Giáo án Hóa học 9 - Chương 1: Các Loại Hợp Chất Vô Cơ
Thời lượng dành cho Chương 1 : "Các loại hợp chất vô cơ" là 19 tiết, trong đó có 13 tiết lí thuyết, 2 tiết luyện tập, 2 tiết thực hành và 2 tiết kiểm tra viết. Nội dung của 2 bài kiểm tra do GV biên soạn.
13 tiết lí thuyết được biên soạn thành 10 bài học, trong số đó có 3 bài học được biên soạn là 2 tiết/ bài.
A. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
– HS biết được hợp chất vô cơ được phân thành 4 loại chính là oxit, axit, bazơ và muối.
– Đối với mỗi loại hợp chất vô cơ, HS biết được những tính chất hoá học chung của mỗi loại, viết được các PTHH tương ứng.
– Đối với các hợp chất cụ thể, quan trọng của mỗi loại, HS biết chứng minh những tính chất hoá học tiêu biểu cho mỗi loại hợp chất. Ngoài ra còn biết được những tính chất hoá học đặc trưng của chất đó, cũng như những ứng dụng của chất và phương pháp điều chế chất.
– Những thí nghiệm do HS thực hiện trong các bài học về tính chất chung của mỗi loại hợp chất vô cơ là những thí nghiệm mang tính chất nghiên cứu, khám phá.
Những thí nghiệm do HS thực hiện trong bài học về các chất cụ thể, quan trọng thì mang tính chất chứng minh. Riêng những thí nghiệm về tính chất hoá học đặc trưng của chất vẫn mang tính chất nghiên cứu, khám phá.
c hoá chất : CaO, axit HCl, dung dịch H2SO4 loãng, CaCO3, Na2SO3, S, dung dịch Ca(OH)2, nước cất. – Dụng cụ thí nghiệm : ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, dụng cụ điều chế SO2 từ Na2SO3 và dung dịch H2SO4 loãng, đèn cồn... Tranh ảnh, sơ đồ lò nung vôi công nghiệp và thủ công... C. Tổ chức dạy học Sau khi HS đã có một số hiểu biết chung về tính chất của oxit bazơ và oxit axit, các em được tìm hiểu về một số oxit cụ thể quan trọng. Với oxit bazơ đó là canxi oxit, với oxit axit là lưu huỳnh đioxit. Nội dung tìm hiểu của những oxit này là : – Tính chất của CaO và SO2. – Những ứng dụng của CaO và SO2. – Phương pháp điều chế CaO và SO2. I - Tính chất hoá học của CaO và SO2 Nên dẫn dắt quá trình hình thành nhận thức về những tính chất hoá học của oxit bazơ và oxit axit cho HS bằng những thí nghiệm có tính chất nghiên cứu, khám phá. Sau đó đi đến kết luận về những tính chất hoá học của mỗi loại oxit. ở bài này, những tính chất hoá học của CaO và SO2 được hình thành cho HS bằng phương pháp chứng minh. GV có thể thông báo cho HS rằng : CaO có những tính chất hoá học của oxit bazơ, SO2 có những tính chất hoá học của oxit axit. Để minh hoạ cho điều này, GV cho HS làm những thí nghiệm chứng minh. II - ứng dụng của CaO và SO2 Sau khi HS tự tìm hiểu về những ứng dụng của CaO và SO2, GV có thể cho HS liên hệ với việc sử dụng những chất hoá học này trong gia đình và trong sản xuất. Thí dụ, khử chua đối với đất trồng trọt bằng CaO như thế nào ? Tại sao người ta thường rắc vôi bột vào những nơi chôn xác động vật ? v.v... III - Sản xuất CaO và điều