Giáo án Hóa học 8 - Tuần 5 - Tiết 9: Đơn Chất Và Hợp Chất – Phân Tử

A. MỤC TIÊU

 - Học sinh biết được khái niệm phân tử, từ đó so sánh phân tử với nguyên tử; Biết được trạng thái các chất

 - Củng cố các khái niệm đã học về nguyên tử, nguyên tố hoá học

 - Tính thành thạo phân tử khối các chất; So sánh sự nặng nhẹ giữa các phân tử

B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I. Kiểm tra

 HS 1: Chữa bài tập 12 tr 25 – Sgk

 HS 2: Chữa bài tập 2 tr 25 – Sgk

 GV gọi HS khác nhận xét đánh giá

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tuần 5 - Tiết 9: Đơn Chất Và Hợp Chất – Phân Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5	 Ngày soạn:13.09.10
Tiết 9	 Ngày dạy: 20.09.10
đơn chất và hợp chất – phân tử
a. mục tiêu 
 - Học sinh biết được khái niệm phân tử, từ đó so sánh phân tử với nguyên tử; Biết được trạng thái các chất
 - Củng cố các khái niệm đã học về nguyên tử, nguyên tố hoá học
 - Tính thành thạo phân tử khối các chất; So sánh sự nặng nhẹ giữa các phân tử
b. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
	HS 1: Chữa bài tập 12 tr 25 – Sgk 
	HS 2: Chữa bài tập 2 tr 25 – Sgk 
	GV gọi HS khác nhận xét đánh giá
II. Bài mới
Hoạt động 1: III. Phân tử
- GV cho HS quan sát tranh 1.10 đến 1.13 Sgk
- Nhận xét gì về hình dạng, kích thước các hạt hợp thành các mẫu chất trên?
Các hạt đó gọi là phân tử
 Thế nào là phân tử ?
- Quan sát H.10 và nhận xét loại hạt hợp thành đơn chất kim loại?
GV: Các hạt nguyên tử hợp thành này có vai trò như phân tử
1. Định nghĩa
HS quan sát tranh Sgk 
HS: Các hạt hợp thành mỗi mẫu chất đều giống nhau về số lượng nguyên tử, hình dạng, kích thước, loại nguyên tử..
HS: Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
HS: Đơn chất kim loại có hạt hợp thành là các nguyên tử
HS nghe GV giới thiệu
Hoạt động 2: 2. Phân tử khối
- Nhắc lại khái niệm NTK?
-Tương tự,ta cũng có khái niệm phân tử khối
GV cho HS đọc khái niệm Sgk 
- Cách tính phân tử khối như thế nào?
VD 1: Tính PTK của: a/ khí oxi
b/ khí clo c/ nước
VD 2: Tính PTK của khí cacbonic ở H1.15 tr 26 – Sgk 
HS nhắc lại khái niệm nguyên tử khối
HS: Phân tử khối là khối lượng phân tử tính bằng đvC
- PTK = tổng NTK các nguyên tử có trong phân tử
VD: PTK của oxi: 16.2 = 32 đvC
 PTK của khí clo: 35,5.2 = 71 đvC
 PTK của nước: 2.1 + 16 = 18 đvC
VD 2: PTK của khí cacbonic: 
 12 + 16.2 = 44đvC
	Bài tập:Tính PTK của:
	a/ Axit sunfuric biết phân tử có: 2H; 1S; 4O
	b/ Khí amôniăc biết phân tử có: 1N; 3H
	c/ Canxi cacbonat biết phân tử có: 1Ca; 1C; 3O
	GV yêu cầu 3 HS lên bảng thực hiện, HS dưới lớp làm vào vở
Hoạt động 3: IV. Trạng thái của chất 
- Cho HS quan sát H1.14 Sgk và đọc Sgk
- Nêu số lượng hạt hợp thành trong mỗi mẫu chất
- Trạng thái các chất?
- Nhận xét về khoảng cách giữa các phân tử trong mỗi mẫu chất ở cả ba trạng thái trên?
- HS đọc Sgk và quan sát H1. 14 Sgk
HS: Mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những nguyên tử (mẫu kim loại) hoặc những phân tử ?
