Giáo án Hóa học 8 - Tuần 9, Tiết 18: Phản ứng hóa học
1. Kiến thức:
- HS biết:
Nắm được khái niệm về phản ứng hoá học,biết được bản chất của phản ứng hoá học.
- HS hiểu:
Cách viết sơ đồ phản ứng hóa học.
2. Kỹ năng:
- HS thực hiện được:
Sơ đồ phản ứng hóa học qua các dữ kiện đề bài nêu.
-HS thực hiện thành thạo:
Kỹ năng viết PTHH bằng chữ, xác định chất tham gia, chất tạo thành trong 1 phản ứng hoá học. Kỹ năng làm việc với sgk, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Thói quen: thực hành viết đúng sơ đồ PƯHH
Tính cách: nghiên cứu kĩ dữ kiện đề bài chính xác, hứng thú trong học tập.
Ngày dạy: ................................................... Tuần 9 Tiết 18: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS biết: Nắm được khái niệm về phản ứng hoá học,biết được bản chất của phản ứng hoá học. - HS hiểu: Cách viết sơ đồ phản ứng hóa học. 2. Kỹ năng: - HS thực hiện được: Sơ đồ phản ứng hóa học qua các dữ kiện đề bài nêu. -HS thực hiện thành thạo: Kỹ năng viết PTHH bằng chữ, xác định chất tham gia, chất tạo thành trong 1 phản ứng hoá học. Kỹ năng làm việc với sgk, hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Thói quen: thực hành viết đúng sơ đồ PƯHH Tính cách: nghiên cứu kĩ dữ kiện đề bài chính xác, hứng thú trong học tập. II/.NỘI DUNG BÀI HỌC: Khái niệm và diễn biến phản ứng hóa học. III.CHUẨN BỊ: * GV: Tranh phóng to hình vẽ 2. 5 sgk. Dụng cụ và hoá chất để tiến hành thí nghiệm đốt cháy đường * HS: Chuẩn bị kĩ trước bài học. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 2.Kiểm tra miệng: Lấy ví dụ về hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học rồi từ đó phân biệt hiện tượng vật lý với hiện hoá học? 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Các em đã biết chất có thể biến đổi thành chất khác, quá trình đó gọi là gì? trong đó có gì thay đổi? Khi nào xảy ra? Dựa vào đâu mà biết được? để làm rõ vấn đề này chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu. Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: - Từ 2 thí nghiệm đã xét ở bài trước HS nhớ lại và trả lời. ? Fe và S có tác dụng với nhau không . Sinh ra chất nào. -GV:Quá trình biến đổi trên đã xãy ra PƯHH. - GV hướng dẫn HS cách viết và cách đọc, xác định được chất phản ứng và sản phẩm. ? Khi nung đường cháy thành than và nước , chất nào là chất tham gia, chất nào là chất tạo thành (hay sản phẩm). - GV đưa bài tập 3(50) lên bảng . Yêu cầu HS lên bảng làm. ? Trong PƯ trên chất phản ứng và chất sinh ra là những chất nào. * GV thông báo: Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng chất sản phẩm tăng dần. * Hoạt động 2: * GV đặt vấn đề như phần đầu II. - GV cho HS quan sát hình 2.5 (ở bảng phụ) và trả lời câu hỏi. Hãy cho biết: ? Trước phản ứng (hình a) có những phân tử nào. Các nguyên tử nào liên kết với nhau. ? Trong phản ứng (hình b) các nguyên tử nào liên kết với nhau. So sánh số nguyên tử H và O trong p/ư (b) và trước p/ư (a ). I. Định nghĩa: * Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là PƯHH. * Tên chất phản ứng ® Tên các sản phẩm ( Chất tham gia) ( Chất sinh ra) VD: Phương trình chữ: Lưu huỳnh + sắt ® Sắt (II) sunfua. Đường ® Than + Nước. * Bài tập 3: Parafin + oxi ® Nước + Cacbon đioxit. (Chất tham gia) (Chất sinh ra) II. Diễn biến của phản ứng hoá học: * Kết luận: “Trong PƯHH chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm phân tử này biến đổi thành phân tử khác”. 4. Tổng kết: - HS đọc phần ghi nhớ. - GV hướng dẫn HS đọc bài đọc thêm. - HS trả lời: 1. Phản ứng hoá học là gi? Cho VD minh hoạ. 2. Hãy cho biết trong các quá trình biến đổi sau, hiện tuợng nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng hoá học. Viết PT chữ của các PTPƯ. a, Đốt cồn ( rượu etylic) trong không khí tạo ra khí cacbonic và nước. b, Biến gỗ thành giấy, bàn ghế.... c, Đốt bột nhôm trong không khí, tạo ra nhôm oxit. d, Điện phân nước ta thu được khí H2 và khí O2. HS làm bài tập 13.2, 13.3 sách bài tập 5.Hướng dẫn học tập: - Học bài. - Bài tập về nhà: 2, 5, 6 (Sgk).
File đính kèm:
- Phan ung hoa hoc.doc