Giáo Án Hóa Học 9 - Học Kỳ I - Lê Văn Hòa - Trường THCS Hải Vân

I . Mục tiêu .

 Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức cơ bản đã học ở lớp 8, rèn luyện kĩ năng viết PTHH, kĩ năng lập công thức hoá học.

 Ôn lại bài toán về tính theo công thức và tính theo phơng trình hoá học, các khái niệm về dung dịch, độ tan, nồng độ dung dịch.

 Rèn kĩ năng làm bài toán về nồng độ dung dịch.

 Ôn lại những tính chất hó học chung của bazơ và viết phơng trình hoá học cho mỗi tính chất .

 Vận dụng nhữg hiểu biết của mình về tính chất hoá học của bazơ để giải thích những hiện tượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.

 Vận dụng được những tính chất của bazơ để làm các bài tập định tính và định lượng.

II. Chuẩn bị .

 GV:

Chuẩn bị máy chiếu, giấy trong, bút dạ

Hệ thống câu hỏi và bài tập

 HS :

Ôn lại khái niệm lớp 8

III.Tiến trình bài giảng .

 1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ .

GV: Kiểm ra sách giáo khoa và vở ghi của học sinh

 3. Bài mới

 

doc84 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1007 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo Án Hóa Học 9 - Học Kỳ I - Lê Văn Hòa - Trường THCS Hải Vân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 
+Kim loại 
Màu đỏ
Muối + H2
(4)
(1)
Axit
(3)
(2)
Muối + H2O
Mưối + nước
+ Bazơ
+ Oxit axit
GV: Yêu cầu học sinh:
Viết phương trình phản ứng minh hoạ cho các tính chất của axit 
GV: Tổng kết lại :
Em hãy nhắc lại các tính chất hoá học của oxit axit, oxit bazơ, axit. 
HS: Viết phương trình phản ứng :
1, 2HCl + Zn đ ZnCl2 + H2 
2, 3H2SO4 + Fe2O3đFe2(SO4)3+3H2O
3, H2SO4+ Fe(OH)2đ FeSO4 + 2H2O
HS: Nhắc lại tính chất hoá học của oxit axit, oxit bazơ, axit. 
Hoạt động 2
GV: Chiếu bài tập 1 lên màn hình :
Bài tập 1: Cho các chất sau :
 SO2, CuO, Na2O, CaO, CO2
Hãy cho biết những chất nào tác dụng được với :
 a, Nước 
 b, Axit clohiđric
 c, Natrihiđroxit 
Viết PTPƯ nếu có 
GV: Gợi ý học sinh làm bài 
+ Những oxit tác dụng được với nước ?
+ Những oxit tác dụng được với axit.
+ Những axit nào tác dụng được với dung dịch bazơ .
GV: Chiếu bài luyện tập 2:
Bài tập 2: Hoà tan 1,2 gam Mg bằng 50 ml dd HCl 3M.
a, Viết phương trình phản ứng .
b, Tính thể tích khí thoát ra (ởđktc)
c, Tính nồng độ mol của dd thu được sau phản ứng (coi thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể so với thể tích dung dịch HCl đã dùng ). 
GV: Gọi một học sinh nhắc lại các bước của bài tính theo phương trình hoá học.
Gọi một học sinh nhắc lại công thức phải sử dụng trong bài .
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 2 vào vở .
II. Bài tập .
HS: Làm bài tập 1 .
a, Những chất tác dụng được với nước: SO2, Na2O, CO2, CaO
Phương trình phản ứng:
 CaO + H2O đ Ca(OH)2 
 SO2 + H2O đ H2SO3 
 Na2O + H2O đ 2NaOH
 CO2 + H2O đ H2CO3
b, Những chất tácdụng được với axit HCl là : CuO, Na2O, CaO.