HS: Tuỳ điều kiện về nhiệt độ, áp suất, một chất có thể tồn tại ở thể rắn hoặc lỏng hoặc khí
HS: ở trạng thái rắn: Các phân tử (nguyên tử) xếp khít nhau và dao động tại chỗ
ở trạng thái lỏng: Các hạt ở gần sát nhau và chuyển động trượt lên nhau
ở trạng thái khí (hơi): Các hạt ở rất xa nhau và chuyển động hỗn độn về mọi phía 
III. Củng cố – Luyện tập 
	Hãy cho biết trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
	a/ Trong bất kì mẫu chất tinh khiết nào cũng chỉ chứa một loại nguyên tử S
	b/ Một mẫu đơn chất là tập hợp vô cùng lớn các nguyên tử cùng loại Đ
	c/ Phân tử của bất kì đơn chất nào cũng gồm 2 nguyên tử	 	 S
	d/ Phân tử của hợp chất gồm ít nhất 2 loại nguyên tử	 Đ
e/ Phân tử của cùng một chất thì giống nhau về khối lượng, hình dạng, kích thước và tính chất 	 	 Đ
	- Hãy lấy VD minh hoạ chứng minh cho câu sai
IV. Hướng dẫn về nhà 
	- Nắm chắc cách tính phân tử khối, các kiến thức đã học
	- Làm bài tập: 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 tr 26 – Sgk
	- Tiết sau thực hành, chuẩn bị: 1 chậu nước, bông, mẫu bản tường trình
********************************
Tuần 5	 Ngày soạn:13.09.10
Tiết 10	 Ngày dạy:25.09.10
Bài thực hành số 2
Sự lan toả của chất
a. mục tiêu
 - Biết được một số loại phân tử có thể khuếch tán trong không khí, nước
 - Làm quen bước đầu với việc nhận biết một chất (bằng quỳ tím)
 - Rèn kỹ năng sử dụng một số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm
b. chuẩn bị 	7 bộ, mỗi bộ gồm:
ống nghiệm + giá; nút cao su; kẹp gỗ; cốc thuỷ tinh; đũa thuỷ tinh; đèn cồn; bông; chậu nước; muôi sắt; diêm
	dd NH3 đặc; KMnO4; quỳ tím
c. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Bản tường trình, bông.
	- Đọc cách tiến hành thí nghiệm mỗi thí nghiệm trong Sgk
II. Tiến hành thí nghiệm
Hoạt động 1: Sự lan toả của amoniac 
- GV hướng dẫn HS theo các bước:
+ Nhỏ 1 giọt dd NH3 vào giấy quỳ để thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh
+ Đặt một mẩu giấy quỳ tím ướt vào đáy ống nghiệm, đặt bông tẩm dd NH3 đặc ở miệng ống nghiệm.
+ Đậy nút ống nghiệm
- Yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra
- Rút ra nhận xét và giải thích
HS tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV
Nhận xét: Giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh
Giải thích: Khí NH3 đã khuếch tán từ miếng bông ở ống nghiệm đến đáy ống nghiệm nên quỳ tím đã chuyển sang màu xanh
Hoạt động 2: Sự lan toả của kali pemanganat 
- GV hướng dẫn HS:
Lấy một cốc nước, bỏ 1 – 2 hạt thuốc tím vào (cho rơi từ từ từng mảnh), để cốc yên lặng và quan sát
- Nhận xét và giải thích hiện tượng xảy ra
- Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm theo GV hướng dẫn
Hiện tượng: Màu tím lan toả dần trong nước
Giải thích: Do các phân tử thuốc tím kali pemanganat đã lan toả trong nước làm cho cốc nước dần có màu tím
III. Kết thúc thực hành
HS thu dọn, kiểm tra dụng cụ hoá chất, vệ sinh dụng cụ thực hành
HS hoàn thành bản tường trình và nộp cho GV
GV nhận xét, đánh giá tiết thực hành

File đính kèm:

  • dochoa 8 tuan 5 10 - 11.doc