Giáo án Hóa học 8 - Tuần 32 - Tiết 61: Độ Tan Của Một Chất Trong Nước

A. MỤC TIÊU

 - HS hiểu được độ tan trong nước là gì, những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất trong nước

 - HS nhận biết được chất tan, chất không tan trong nước bằng thực nghiệm

 - HS có khả năng quan sát, phân tích, nhận xét thí nghiệm

B. CHUẨN BỊ

 CaCO3; NaCl; cốc thuỷ tinh; ống nghiệm; phễu + giấy lọc; tấm thuỷ tinh; đèn cồn

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I. Kiểm tra

 HS 1: Thế nào là dung môi, chất tan, dung dịch? Dung dịch chưa bão hoà, dung dịch bão hoà

 HS 2: Chữa bài tập 4 tr 138 – Sgk

 GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá

II. Bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tuần 32 - Tiết 61: Độ Tan Của Một Chất Trong Nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32	Ngày soạn:01.04.11
Tiết 61	Ngày dạy:09.04.11
Độ tan của một chất trong nước
a. mục tiêu
 - HS hiểu được độ tan trong nước là gì, những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất trong nước
 - HS nhận biết được chất tan, chất không tan trong nước bằng thực nghiệm
 - HS có khả năng quan sát, phân tích, nhận xét thí nghiệm
b. chuẩn bị
	CaCO3; NaCl; cốc thuỷ tinh; ống nghiệm; phễu + giấy lọc; tấm thuỷ tinh; đèn cồn 
c. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
	HS 1: Thế nào là dung môi, chất tan, dung dịch? Dung dịch chưa bão hoà, dung dịch bão hoà
	HS 2: Chữa bài tập 4 tr 138 – Sgk 
	GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá
II. Bài mới
Hoạt động 1: I. Chất tan và chất không tan
TN 1: Hoà CaCO3 vào nước( làm theo Sgk )
Nêu hiện tượng xảy ra?
- Kết luận gì về thí nghiệm này?
TN 2: Hoà muối ăn NaCl vào nước
 - Nhận xét hiện tượng xảy ra?
(GV thực hiện theo Sgk )
Kết luận gì về thí nghiệm này?
GV: Có những chất không tan trong nước,có những chất tan được trong nước; có chất tan nhiều, có chất tan ít trong nước
- Yêu cầu HS xem bảng tính tan của một số axit, bazơ, muối 
 - Nêu nhận xét:
? Nhận xét tính tan của a xit
? Nhận xét tính tan trong nước của ba zơ.
? Nhận xét tính tan trong nước của muối
HS phát biểu nhận xét bổ sung
1. Thí nghiệm
HS quan sat TN 1:
Canxicacbonat CaCO3 không tan trong nước
HS quan sát TN 2:
HS: Trên tấm kính có vết mờ, chứng tỏ muối ăn tan được trong nước
-Muối ăn NaCl tan được trong nước
2. Tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối
 HS quan sát Sgk 
+ A xit đều tan trừ H2SiO3
+ Ba zơ đều không tan trừ (NaOH ,KOH ,Ca(OH)2 Ba(OH)2..)
+ Muối : - NO3: Đều tan hết trong nước
 - Cl: Đều tan ( trừ AgCl không tan 
 - SO4: 
CO3 ,PO4 
Hoạt động 2: II. Độ tan của một chất trong nước
- GV giới thiệu định nghiã Sgk
Yêu cầu HS đọc nội dung định nghĩa Sgk
Nêu kí hiệu độ tan một chất và cho VD?
- Độ tan một chất trong nước có thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- GV giới thiệu biểu đồ độ tan của một số chất rắn , lỏng, khí trong Sgk
1. Định nghĩa
 HS nêu định nghĩa Sgk
HS: Kí hiệu độ tan là S
HS lấy VD
2.Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan một chất trong nước
HS trả lời dựa vào thực tiễn:
a/ Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng thì đa số chất rắn độ tan cũng tăng
b/ Độ tan của khí còn phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất
III. Củng cố – Luyện tập
Thế nào là độ tan của một chất trong nước?
Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan một chất?
Làm bài tập : 1 ; 2 ; 3 tr 142 – Sgk
Đáp án: Bài 1: D	Bài 2: C	Bài 3: A
IV. Hướng dẫn về nhà
	- Nắm chắc nội dung đã học về độ tan một chất trong nước
	- Làm bài tập: 4 ; 5 tr 142 – Sgk
*********************************************
Tuần 32	Ngày soạn:01.04.11
Tiết 62	Ngày dạy:11.04.11
nồng độ dung dịch
a. mục tiêu
 - HS biết cách tính nồng độ và nằm chắc các công thức tính nồng độ
 - HS thực hiện tốt tính nồng độ của dung dịch và các đại lượng liên quan: Khối lượng chất tan; Khối lượng dung dịch; thể tích dung dịch; thể tích dung môi
 - Giáo dục ý thức tích cực học tập cho HS
b. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
	HS 1: - Thế nào độ tan một chất trong nước?
	- Chữa bài tập 4 tr 142 – Sgk 
	HS 2: - Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan?
	- Chữa bài tập 5 tr 142 - Sgk
	Đáp số: Khối lượng Na2CO3 : 21,2 g
II. Bài mới
Hoạt động : 1. Nồng độ phần trăm của dung dịch ( C%)
Yêu cầu HS đọc nội dung khái niệm Sgk
- Đại lượng nào cần biết để tính nồng độ % của dung dịch?
- GV giới thiệu công thức tính nồng độ% của dung dịch
- Nêu ý nghĩa của công thức?
- Bài toán thí dụ 1 cho ta biết gì?
- Muốn tính C% của dung dịch ta cần biết gì?
Yêu cầu HS thực hiện
- Hãy xác định yêu cầu bài toán?
-Vậy ta sẽ tìm khối lượng chất tan như thế nào?
- Yêu cầu HS tìm khối lượng của H2SO4
- Yêu cầu HS đọc đề bài toán
Theo công thức C% thì bài toán còn dữ kiện nào chưa biết?
Yêu cầu HS tính khối lượng dung dịch
a/ Định nghĩa
HS đọc nội dung Sgk
b/ Công thức
HS: Khối lượng chất tan và khối lượng dung dịch
HS ghi công thức theo giới thiệu của GV:
HS: C% : Nồng độ dung dịch
mct: Khối lượng chất tan
mdd: Khối lượng dung dịch
 mdd = mct + mdm
c/ Các bài tập ví dụ
 1)Thí dụ 1: 
HS: Biết mNaCl= 15g ; = 45g
HS tính:
- Khối lượng dụng dịch NaCl:
 15 + 45 = 50g
- Nồng độ % dung dịch thu được:
2) Thí dụ 2: 
HS: Ta tìm khối lượng chất tan
Ta có: 
Khối lượng H2SO4 : 21 g
3) Thí dụ 3: 
HS đọc đề bài toán
HS: Còn khối lượng dung dịch chưa biết
HS:
 = 50 : 25% = 200g
Khối lượng nước cần dùng: 200 – 50 = 150g
III. Củng cố
	- Nồng độ % là gì? Công thức tính nồng độ %?
	 mct= C%.mdd
	 mdd = mct:C%
	- Làm bài tập 1 tr 145 – Sgk 
	Đáp án đúng : B
IV. Hướng dẫn về nhà
	- Nắm chắc kiến thức đã học về nồng độ phần trăm
- Làm bài tập : 5 ; 7 tr 146 – Sgk

File đính kèm:

  • dochoa 8 tuan 32 10 -11.doc