Phương trình phản ứng :
 CuO + HCl đ CuCl2 + H2O
 Na2O + 2HCl đ 2NaCl + H2O
 CaO + 2HCl đ CaCl2 + H2O
c, Những chất tác dụng được với dung dịch NaOH là: SO2, CO2:
Phương trình phản ứng :
2NaOH + SO2 đ Na2SO3 + H2O
2NaOH + CO2đ Na2CO3 + H2O 
HS: Nhắc lại các bước của bài tập tính theo phương trình hoá họ .
HS: Nêu công thức sử dụng: 
+ n = 
+ Vkhí = n ´ 22,4
+ CM = 
HS: Làm bài tập 2 .
a, Phương trình phản ứng:
Mg + 2HCl đ MgCl2 + H2
nHClban đầu = CM´ V = 3 ´ 0,05(ml)
 = 0,15 (mol)
b, nMg = 
Theo phương trình :
 nH2= nMgCL2= nMg=0,05 (mol)
đ CH2=n´22,4=0,05´22,4= 1,12(lit)
c, Dung dịch sau phản ứng có MgCl2, HCl dư .
 CM HCl = 
 nHCl dư = nHClban đầu- nHCl phản ứng
 = 0,015 – 0,1 = 0,05 (mol)
 CM HCl(dư) = 
 4. Hướng dẫn học ở nhà .
Bài tập về nhà :2, 3, 4, 5 SGK tr.21.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tiết 9 Thực hành :
Tính chất hoá học của oxit và axit
	Ngày soạn :	Ngày dạy :
I . Mục tiêu .
	Thông qua các thí nghiệm thực hành để khắc sâu kiển thức về tính chất hoá học của oxit và axit .
	Tiếp tục rền luyện kĩ năng về thực hành hoá học, giải các bài tập thực hành hóa học .
	Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong học tập và thực hành hoá học 
II. Chuẩn bị .
GV: Chuẩn bị cho học sinh mỗi bộ thí nghiệm gồm:
 * Dụng cụ: 
	Giá ống nghiệm : 1 chiếc 
	ống nghiệm: 10 chiếc 
	Kẹp gỗ: 1 chiếc 
	Lọ thuỷ tinh miệng rộng: 1 chiếc 
	Muôi sắt: 1 chiếc
 * Hoá chất: 
	Canxi oxit 
	H2O
	P đỏ 
	Dung dịch HCl 
	Dung dịch Na2SO4
	Dung dịch NaCl
	Quì tím 
	Dung dịch BaCl2
HS : Ôn tập lại các tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit, tính chất hoá học của axit.
III.Tiến trình bài giảng .
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ .
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị phòng thí nghiệm 
HS: Kiểm tra dụng cụ, hoá chất, thực hành của nhớm mình .
GV: Kiểm tra một số nội dung lí thuyết liên quan :
	+ Tính chất hoá học của bazơ .
	+ Tính chất hoá học của oxit axit 
	+ Tíh chất hoá học của axit .
HS: Trả lời lí thuyết .
3. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 1:
+ Cho một mẩu CaO vào ống nghiệm sau đó thêm dần 1 đ 2 ml nước H2O đ quan sát bhiện tượng xẩy ra . 
GV: Thử dung dịch sau phản ứng bằng giấy quì tím hoặc dung dịch phenolphtalein màu của thuốc thử thay đổi thế nào? Vì sao?
Kết luận về tính chất hoá học của CaO và viết phương trình phản ứng minh hoạ .
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm và nêu yêu cầu đối với học sinh .
+ Đốt 1 ít P đỏ (bằng hạt đậu xanh ) trong bình thuỷ tinh miệng rộng> Sao khi P đỏ cháy hết, cho 3 ml nước vào bình, đậy nút lắc nhẹ đ quan sát hiện tượng ?
+ Thử dung dịch thu được bằng quì tím, các em hãy nhận xét sự đổi màu của quì tím.
+ Kết luận về tính chất hoá hoc của điphotpho pentaoxit. Viết PTPƯ hoá học .
GV: Hướng dẫn họ sinh cách làm:
