Giáo án Hóa học 9 - Bài 2: Một số oxit quan trọng - Trần Thị Ngọc Hiếu

 

I.MỤC TIÊU : Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức : Biết được:

- Tính chất, ứng dụng, điều chế canxi oxit.

2. Kỹ năng :

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của CaO.

- Viết được các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của CaO.

3. Thái độ :

- Sự thích thú với môn học hơn, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường .

4. Trọng tâm:

- Tính chất hóa học của CaO.

 - Nắm được các phản ứng điều chế CaO.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 9209 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Bài 2: Một số oxit quan trọng - Trần Thị Ngọc Hiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Ngày soạn:22/08/2013
 Tiết 3 Ngày dạy: 26/08/2013
Bài 2: MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG
A. CANXI OXIT CaO
I.MỤC TIÊU : Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức : Biết được: 
- Tính chất, ứng dụng, điều chế canxi oxit. 	
2. Kỹ năng : 
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của CaO.
- Viết được các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của CaO.
3. Thái độ : 
- Sự thích thú với môn học hơn, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường .
4. Trọng tâm:
- Tính chất hóa học của CaO.
 - Nắm được các phản ứng điều chế CaO.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học 
a.GV : 
 Hoá chất : CaO, dd HCl, dd H2SO4 loãng, CaCO3, dd Ca(OH)2 .
 Dụng cụ : Ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh .
 Tranh ảnh lò lung vôi trong công nghiệp và thủ công .
b.HS: 
 Tìm hiểu trước nội dung bài học.
2. Phương pháp: 
 Thảo luận nhóm – trực quan- đàm thoại – vấn đáp. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1.Ổn định lớp(1’): 
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
9A1
..
9A2
..
9A3
..
9A4
..
9A6
..
2.Kiểm tra bài cũ (10’):
 HS 1: Nêu các tính chất hóa học của oxit bazơ? Viết phương trình hoá học.
 HS 2: Nêu các tính chất hóa học của oxit axit? Viết phương trình hóa học.
3.Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Canxi oxit có những tính chất, ứng dụng gì và được sản xuất như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: 
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài .
Hoạt động 1. Tính chất của canxi oxit (15’). 
- GV: Khẳng định CaO (oxit bazơ) yêu cầu HS quan sát mẫu CaO và nêu tính chất vật lý.
- GV: Làm thí nghiệm: Cho 2 mẫu nhỏ CaO vào ống nghiệm vào ống nghịêm. Nhỏ từ từ nước vào ống nghiệm. 
- GV: Gọi HS nhận xét + Viết PTPƯ 
- GV: Phản ứng của CaO với nước phản ứng tôi vôi 
- GV: Ca(OH)2 ít tan trong nước, Phần tan tạo thành dd bazơ. 
- GV: Dựa vào tính chất tác dụng với nước dùng CaO để làm khô các chất. 
- GV: Nhờ tính chất này CaO được dùng khử chua đất trồng, xử lý nước thải của nhà máy hoá chất 
- GV: Thuyết trình: Để CaO trong kh/khí (t0 thường) CaO hấp thụ khí cacbonđioxit canxi cacbonat.
- GV: Yêu cầu HS viết PTPƯ 
- GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận về CaO .
- HS: Quan sát,, nêu tính chất vật lý 
- HS: Quan sát.
- HS: Nhận xét hịên tượng (toả nhiệt, chất rắn màu trắng, tan ít trong nước) Viết PTPƯ 
CaO + H2O Ca(OH)2
- HS: Nghe + ghi bổ sung 
- HS: Lắng nghe.
- HS: Lắng nghe. 
- HS: CaO tác dụng với dd HCl tạo thành dd CaCl2 Viết PTPƯ 
CaO +2HCl CaCl2 + H2O
- HS: Lắng nghe
HS: Viết PTHH 
 CaO + CO2 CaCO3 
- HS: CaO là oxit bazơ 
