1. Etilen có cháy không:
C2H4 (k) + O2 (k) t CO2 (k) + H2O (l)
2.Etilen có làm mất màu dd nước brom không?
H H
 C = C + Br - Br 
 H H
 H H 
Br - C - C - Br 
 H H 
Viết gọn:
CH2 = CH2 + Br2 CH2Br – CH2Br 
- Các chất có liên kết đôi( tương tự như etilen) dễ tham gia phản ứng cộng.
3. Các phân tử etilen có kết hợp với nhau không?
 CH2 = CH2 + CH2 = CH2 + CH2= CH2 
t,p,xt CH2- CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 
- Phản ứng trên gọi là phản ứng trùng hợp 
Metan
Etilen
Axetilen
Đặc điểm cấu tạo
T/c hh giống nhau
T/c hh khác nhau
HS thảo luận theo nhóm. GV chốt kiến thức đưa thông tin phản hồi phiếu học tập
Metan
Etilen
Axetilen
Đặc điểm cấu tạo
Liên kết đơn
Một liên kết đôi
Một liên kết ba
T/c hh giống nhau
Phản ứng cháy
Phản ứng cháy
Phản ứng cháy
T/c hh khác nhau
Phản ứng thế
Phản ứng cộng
(một PTC2H4 tác dụng với 1 PT Br2)
Phản ứng cộng
( một PT C2H4 tác dụng với PT Br2
Hoạt động 4: ứng dụng :SGK
3. Củng cố:
1. Cho các hợp chất sau: C2H4, CH4, C2H2
 a. Viết công thức cấu tạo của các hợp chất trên
 b. Hợp chất nào tác dụng với clo, dd nước brom ( viết PTHH)
2. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết 3 bình mẫu nhãn sau: C2H2, CO2, CH4
4. Dặn dò: Học và làm bài tập SGK
Tuần 26
Tiết 48: Ngày kiểm tra: 6/3/09
Kiểm tra một tiết
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Đánh giá kiến thức, mức độ tiếp thu kiến thức của HS ở chương 4.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng trình bày khoa học, tính cẩn thận.
II. Đề bài:
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Dãy chất nào sau đây thuộc hợp chất hữu cơ:
	A. C2H2, CO2, CH4, C6H5OH	B. C3H8, CH3COOH, C2H5OH, C2H6
	C. CH3Cl, C6H6, H2CO3, CaC2	C. CaCO3, CH3OH, C4H10, C2H4
2. Benzen không làm mất màu nước Brom vì:
	A. Bezen là chất lỏng.
	B. Vì phân tử có cấu tạo vòng.
	C. Vì phân tử có 3liên kết đôi
	D. Vì phân tử có cấu tạo vòng trong đó có 3liên kết đôi, xen kẽ 3liên kết đôi.
Câu 2: Điền Đ (Đúng) hoặc S (Sai) vào ô trống:
Các cặp chất nào sau đây làm mất màu dd nước Brom:
	CH4, C2H2	CH4, C2H4
 C2H4, C2H2	C2H4,C6H6
Câu 3: Cho các chất sau đây: CH4, C2H6, C2H4, C3H6
Chất nào tác dụng được với clo chiếu sáng.
Chất nào làm mất màu dd nước brom
Giải thích và viết PTHH minh họa?
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 11,2l hỗn hợp khí CH4 và H2 ở ĐKTC thu được 16,2 g H2O.
a. Viết PTHH. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của các chất khí trong hỗn hợp.
b. Tính thể tích khí CO2 tạo ra ở ĐKTC
III. Đáp án và biểu điểm:
Câu
Đáp án
Điểm
Câu1:
1 điểm
 Câu2:
2 điểm
Câu3:
3,5 điểm
Câu4:
3,5 điểm
Chọn B
Chọn D
Điền S S
 Đ S mỗi ý được 
- Tác dụng với clo chiếu sáng: CH4, C2H6 
- Làm mất màu dd brom: C2H4, C3H6
- CH4, C2H6 : Tác dụng với clo chiếu sáng vì trong phân tử có liên kết đơn
- C2H4,C3H6 : làm mất màu nước brom vì trong phân tử có liên kết đôi.