+ Để phân biệt được các dung dịch trên, ta phải biết sự khác nhau về tính chất của dung dịch.
+ Ta dựa vào tính chất khác nhau của các loại hợp chất để phân biệt chúng: đó là tính chất nào? 
GV: Gọi một học sinh nêu cách làm 
GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm 3
GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả theo mẫu :
Lọ 1: Đựng dd .
Lọ 2: Đựng dd .
Lọ 3: Đựng dd .
I. Tiến hành thí nghiệm .
1. Tính chất hoá học của oxit .
a, Thí nghiệm 1: Phản ứng của canxi với nước .
HS: Làm thí nghiệm.
HS: Nhận xét hiện tượng :
+ Mẩu CaO nhão ra .
+ Phản ứng toả nhiệt .
+ Thử dug dich sau phản ứng bằng giấy quì tím: quì tím chuyển sang màu xanh ( đ dung dịch thu được có tính bazơ ).
Kết luận: CaO (canxi oxit) có tính chất chất hoá học của oxit bazơ.
Phương trình : 
 CaO + H2O đ Ca(OH)2
b, Thí nghiệm 2: Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước.
HS: 
+ Làm thí nghiệm .
+ Nhận xét hiện tượng:
* P đỏ trong bình tạo thành những hạt nhỏ màu trắng, tan được trong nước tạo thành dung dịch trong suốt.
 * Nhúng một mẩu quì tím vvào dung dịch đó, quì hoá đỏ, chứng tỏ dung dịch thu được có tính axit.
Kết luận: điphotpho pentaoxit (P2O5) có tính chất của oxit axit .
to
 4P + 5O2 2P2O5
 P2O5 +3 H2O đ 2H3PO4
2. Nhận biết các dung dịch .
Thí nghiệm 3: Có 3 lọ hoá chất không nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong 3 dung dịch: H2SO4, HCl, Na2SO4. Hãy tiến hành thí nghiệm nhận biết các loại hoá chất đó .
HS: Phân loại và gọi tên:
 HCl : Axit clohiđric(axit)
 H2SO4 : Axit sunfuric (axit)
 Na2SO4 : Natrisunfat (muối)
HS: Tính chất khác nhau giúp ta phân biệt được các chất đó .
+ Dung dịc axit làm quì tím hoá đỏ 
+ Nếu nhỏ dung dịch BaCl2 vào 2 dung dịch HCl và H2SO4 thì chỉ cóa dung dịch H2SO4 làm xuất hiện kết tủa trắng .
HS: Nêu cách làm :
+ Ghi số thứ tự 1, 2, 3 cho mỗi lọ đựng dung dịch ban đầu .
Bước 1: Lấy ở mỗi lọ vào mẩu giấy quì tím .
+ Nếu quì tím không đổi màu thì lọ số  đựng dung dịch Na2SO4 .
+ Nếu quì tím đổi sang đỏ, lọ số  và lọ số . đựng dung dịch axit .
Bước 2: Lấy ở mỗi lọ chứa dung dịch axit 1 ml dd cho vào ống nghiệm, nhỏ 1 giọt BaCl2 vào mỗi ống nghiệm 
+ Nếu trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng thì lọ dung dịch ban đầu có số  là dung dịch H2SO4 .
+ Nếu không có kết tủa thì lọ ban đầu có số . Là dung dịch HCl 
Phương trình:
 BaCl2 + H2SO4 đ 2HCl + BaSO4 
 (dd) (dd) (dd) (r)
HS: Làm thí nghiệm 3 
HS: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thực hành . 
Hoạt động 2
GV: Nhận xét về ý thức, thái độ của hs trong buổi thực hành. Đồng thơi nhận xết về kết quả thựch hành của các nhóm .
GV: Hướng dẫn học sinh thu hồi hoá chất rửa dụng cụ, vệ sinh phòng thực hàh .
GV: Yêu cầu học sinh làm tường trình theo mẫu .
II. Viết bản tường trình .
HS: Thu dọn vệ sinh phòng thực hành .
IV. Rút kinh nghiệm 
Tiết 10 Kiểm tra 1 tiết 
	Ngày soạn :	Ngày dạy :
