Giáo án Hóa học 8 - Tuần 7 - Bài 10: Hoá Trị (tiết 1)

I. Mục tiêu

1.Kiến thức : Biết được :

- Hóa trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác.

- Quy ước : hóa trị của H là I, hóa trị của O là II; hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác theo hóa trị của H và O.

- Trong hợp chất 2 nguyên tố AxBy thì : a.x = b.y (a,b là hóa trị tương ứng của A, B) – quy tắc hóa trị đúng với cả khi A hay B là nhóm nguyên tử.

2.Kỹ năng :

- Nhận biết được hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác theo hóa trị của H và O.

 3. Thái độ:

 - HS có sự hiểu biết thêm kiến thức mới và thêm yêu khoa học.

 4. Trọng tâm :

 - Khái niện hóa trị.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng dạy học:

a. Giáo viên :

 - Phương tiện : chuẩn bị bảng 1,2 trang 42,43, các bảng phụ

 - Phiếu học tập

b. Học sinh :

 - Thuộc KHHH của nguyên tố ở bảng 1/42 SGK, xem lại cấu tạo của nguyên tử

2. Phương pháp dạy học : Thông báo, phát vấn, Hoạt động nhóm.

 

doc7 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tuần 7 - Bài 10: Hoá Trị (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể được xác theo hóa trị của H và O. 
- Trong hợp chất 2 nguyên tố AxBy thì : a.x = b.y (a,b là hóa trị tương ứng của A, B) – quy tắc hóa trị đúng với cả khi A hay B là nhóm nguyên tử. 
2.Kỹ năng : 
- Nhận biết được hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác theo hóa trị của H và O. 
 3. Thái độ:
 - HS có sự hiểu biết thêm kiến thức mới và thêm yêu khoa học.
 4. Trọng tâm :
 - Khái niện hóa trị.
II. Chuẩn bị 
1. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên :
 - Phương tiện : chuẩn bị bảng 1,2 trang 42,43, các bảng phụ 
 - Phiếu học tập 
Học sinh : 
 - Thuộc KHHH của nguyên tố ở bảng 1/42 SGK, xem lại cấu tạo của nguyên tử 
2. Phương pháp dạy học : Thông báo, phát vấn, Hoạt động nhóm.
III. Các hoạt động dạy và học: 
1/ Ổn định tổ chức lớp
Tg
8A1
8A2
8A3
8A4
1’
Vắng  phép 
Vắng  phép 
Vắng  phép 
Vắng  phép 
2/ Bài mới:
Tg
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung cơ bản
15’
Hoạt động 1: Kiểm tra 15 phút và giới thiệu bài mới
Đề
Đáp án 
Điểm
Câu 1: Viết CTHH của các chất sau:
a, axít phôtphoríc có 3H, 1P, 4O
b, muối kẽm clorua có 1Zn, 2Cl 
c, khí nitơ có 2N
d, nước trong phân tử có 2H,1O 
Câu 2 :Cho CTHH MgSO4 có ý nghĩa gì ?
Câu 3 :Viết : Chỉ ý gì ?
a, 5 Zn 
b, 3H2O 
c, H2 
Câu 1 :
H3PO4
ZnCl2
N2
H2O
Câu 2 :
- Biết muối Magiesulfat tạo bởi 3 nguyên tố hóa học là Mg, S, O
- Biết Magie sulfat tao nên do 1Mg liên kết với 1S và 4O.
- PTK =24 +32 + 64 =120 đvC
Câu 3:
- 5 phân tử kẽm
- 3 phân tử nước 
- 1 phân tử khí hidro
4 điểm
1
1
1
1
3 điểm
1
1
1
3 điểm 
1
1
1
Giới thiệu bài: Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau còn hoá trị là con số biểu thị khả năng đó. Để hiểu và viết đúng CTHH ta vào bài hôm nay.
10’
Hoạt động 2: Tìm hiểu Hoá trị của một nguyên tố được xác định bảng cách nào 
-Gv: trong cấu tạo của H có bao nhiêu p ?e?
-Thông báo : do H có 1e và thực nghiệm cho biết 1 nguyên tử H chỉ liên kết với tối đa 1 nguyên tử của nguyên tố khác nên gán cho H có hoá trị 
-Dùng bảng phụ 1 
-H: 1 nguyên tử C1 Liên kiết với ? nguyên tử H 
1 nguyên tử S liên kết với? nguyên tử H 
 1 nguyên tử N liên kết với? nguyên tử H 
 1 nguyên tử C liên kết với ? nguyên tử H