I. Tính chất:
1.Tính chất vật lí :
Là chất rắn, màu trắng nóng chảy ở to 2585oC 
2. Tính chất hoá học
a. Tác dụng với nước
CaO + H2O Ca(OH)2
-CaO có tính hút ẩm mạnh dùng làm khô nhiều chất .
b.Tác dụng với axit
CaO + 2HClCaCl2 + H2O 
- Khử chua cho đất .
c.Tác dụng với oxit axit :
CaO + CO2CaCO3 
Kết luận: CaO là 1 oxit bazơ 
Hoạt động 3. Ứng dụng của canxi oxit(3’).
-GV: Yêu cầu HS nêu các ứng dụng của CaO.
 - GV: Kết luận.
-GV hỏi: Liên hệ thực tế đời sống dùng vôi làm gì ?
-HS:Theo dõi thông tin SGK và nêu các ứng dụng của CaO
-HS: Nghe và ghi vở
-HS trả lời: Dùng bón để rửa chua đồng ruộng
II.Canxi oxit có những ứng dụng gì ?
 (SGK)
Hoạt động 3. Sản xuất canxi oxit (7’) ).
-GV: Trong thực tế người ta sản xuất vôi từ nguyên liệu gì?
- GV : treo tranh vẽ lò vôi thủ công và công nghiệp . Giới thiệu cấu tạo nguyên tắc vận hành .
-GV hỏi: Ở nước ta nơi nào có nhiều đá vôi?
-GV:Hiện nay ở 1 số nơi người ta còn khai thác nguyên liệu sản xuất vôi khác đó là gì?
-GV: Thuyết trình về các PƯHH xảy ra.
-GV: Gọi hs đọc phần “em có biết ”
-HS: Từ CaCO3 . than . 
- HS: quan sát, lắng nghe. 
- HS trả lời: Thanh Hoá .
-HS trả lời: San hô .
-HS: Viết phương trình phản ứng toả nhiều nhiệt – nhiệt sinh ra phân huỷ CaCO3 CaO 
- HS: đọc phần em có biết.
III.Sản xuất canxi oxit như thế nào ?
a.Nguyên liệu :
CaCO3, chất đốt ( than, củi, dầu . . .)
b.Cac phản ứng hoá học:
C + O2 CO2.
CaCO3 CaO + CO2 
4. Củng cố- Dặn dò – Nhận xét ( 9’)
a. Củng cố (8’):
 Trình bày phương pháp để phân biệt các chất rắn sau : CaO, P2O5, SiO2 . 
 Thực hiện dãy chuyển hóa sau: CaCO3 CaO Ca(OH)2
b. Dặn dò – Nhận xét (1’):
 Về nhà học bài, làm bài tập 1, 2, 3 SGK.
 Coi trước bài phần tiếp theo: Lưu huỳnh đioxit SO2.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 2 Ngày soạn: 25/08/2013
 Tiết 4 Ngày dạy: 28/08/2013
Bài 2: MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG (tt)
B. LƯU HUỲNH ĐIOXIT SO2
I. MỤC TIÊU : Sau bài này HS phải:
1.Kiến thức : Biết được: 
 - Tính chất, ứng dụng, điều chế lưu huỳnh đioxit.
2.Kỹ năng : 
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của SO2.
- Viết được các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của SO2.
3.Thái độ : 
- Thấy được ứng dụng cũng như tác hại của SO2 giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
4. Trọng tâm:
- Nắm được tính chất của SO2 và các phản ứng điều chế SO2
II. CHUẨN BỊ :
1. Đồ dùng dạy học 
a.GV :
- Hoá chất : Na2SO3, H2SO4 loãng, S, Ca(OH)2 .
- Dụng cụ : Ống nghiệm, ống thuỷ tinh, ống dẫn, nút cao su, bình cầu, phễu quả lê .
b.Học sinh : 
- Học bài, nghiên cứu trước nội dung bài .
2 . Phương pháp: 
- Thảo luận nhóm – trực quan- đàm thoại – vấn đáp. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1.Ổn định lớp(1’): 
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
9A1
..
9A2
..
9A3
..
9A4
..
9A6
..
2.Kiểm tra bài cũ(10’):
HS1: Nêu TCHH của canxi oxit ? Viết PTPƯ minh hoạ ? 
HS2: Nêu TCHH của oxit axit ? Viết PTPƯ minh hoạ ?
3.Bài mới : 
a. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ được học về tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit. Vậy nó có tính chất hóa học giống canxioxit hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: 
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1. Tính chất của lưu huỳnh đioxit (15’)
- GV: Hãy nêu trạng thái, màu sắc của khí SO2.
- GV: Yêu cầu HS xác định tỉ khối của khí SO2 đối với không khí kết luận gì ?