CH4(k) + Cl2(k) as CH3Cl(k) + HCl(k)
C2H6(k) + Cl2(k) as C2H5Cl(k) + HCl(k)
C2H4(k) + Br2(k) C2H4Br2(k) 
C3H6(k) + Br2(k) C3H6Br2 (k) 
 11,2
n hh khí = = 0,5mol
 22,4
 16,2
 n H2O = = 0,9mol
 18
PTHH: CH4 + O2 t CO2 + H2O
 2H2 + O2 t 2H2O
gọi số mol của CH4 là x, số mol của H2 là y
Theo bài ra ta có hệ phương trình:
 x + y = 0,5
 2x + y = 0,9
Giải ra ta có x = 0,4
 y = 0,1
VCH4 = 0,4 . 22,4 = 8,98l
V H2 = 0,1 . 22,4 = 2,24l
 8,98
 % CH4 = . 100% = 80%
 11,2
 2,24
 % H2 = . 100% = 80%
 11,2
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Tuần 27
Tiết 49: Ngày soạn; 10/3/09
benzen
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Học sinh biết:
- Nắm được công thức cấu tạo của phân tử benzen, từ đó hiểu được các tính chất hóa học nắm được của benzen.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát thí nghiệm, từ các hiện tượng thí nghiệm rút ra tính chất.
- Rèn luyện kỹ năng viết phương trình thế của benzen với brom vá tiếp tục rèn luyện kỹ nămg làm toán
- Liên hệ với thực tế: Một số ứng dụng của benzen.
B. Phương tiện: Mô hình phân tử ben zen dạng đặc và dạng rỗng
- Bảng phụ bảng nhóm.
 - Đĩa VCD trong đó có thí nghiệm: phản ứng của benzen với brom lỏng
 - Hóa chất: C6H6, H2O, dd brom, dầu ăn
 - Dụng cụ: Ông nghiệm, đé sứ, diêm, bộ lắp ghép phân tử
 - Tranh vẽ: Một số ứng dụng của benzen
C. Phương pháp: Trực quan , vấn đáp, hoạt đọng nhóm
D. Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
1. Nêu đặc điểm cấu tạo phân tử, đặc điểm liên kết, tính chất hóa học của metan
2. Nêu đặc điểm cấu tạo phân tử, đặc điểm liên kết, tính chất hóa học của etilen, axetilen.
2. Bài mới
a. Mở bài:
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Tính chất vật lý: 
hoạt động dạy – học
Nội dung
GV: Giới thiệu Benzen
GV: Hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm
 - Cho vài giọt benzen vào nước
 - Cho vài giọt vào dầu ăn
- Là chất lỏng, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí, hòa tan được nhiều chất.
	Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử :
hoạt động dạy – học
Nội dung
? Hãy lắp mô hình phân tử benzen?
? Hãy viết công thức cấu tạo của benzen
Cấu tạo phân tử
 H
 H C H Viết gọn: 
 C C 
 CH
 C C CH CH 
 H C H 
 CH CH
 H CH
 	Hoạt động 3: Tính chất hóa học :
hoạt động dạy – học
Nội dung
? Dựa vào cấu tạo, benzen có những tính chất hóa học nào (Tính chất nào giống metan, etilen, axetilen)
GV: Làm thí nghiệm đốt cháy benzen. Sản phẩm ngoài cacbonic, hơi nước còn có muội than.
? Giải thích vì sao?
GV: Dùng hình vẽ mô tả lại phản ứng của benzen với dd Br2 có sự tham gia của bột sắt
? Hãy nêu tính chất và viết phương trình phản ứng?
GV: Benzen không tác dụng với dd brom, chứng tỏ ben zen khó tham gia phản ứng cộng hơn các etilen và axetilen. Tuy nhiên trong điều kiện thích hợp benzen có phản ứng cộng với một số chất.