chế SO2 Vấn đề điều chế CaO trong phòng thí nghiệm không đặt ra trong bài học, mà chỉ tìm hiểu về phương pháp sản xuất CaO. Do vậy, bài học đề cập đến vấn đề nguyên liệu và những phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình nung vôi. GV cho HS liên hệ với quá trình sản xuất vôi ở địa phương. (Nguyên liệu, chất đốt thường dùng, nơi khai thác nguyên liệu. Thời gian nung một mẻ vôi là bao lâu ? Khối lượng CaO ra lò là bao nhiêu tấn ? Giá thành 1 tấn CaO là bao nhiêu ? v.v...) Tìm hiểu cách điều chế : điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm (khi cần SO2 thì điều chế, không lưu trữ sẵn SO2 như lưu trữ CaO trong phòng thí nghiệm) và sản xuất SO2 trong công nghiệp. Tại sao người ta không điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm bằng cách đốt S trong không khí ? Vì : – Không thu được SO2 tinh khiết mà là hỗn hợp khí SO2, N2, O2,... – Việc thu khí SO2 bằng phương pháp này là phức tạp. Điều chế SO2 trong công nghiệp có thể đi từ những nguồn nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên. – Nhiều nước trên thế giới có những mỏ S tương đối tinh khiết. Phần lớn khối lượng S khai thác được dùng để sản xuất axit sunfuric. – SO2 được điều chế bằng cách đốt quặng pirit như pirit sắt, pirit đồng trong những loại lò nung có cấu tạo đặc biệt : 4FeS2 (r) + 11O2 (k) 2Fe2O3 (r) + 8SO2 (k) (GV không giới thiệu phản ứng hoá học này cho HS). D. hướng dẫn Giải bài tập trong SGK Tiết 1 1. Hướng dẫn : a) Lấy một ít mỗi chất cho tác dụng với nước. Nước lọc của các dung dịch này được thử bằng khí CO2 hoặc dung dịch Na2CO3. Nếu có kết tủa trắng thì chất ban đầu là CaO, nếu không kết tủa thì chất ban đầu là Na2O. b) Chất khí nào làm đục nước vôi trong là CO2. Khí còn lại là O2. 2. Hướng dẫn : a) Chất nào phản ứng mạnh với nước là CaO, không tan trong nước là CaCO3. b) Nhận biết bằng cách lần lượt cho tác dụng với nước : CaO phản ứng mạnh ; MgO không tác dụng, không tan trong nước. 3.* Hướng dẫn : Đặt x (gam) là khối lượng CuO, khối lượng của Fe2O3 là (20 - x) gam. Số mol các chất là : ; = 0,2 ´ 3,5 = 0,7 (mol) Ta có phương trình đại số : Đáp số : mCuO = 4 gam ; = 16 gam. 4. Đáp số : b) = 0,5M. c) = 19,7 gam. Tiết 2 1. Hướng dẫn : (1) : S + O2. (2) : SO2 + CaO hoặc SO2 + Ca(OH)2 (dd). (3) : SO2 + H2O. (4) : H2SO3 + NaOH hoặc H2SO3 + Na2O. (5) : Na2SO3 + H2SO4 loãng (nếu dùng dd HCl cũng thu được SO2, nhưng có lẫn HCl). (6) : SO2 + NaOH (dd) hoặc SO2 + Na2O. 2. Hướng dẫn : a) Cho CaO và P2O5 vào 2 ống nghiệm có H2O. Sau đó thử dung dịch bằng quỳ tím. b) Dùng than hồng trên que đóm để nhận biết. Hoặc dùng giấy quỳ tím tẩm nước để thử. 3. Hướng dẫn : CaO có tính hút ẩm (hơi nước), đồng thời là một oxit bazơ (tác dụng với oxit axit). Do vậy CaO chỉ dùng làm khô các khí ẩm là : hiđro ẩm, oxi ẩm. 4. Đáp án (Câu trả lời) a) Những khí nặng hơn không khí : CO2, O2, SO2. b) Những khí nhẹ hơn không khí : H2, N2. c) Khí cháy được trong không khí : H2. d) Những khí tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit : CO2, SO2. e) Làm đục nước vôi trong : CO2, SO2. g) Đổi màu giấy quỳ tím ẩm thành đỏ : CO2, SO2. 