- GV thông báo: SO2 độc gây ho, viêm đường hô hấp, mùi hắc. Vậy, SO2 có những TCHH nào?
-GV: Giới thiệu thí nghiệm:
+ SO2 + H2O + quỳ tím
- GV: Từ thí nghiệm trên hãy nêu tính chất hóa học của SO2. 
- GV: Yêu cầu HS viết PTHH
- GV: Giới thiệu thêm : SO2 là chất gây ô nhiễm môi trường , là 1 trong những nguyên nhân gây mưa axit .
- GV: Giới thiệu thí nghiệm 
SO2 + Ca(OH)2
- GV: Từ thí nghiệm trên hãy nêu tính chất hóa học của SO2. 
- GV: Yêu cầu HS viết các PTHH.
- GV: Tương tự gọi 2 HS lên viết PTHH.
SO2 + 2NaOH 
SO2 + Ba(OH)2 
- GV: Thông báo SO2 tác dụng được với oxit bazơ.
- GV: Yêu cầu HS viết PTPƯ cho SO2 tác dụng với Na2O, CaO.
- GV: Nhận xét.
- GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận. 
-HS: Là chất khí không màu.
-HS: Nặng hơn không khí d = 64/29 .
- HS: Lắng nghe, ghi nhớ.
- HS: Quan sát hiện tượng tự:
+ Dd làm quỳ tím hoá đỏ.
- HS: Tác dụng với H2O
- HS: SO2 + H2O H2SO3 
- HS: Lắng nghe 
- HS: Quan sát hiện tượng :
+ Nước vôi trong đục.
-HS: Tác dụng với dd bazơ
- HS: SO2+ Ca(OH)2
CaSO3 + H2O.
- HS: Viết PTHH
SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O
SO2 + Ba(OH)2 BaSO3 + H2O
-HS: Lắng nghe.
- HS: Viết các PTHH xảy ra.
SO2 + CaO CaSO3 
SO2 + Na2O Na2SO3 
- HS: Lắng nghe. 
- HS: SO2 là oxit axit.
I.Tính chất của lưu huỳnh đioxit (SO2 ) :
1.Tính chất vật lí :
- Chất khí, không màu có mùi hắc, độc. 
- Nặng hơn không khí .
2.Tính chất hoá học :
a. Tác dụng với nước :
SO2 + H2O H2SO3 
 axit sunfurơ 
b.Tác dụng với bazơ :
SO2+ Ca(OH)2
CaSO3 + H2O.
Canxisunfit
c.Tác dụng với oxit bazơ tan 
SO2 + Na2O Na2SO3
- SO2 là oxit axit.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu ứng dụng của lưu huỳnh đioxit(3’)
- GV: Giới thiệu các ứng dụng của SO2 .
-GV hỏi: Tại sao SO2 dùng để tẩy trắng bột gỗ ?
-GV:SO2 có những ứng dụng gì? 
- HS: Chú ý lắng nghe .
- HS:Do SO2 có tính tẩy màu .
-HS: Trả lời – ghi bài .
II. Ưng dụng:
- Sản xuất H2SO4 
- Tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy 
- Diệt nấm mốc .
Hoạt động 3 : Tìm hiểu cách điều chế lưu huỳnh đioxit (7’).
- GV hỏi: Qua phần TCHH hãy cho biết nguyên liệu để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?
- GV : Giới thiệu thêm : muối sunfít và dd HCl .
- GV hỏi: Cách thu khí SO2 như thế nào ? tại sao ? trong các cách sau :
a. Đẩy nước .
b.Đẩy không khí (úp bình thu ) .
c.Đẩy không khí (ngửa bình thu ) .
-GV: Giới thiệu thêm cách điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm = cách cho H2SO4đặc nóng + Cu .
-GV: Giới thiệu cách SX SO2 trong công nghiệp .
- HS: Suy nghĩ trả lời:
Na2SO3, H2SO4 loãng .
- HS: Lắng nghe .
-HS: Đẩy không khí, để ngửa bình do SO2 nặng hơn không khí và do SO2 tác dụng được với nước .
-HS: Chú ý lắng nghe. Viết PTPƯ .
III. Điều chế :
1.Trong phòng thí nghiệm 
- Nguyên liệu muối sunfít, dd HCl, H2SO4 loãng .
Na2SO3 + HCl 2NaCl + H2O + SO2 
Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + H2O + SO2 
2.Trong công nghiệp :
-Đốt lưu huỳnh trong không khí .S + O2 SO2
-Đốt quặng pirit (FeS2)
4FeS2+ 11O2 2Fe2O3+ 8SO2. 
4.Củng cố - Dặn dò(9’):
a.Củng cố (8’):
 HS: Nhắc lại TCHH của SO2 ? Điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp 
 Thực hiện chuỗi phản ứng sau: CaCO3 CaO CaSO3 SO2 K2SO3
b.Dặn dò (1’): Học bài làm bài tập 4, 5, 6 (11 / SGK) và xem trước bài: “Tính chất hoá học của axit ” 	IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.

File đính kèm:

  • docTiet3 4 Mot so oit quan trong Hoa 9.doc