-Gv căn cứ vào số nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử của nguyên tố khác, hoá trị của nguyên tố đó
-H: bằng cách nào để xác định hoá trị của Cl là I ; S là II, N là III, C là IV ?
Ghi bảng 
dùng bảng phụ 2 
-Giải thích : 2 Na có khả năng liên kết như 1O (bằng 2 đơn vị )
1Na có khả năng liên kết là 1 vậy Na có hoá trị I 
* Ca có khả năng liên kết như O 
vậy Ca có hoá trị II
*C có khả năng liên kết như 2O 
vậy có hoá trị IV
Ghi bảng 
Dùng bảng phụ 3 
Gv xem các nhóm như nguyên tử 
H: nhóm (SO4), (PO4), (OH) liên kết với bao nhiêu nguyên tử H.
GV: tương tự cách xác định hoá trị trong hợp chất có H vậy xác định hoá trị của nhóm nguyên tử 
Dùng bảng phụ tổng hợp 
-H; các con số I của Cl, của (OH) ; II của S, của (SO4), III của N, của (PO4), biểu thị điều gì?
-H; hoá trị là? được xác định bằng cách điều gì ?
-Ghi bảng kết luận, hoặc cho học sinh học phần 1 của ô màu xanh trong sgk 
-H: nhận xét cách ghi hoá trị ?
-Ghi bảng phần * 
-GV Giải thích vì sao phải ghi bằng số la mã 
-Hướng dẫn tra cứu bảng 1, 2 trang 42,43
-Dùng bảng phụ 4 bài tập áp dụng 
-Nhận xét bài làm của từng nhóm, cho điểm
- có 1p , có 1e
-Quan sát 
Trả lời : 1H
 2H 
 3H 
 4H 
-Nhận xét ->hoá trị của Cl, S, N, C 
-đọc sgk ->trả lời 
Rút ra cách xác định hoá trị Na, Ca, C-> thảo luận nhóm 
-Theo dõi sgk trang 35 “người ta còn ..2 đơn vị”
-Rút ra cách xác định hoá trị nguyên tố O 
-Quan sát 
-Trả lời : 2H 
 3H 
 1H 
-Áp dụng, trả lời 
(SO4):II
(PO4):III, (OH): I 
-quan sát 
Trả lời : là hoá trị của các nguyên tố, nhóm nguyên tử 
-Kết luận 
-Trả lời : ghi bằng số la mã 
- Xem bảng 1,2
Áp dụng Bài tập làm theo nhóm 
I. Hoá trị của một nguyên tố được xác định bảng cách nào?
1/ Cách xác định 
 - Quy ước : hóa trị của H là I, hóa trị của O là II; hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác theo hóa trị của H và O. 
-Hoá trị nhóm nguyên tử xác định tương tự như nguyên tố 
2/ Kết Luận: 
- Hóa trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác.
12’
Hoạt động 3: Tìm hiểu qui tắc hoá trị
-Gv: hoá trị, chỉ số của P, K trong hợp chất PH3 K2O 
Gợi ý : đem nhân hoá trị và chỉ số của mỗi nguyên tố : 
PH3:III x1 ; Ix3 
K2O : I x 2 ; II x 1 
-H: Trong mỗi hợp chất 2 tích có bằng nhau không ?
GV tương tự ta có đẳng thức như trên đối với những hợp chất có dạng AxBy 
Gv xét hợp chất K2SO4, xem nhóm SO4 như nguyên tố B cũng có I x 2 = II x 1 
-Phân tích thêm khi A và B kết hợp với nhau, phải cân bằng nhau về hoá trị: 
 a+= b+ .
x lần y lần 
vậy từ tổng phát biểu thành tích 
-Nhận xét, trả lời 
thực hiện phép nhân theo gợi ý 
-So sánh 2 tích của 2 nguyên tố trong 1 hợp chất bằng nhau 
Rút ra đẳng thức chung 
- Phát biểu qui tắc 
-Thực hiện theo nhóm
 II. Qui tắc hoá trị 
- Qui tắc : Trong hợp chất 2 nguyên tố AxBy thì : a.x = b.y (a,b là hóa trị tương ứng của A, B) – Quy tắc hóa trị đúng với cả khi A hay B là nhóm nguyên tử. 
5’
Hoạt động 4 : Củng cố
GV cho áp dụng quy tắc hóa trị để kiểm tra các CTHH : H2O , NaCl
- H2O
I.2 = 1. II
- NaCl
I.1 = 1 I
2’
3.Nhận xét và Dặn dò công việc về nhà: 
a .nhận xét: 
- Đánh giá giờ học và rút kinh nghiệm cho giờ sau.
b.Dặn dò: 
- Bài tập về nhà làm Bài tập 1,2,3 trang 37
 - Nghiên cứu trước phần tiếp theo của bài 10 “Hoá trị ”.
IV/ Rút kinh nghiệm bài dạy:
Tuần 7
Tiết 14
 Ngày soạn : 21/09/2010