1. Etilen có cháy không:
Benzen cháy tạo CO2, H2O và muội than
2. Benzen có phản ứng thế với Br2 không?
Benzen phản ứng với Brom
 Cấu tạo phân tử
 H
 H C H 
 C C 
 + Br2 Fet 
 C C 
 H C H 
 H 
 H
 H C Br 
 C C 
 + HBr 
 C C 
 H C H 
 H 
Viết gọn : 
 HBr (k) 
Benzen có phản ứng cộng không?
Trong điều kiện thích hợp bezen có phản ứng cộng với một số chất
 C6H6 (l) + H2 (l) tFe C6H12 
Hoạt động 4: ứng dụng :
GV: Gọi HS đọc SGK và yêu cầu tóm tắt các ứng dụng của axetilen
HS : tóm tắt ghi vào vở
- Là nguyên liệu để sản xuất chất dẻo, thuốc trừ sâu, phẩm nhuộm
3. Củng cố:
1. Nhắc lại tính chất hóa học của benzen? Viết phươg trình minh họa
4. Dặn dò: Học và làm bài tập SGK.
. Bài tập về nhà: 1, 3, 4 (SGK)
Tuần 27
Tiết 50: Ngày soạn: 12/3/09
 Dầu mỏ và khí thiên nhiên
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức:Học sinh nắm được:
- Tính chất vật lý, trạng thái thiên nhiên, thành phần , cách khai thác, chế biến và ứng dụng của dầu mỏ, khí thiên nhiên.
- Biết crăckinh là phương pháp quan trọng để chế biến dầu mỏ.
- Nắm được đặc điểm cơ bản của dầu mỏ Việt Nam, vị trí số mỏ dầu, mỏ khí và tình hình khai thác dầu khí ở nước ta.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, viết PTHH, làm toán hóa học.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích học tập bộ môn
C.Phương tiện:
Bảng phụ , bảng nhóm, bút dạ.
- Mẫu: Đầu mỏ, các sản phẩm trưng cất dầu mỏ
- Tranh vẽ: + Mỏ dầu và cách khai thác
 + Sơ đồ chưng cất dầu mỏ
D. Tiến trình giờ dạy 
1.Kiểm tra bài cũ: 
1. Viết công thức cấu tạo, nêu đặc điểm cấu tạo tính chất hóa học của benzen? 
2. Làm bài tập số 3
2. Bài mới:
a. Mở bài:
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Dầu mỏ
hoạt động dạy – học
Nội dung
GV: Cho HS quan sát mẫu dầu mỏ.
? hãy nhận xét về trạng thái, màu sắc và tính tan
- Cho HS quan sát hình 4-16 phóng to: “Mỏ dầu và cách khai thác “
- GV: Thuyết trình: trong tự nhiên dầu mỏ tập tring thành vùng lớn, ở sâu trong lòng đất, tạo thành mỏ dầu.
? Hãy nêu cấu tạo túi dầu
? Hãy liên hệ thực tế và nêu cách khai thác dầu mỏ
? Quan sát H4.17 hãy kể tên các sản phẩm dầu mỏ.
- GV thuyết trình: để tăng lượng xăng dung phương pháp Crăckinh nghĩa là bẻ gãy phân tử. 
1. Tính chất vật lý:
- Dầu mỏ là chất lỏng 
- Màu nâu đen
- Không tan trong nước
- Nhẹ hơn nước
2. Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ.
- Lớp khí dầu mỏ (khí đồng hành). Thành phần chính của khí dầu mỏ là metan: CH4
- Lớp dầu lỏng: Là hỗn hợp phức tạp của nhiều hiđrocacbon và những lượng nhỏ các hợp chất khác.
- Lớp nước mặn
- Cách khai thác:
 + Khoan những lỗ khoan xuống lớp dầu lỏng (còn lại là giếng dầu)
 + Ban đầu, dầu tự phun lên. Về sau người ta phải bơm nước hoặc khí xuống để đẩy dầu lên.
3. Sản phẩm dầu mỏ.
- Xing, dầu, dầu điezen, 

File đính kèm:

  • docGiao an hoa 9 in hoc ky 2.doc
Giáo án liên quan