5. Khí SO2 được tạo thành từ cặp chất : a) K2SO3 + H2SO4. 6.* a) Viết PTHH : SO2 (k) + Ca(OH)2 (dd) CaSO3(r) + H2O (l) b) Khối lượng các chất sau phản ứng : – Số mol các chất đã dùng : = 0,005 (mol) = 0,007 (mol) – Khối lượng các chất sau phản ứng : + = 0,005 mol, có khối lượng là : = 120 ´ 0,005 = 0,6 (g) + = 0,007 – 0,005 = 0,002 (mol) = 74 ´ 0,002 = 0,148 (g) Bài 3 (1 tiết) Tính chất hoá học của axit A. Mục tiêu của bài học 1. Kiến thức – HS biết được những tính chất hoá học chung của axit và dẫn ra được những PTHH tương ứng cho mỗi tính chất. 2. Kĩ năng – HS biết vận dụng những hiểu biết về tính chất hoá học để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống, sản xuất. – HS biết vận dụng những tính chất hoá học của axit, oxit đã học để làm các bài tập hoá học. B. Những thông tin bổ sung – H2SO4 đặc và HNO3 đặc hoặc loãng có tính oxi hoá rất mạnh, do vậy khi chúng tác dụng với kim loại không giải phóng khí hiđro. Tuy nhiên, có một vài trường hợp ngoại lệ, thí dụ, dung dịch HNO3 rất loãng tác dụng với kim loại có tính khử mạnh như Mg, sinh ra khí hiđro. Mg + 2HNO3 Mg(NO3)2 + H2 Không nên và không bao giờ làm thí nghiệm HNO3 hoặc H2SO4, HCl tác dụng với kim loại kiềm (Na, K ) vì sẽ gây nổ, không an toàn. – H2SO4 đặc tác dụng với hầu hết các kim loại, không giải phóng khí hiđro, mà thường là SO2. Ngoài ra, có thể giải phóng S hoặc H2S. (Xem bài 4, mục B. Axit sunfuric (H2SO4), trang 16 SGK). – HNO3 đặc hay loãng tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ vàng, platin). Khi axit nitric đặc tác dụng với những kim loại kém hoạt động sinh ra khí NO2 có màu nâu đỏ. Thí dụ : Cu + 4HNO3 (đặc) Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O Ag + 2HNO3 (đặc) AgNO3 + NO2 + H2O Còn dung dịch HNO3 loãng tác dụng với kim loại kém hoạt động, sinh ra khí không màu là NO : 3Cu + 8HNO3 (loãng) 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O 3Ag + 4HNO3 (loãng) 3AgNO3 + NO + 2H2O Dung dịch HNO3 loãng tác dụng với kim loại hoạt động, giải phóng khí N2O không màu : 4Mg + 10HNO3 4Mg(NO3)2 + N2O + 5H2O Do vậy, khi làm thí nghiệm hoặc dẫn ra phản ứng hoá học của axit tác dụng với kim loại hoạt động, sinh ra khí hiđro, ta chọn dung dịch HCl hoặc dung dịch H2SO4 loãng. C. Chuẩn bị đồ dùng dạy học – Các hoá chất : Các dung dịch HCl, H2SO4 loãng, quỳ tím, kim loại Zn, Al, Fe, những hoá chất cần thiết để điều chế Cu(OH)2 hoặc Fe(OH)3, Fe2O3 hoặc CuO. – Các dụng cụ thí nghiệm : ống nghiệm cỡ nhỏ, đũa thuỷ tinh... (đủ dùng cho mỗi HS hoặc nhóm HS). D. Tổ chức dạy học – Tất cả những thí nghiệm hoá học dùng trong bài học mang tính chất là những thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm tìm kiếm những tính chất hoá học của axit, theo trình tự : thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích, kết luận, cuối cùng là viết các PTHH. – Thí nghiệm tìm ra tính chất của axit tác dụng với bazơ, GV nên cho HS làm 2 thí nghiệm : 1. Axit tác dụng với dung dịch bazơ (kiềm, như dd NaOH), nếu không dùng chất chỉ thị màu, HS sẽ khó quan sát được hiện tượng xảy ra. Để quan sát được hiện tượng của phản ứng ta thêm 1 giọt phenolphtalein vào dd bazơ làm cho dd có màu hồng. Nhỏ vài giọt dd axit vào dd bazơ cho đến khi mất màu hồng. Cho HS giải thích và viết PTHH. 2. Axit tác dụng với bazơ không tan, như Cu(OH)2 hoặc Fe(OH)3, HS sẽ quan sát hiện tượng của phản ứng hoá học rất dễ dàng. Nhưng trong phòng thí nghiệm không có sẵn những loại bazơ này. GV hướng dẫn HS tự điều chế : cho 1 - 2 ml dd CuSO4 hoặc FeCl3 vào ống nghiệm, thêm vài ba giọt dd NaOH, sẽ có kết tủa xanh Cu(OH)2 hoặc kết tủa nâu Fe(OH)3. Lọc lấy kết tủa cho tác dụng với axit. – Các hoá chất dùng trong thí nghiệm tìm ra tính chất của axit tác dụng với oxit bazơ, như CuO (là chất bột màu đen), ZnO (chất bột màu trắng), Fe2O3 (chất bột màu nâu) đều có trong phòng thí nghiệm. – Đối với mỗi tính chất của axit được phát hiện ra, GV cần cho HS phát biểu khẳng định. Sau khi khám phá ra những tính chất của axit, GV cho HS phát biểu kết luận về những tính chất của axit. E. hướng dẫn Giải bài tập trong SGK 2. Hướng dẫn : a) Mg + HCl c) Fe(OH)3 + HCl hoặc Fe2O3 + HCl b) CuO + HCl d) Mg + HCl hoặc 4. a) Phương pháp hoá học : Ngâm hỗn hợp bột Cu và Fe trong dung dịch HCl dư. Phản ứng xong, lọc lấy chất rắn, rửa nhiều lần trên giấy lọc. Làm khô chất rắn, thu được bột Cu. Cân, giả sử được 6 g. Suy ra trong hỗn hợp có 60% Cu và 40% Fe. Viết PTHH. b) Phương pháp vật lí : Dùng thanh nam châm (sau khi đã bọc đầu nam châm bằng mảnh nilon nhỏ, mỏng) chà nhiều lần, ta cũng thu được 4 g bột Fe. Bài 4 (2 tiết) Một số axit quan trọng A. Mục tiêu của bài học 1. Kiến thức Học sinh biết : – Những tính chất của axit clohiđric HCl, axit sunfuric loãng H2SO4 ; Chúng có đầy đủ tính chất hoá học của axit. Viết đúng các PTHH cho mỗi tính chất. – H2SO4 đặc có những tính chất hoá học riêng : tính oxi hoá (tác dụng với những kim loại kém hoạt động), tính háo nước. Dẫn ra được những PTHH cho những tính chất này. – Những ứng dụng quan trọng của các axit này trong sản xuất, trong đời sống. 2. Kĩ năng – Sử dụng an toàn những axit này trong quá trình tiến hành thí nghiệm. – Các nguyên liệu và công đoạn sản xuất H2SO4 trong công nghiệp, những phản ứng hoá học xảy ra trong các công đoạn. – Vận dụng những tính chất của axit HCl, H2SO4 trong việc giải các bài tập định tính và định lượng. B. Những thông tin bổ sung Yêu cầu đối với HS là biết HCl và H2SO4 loãng có những tính chất hoá học của axit
File đính kèm:
- hoa chuong 1.doc