I . Mục tiêu .
	Đánh giá học sinh việc nắm tính chất hoá học của oxit, axit , cách phân biệt oxit và axit .
	Nắm cách điều chế oxit axit tròng phòng thí nghiệm 
	Kĩ năng viết phương trình phản ứng và giuải các bài toán tính theo PTHH.
II. Đề bài .
Câu 1: 
Cho các chất sa : SO2, CuO, Na2O, CaO, CO2 . Hãy cho biết những chất nào tác dụng được với :
 a, Nước 
 b, Axit clohiđric
 c, Natrihiđroxit 
Viết PTPƯ nếu có? 
Câu 2: 
Trình bày phương phá hoá học để phân biệt các lọ hoá chất bị mất nhãn đựng các dung dịch không màu : K2SO4, KCl, KOH, H2SO4 .
Câu 3: 
Hoà tan 4 gam Sắt(III) oxit bằng một khối lương H2SO4 98% (vừa đủ)
a, Tính khối lượng H2SO4 đã dùng 
b, Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng .
IV. Rút kinh nghiệm .
Tiết 11 Tính chất hoá học của bazơ
	Ngày soạn :	Ngày dạy :
I . Mục tiêu .
 HS biết được:
	Những tính chất hoá học chung của bazơ và viết phương trình phản ứng hoá học tương ứng cho mỗi tính chất .
	HS vận dụng những hiểu biết của mình về tính chất hoá học của bazơ để giải thích những hiện tượng thường gặp trong đời sống sản xuất .
	HS vận dụng được những tính chất của bazơ để làm các bài tập định tính và định lượng .
II. Chuẩn bị .
GV: Máy chiếu , giấy trong, bút dạ .
Chuẩn bị các bộ dụng cụ thí nghiệm gồm:
* Dụng cụ:
	Giá ống nghiệm
	ống nghiệm 
Đũa thuỷ tinh 
	* Hoá chất: 
	Dung dịch Ca(OH)2
	Dung dịch NaOH
	Dung dịch H2SO4 loãng
	Dung dịch CuSO4
	CaCO3
	Phenolphtalein
	Quì tím 
HS : Đọc trước bài mới ở nhà .
III.Tiến trình bài giảng .
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ .
3. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
GV: Hướng dẫn học sin làm thí nghiệm:
 + Nhỏ 1 giọt dd NaOH lên mẩu giấy quì tím đ quan sát 
 + Nhỏ 1 giọt dd phenolphtalein không màu vào ống nghiệm có sẵn 1đ 2 ml dd NaOH quan sát sự thay đổi màu sắc .
GV: Gọi đại diện các nhóm học sinh nêu nhận xét.
GV: Dựa vào tính chất này, ta có thể ohân biệt được bazơ với dd của loại hợp chất khác .
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 1 (trong phiếu học tập)
Bài tập 1: 
Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong các dd không màu sau: H2SO4, Ba(OH)2, HCl 
Em hãy trình bày cáh phân biệt các lọ dd trên mà chỉ dùng quì tím .
GV: Gợi ý học sinh làm bài tập 
 đ Gọi 1 học sinh trình bày cách phân biệt (có thể dùng hoá chất đã phân biệt được để làm thuốc thử cho bước tiếp theo).
1. Tác dụng của dd bazơ với các chất chỉ thị màu .
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm.
HS Nhận xét :
Các dd bazơ (kiềm) đổi màu chất chỉ thị:
 + Quì tím thành màu xanh .
 + Phenolphtalein không màu thành màu đỏ .
HS: Trình bày cách phân biệt :
Đánh số thứ tự các lọ hoá chất và lấy mẫu thử 
Bước 1: Lấy ở mỗi lọ 1 giọt dd và nhỏ vào mẩu giấy quì tím 
+ Nếu quì tím chuyển sang màu xanh, là dd Ba(OH)2 .
+

File đính kèm:

  • docHoa 9 K I - 1.doc
Giáo án liên quan