Bài 10: HOÁ TRỊ (T2)
 Ngày dạy : 23/09/2010
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức : HS biết :
 - Áp dụng quy tắc hóa trị : Trong hợp chất 2 nguyên tố AxBy thì : a.x = b.y (a,b là hóa trị tương ứng của A, B) – Quy tắc hóa trị đúng với cả khi A hay B là nhóm nguyên tử. 
2. Kỹ năng : 
- Tính được hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử theo công thức hóa học cụ thể.
- Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị của 2 nguyên tố hóa học nguyên tố và nhóm nguyên tử tạo ra chất. 
3. Thái độ:
- HS có sự hiểu biết thêm kiến thức mới và thêm yêu khoa học.
4. Trọng tâm:
- Cách lập công thức hóa học của một chất dựa vào háo trị.
II. Chuẩn bị 
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên :
- Phương tiện : chuẩn bị bảng 1,2 trang 42,43, các bảng phụ. 
- Phiếu học tập 
b. Học sinh : 
- Thuộc KHHH của nguyên tố ở bảng 1/42 SGK, xem lại cấu tạo của nguyên tử.
2. Phương pháp dạy học : Thông báo, phát vấn, Hoạt động nhóm.
 III/ Các hoạt động dạy và học:
1/ Ổn định tổ chức lớp
Tg
8A1
8A2
8A3
8A4
1’
Vắng  phép 
Vắng  phép 
Vắng  phép 
Vắng  phép 
2/ Bài mới:
Tg
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung cơ bản
15’
Hoạt động 1:Tìm hiểu cách Tính hoá trị của một nguyên tố:
GV xây dựng các bước tính hoá trị làm cùng hs làm bài tập
 Tìm hoá trị của Al trong hợp chất AlCl3 biết Cl hoá trị I
giảI:
-gọi hoá trị của Al là a
 Al1a ClI3 
-theo Quy Tắc ax=by ta có 
a.1 = I.3
à a= III
- Vậy Al có hoá trị III
GV rút ra các bước và cho HS tự làm Bài Tập: Tìm hoá trị của Fe trong hợp chất FeCl2 biết Cl hoá trị I
GV yêu cầu hs làm bài tập 4b, 7sgk
- HS hoạt động nhóm 5’
-gọi hoá trị của Fe là a
 Fe1a ClI2 
 ax=by 
a. 1 = I.2
à a= II
- Vậy Fe có hoá trị II
2, Vận dụng :
a, Tính hoá trị của một nguyên tố:
Các bước làm :
- Gọi hoá trị của nguyên tố chưa biết là a
- Dựa vào qui tắc ax=by thay các dữ kiện đã biết vào công thức
- Giải phương trình rút a
- Kết luận
ví dụ:Tìm hoá trị của Fe trong hợp chất FeCl2 biết Cl hoá trị I
giải :
- Gọi hoá trị của Fe là a
 Fe1a ClI2 
- Theo QT ax=by ta có 
a. 1 = I.2
- a= II
- Vậy Fe có hoá trị II
- HS hợp tác làm việc cùng gv
20’
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách Lập CTHH của hợp chất theo hoá trị:
GV xây dựng các bước làm cùng hs làm bài tập
*Lập CTHH tạo bởi Fe(III) v à SO4(II)
- Viết công thức dạng chung
 Fe x ( SO4 )y
- Dựa vào qui tắc ax=by thay các dữ kiện đã biết 
 III . x = II .y 
- Chuyển thành tỉ lệ 
x/y= II/I suy ra x=2, y = 3
- Kết luận Fe2(SO4)3
- HS hợp tác làm việc cùng gv
- HS hoạt động nhóm 5’
- Viết dạng chung
 AgxOy
- Dựa vào qui tắc ax=by thay các dữ kiện đã biết vào công thức
I . x= II .y 
- Chuyển thành tỉ lệ 
x/y= II/I suy ra x=2,y=1
- kết luận AgO2
b, Lập CTHH của hợp chất theo hoá trị:
Các bước làm :
- Viết công thức dạng chung
 AxBy
- Dựa vào qui tắc ax=by thay các dữ kiện đã biết 
- Chuyển thành tỉ lệ 
x/y=b/a suy ra x=b,y=a (a,b phải tối giản)
- Kết luận
Ví dụ:
*Lập CTHH tạo bởi Ag(I) và O(II)
- Viết công thức dạng chung
 AgxOy
- Dựa vào qui tắc ax=by thay các dữ kiện đã biết vào công thức
I . x= II .y 
- Chuyển thành tỉ lệ 
x/y= II/I suy ra x=2,y=1
- Kết luận Ag2O
7’
Hoạt động 3 : Củng cố - đánh giá
GV cho hs làm bài 5a và 8 sgk
Yêu cầu hs làm nhanh chấm đ

File đính kèm:

  • doctuan 7 tiet 1314.doc