Giáo án Hóa học lớp 8 - Lăng Thị Thơ - Trường THCS Cư Lễ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

1. Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.

2. Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

3. Cần phải làm gì để học tốt môn hoá học?

2. Kỹ năng:

* Khi học tập môn hoá học, cần thực hiện các hoạt động sau: tự thu thập, tìm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ.

* Học tốt môn hoá học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học.

3. Thái độ:

- Bước đầu các em biết cần phải làm gì để học tốt môn hóa học, trước hết phải có lòng say mê môn học, ham thích đọc sách, rèn luyện tư duy.

II. Chuẩn bị:

- GV: + Tranh ảnh, tư liệu về vai trò to lớn của hóa học (Các ngành dầu khí, gang thép, xi măng, cao su )

- Dụng cụ: giá ống nghiệm, 2 ống nghiệm nhỏ.

- Hóa chất: dd NaOH, dd CuSO4, axit HCl, đinh sắt.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Bài mới:

Đặt vấn đề: Hóa học là môn học mới năm nay các em mới làm quen.Vậy hóa học là gì ?Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta cần nghiên cứu để có thái độ làm gì để học hóa học tốt hơn.

 

docx154 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Lăng Thị Thơ - Trường THCS Cư Lễ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,72 l khí oxi ở ĐKTC
a. Viết PTHH.
b. Sau phản ứng P hay oxi dư
c. Tính khối lượng hợp chất tạo thành.
Giải: 
 a. PTHH: 4P (r) + 5O2 (k) 2P2O5 (r)
b. nP = = 0,2 mol
nO2 = = 0,3 mol
theo PT oxi còn dư còn P phản ứng hết.
nO2sau phản ứng=0,2 x 54 = 0,25 mol
nO2 dư = 0,3 - 0,25 = 0,05 mol
c. Theo PT nP2O5 = 12 nP = 0,22= 0,1 mol
mP2O5 = 0,1 x142 = 14,2g
5. Dặn dò:
Học bài, xem trước phần còn lại của bài
- BTVN: 1, 2, 4, 5.
Ngày soạn:31/12/2011
Ngày giảng:05/01/2012
Tiết 40: Bài 24:
TÍNH CHẤT CỦA OXI (Tiếp)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Biết được:
- Tính chất hoá học của oxi: oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao: tác dụng với hầu hết kim loại (Fe, Cu...), nhiều phi kim (S, P...) và hợp chất (CH4...). Hoá trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II.
- Sự cần thiết của oxi trong đời sống 
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với Fe, S, P, C, rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của oxi. 
- Viết được các PTHH.
- Tính được thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, bảng nhóm, bút dạ.
- Dụng cụ: Đèn cồn, môi sắt.
- Hóa chất: lọ chứa oxi, dây sắt
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
1. Nêu tính chất vật lý và hóa học đã biết của oxi. Viết các PTHH xảy ra?
2. Gọi HS chữa bài tập 4 SGK 
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tác dụng với kim loại:
GV: Tiết trước chúng ta đã biết oxi tác dụng với một số phi kim. Tiết này chúng ta sẽ xét tiếp các tính chất hóa học của oxi đó là tác dụng với kim loại và các hợp chất.
GV: Làm thí nghiệm biểu diễn
- Cho đoạn dây sắt vào bình dựng oxi? 
? Có dấu hiệu của phản ứng không?
GV: Quấn vào đầu đoạn dây thép một mẩu than gỗ đốt cho than cháy và dây sắt nóng đỏ đưa nhanh vào bình đựng oxi
? Quan sát và nêu nhận xét hiện tượng?
Các hạt nâu đỏ là oxit sắt từ Fe3O4
? Hãy viết PTHH?
- Sắt cháy sáng chói, không có lửa, không có khói tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu
 3 Fe(r) + 2O2 (k) Fe3O4 (r)
Hoạt động 2: Tác dụng với hợp chất
GV: Khí metan có nhiều trong bùn ao. Phản ứng của metan tronh không khí tạo thành khí cacbonic và nước đồng thời tỏa nhiều nhiệt.
? Hãy viết PTHH?
GV: Ngoài khí Metan, thì oxi còn tác
 dụng với nhiều hợp chất khác
CH4(k) + 2 O2(k) CO2(k) + 2H2O(h)
4. Củng cố - Luyện tập:
1. Nhắc lại nội dung chính của bài
2. Bài tập luyện tập:
1. a. Tính V khí oxi ở đktc cần thiết để đốt cháy hết 3,2 g khí metan.
b. Tính khối lượng khí CO2 tạo thành 
Hướng dẫn giải:
nCH4 = 3,216 = 0,2 mol
PTHH : CH4 (k) + 2O2(k) CO2(k) + 2H2O(l)
Theo PT nO2 = 2nCH4 = 2 x 0,2 mol = 0,4 mol
VO2 = 0,4 x 22,4 = 8,96l
nCO2 = nCH4 = 0,2 mol
mCO2 = 0,2 x 44 = 8,8g
2. Viết các PTHH khi cho bột đồng, cácbon, nhôm tác dụng với oxi
	2Cu + O2 2CuO
	C + O2 CO2
	4Al + 3O2 2 Al2O3
5. Dặn dò: 
- Học bài
- Làm BTVN: 3, 6
- Đọc trước bài 25
Ngày soạn:04/01/2012
Ngày giảng:10/01/2012
Tiết 41: Bài 25
SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HÓA HỢP
ỨNG DỤNG CỦA OXI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Biết được:
- Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác.
- Khái niệm phản ứng hoá hợp.
- Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.
2. Kĩ năng
- Xác định được có sự oxi hoá trong một số hiện tượng thực tế.
- Nhận biết được một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc loại phản ứng hoá hợp.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ ứng dụng của oxi.
- Bảng phụ, phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
1. Nêu các tính chất hóa học của oxi? Viết các PTHH minh họa?
2. Làm bài tập số 4
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Sự oxi hóa: 
GV: yêu cầu học sinh nhận xét các ví dụ mà HS đã làm ở phần KTBC ( GV lưu ở góc bảng)
? Cho biết các phản ứng này có đặc điểm gì chung?
GV: các phản ứng đó là sự oxi hóa các chất đó.
? Vậy sự oxi hóa một chất là gì?
? hãy lấy ví dụ về sự oxi hóa xảy ra hàng ngày?
- Định nghĩa: Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.
Hoạt động 2: Phản ứng hóa hợp:
GV: treo bảng phụ ghi các PTHH
1. CaO + H2O Ca(OH)2
2. 2Na + S Na2S
3. 2Fe + 3Cl3 2FeCl3
4. C + O2 CO2
? Hãy nhận xét số chất tham gia phản ứng và số sản phẩm trong các phản ứng hóa học trên?
GV: Các phản ứng trên được gọi là phản ứng hóa hợp vậy phản ứng hóa hợp là gì?
GV: Gọi Hs đọc lại định nghĩa.
GV: Giới thiệu về phản ứng tỏa nhiệt.
GV: Phát phiếu học tập:
Hoàn thành các PTHH sau:
a. Mg + ? MgS
b. ? + O2 Al2O3
c. 2H2O ĐF H2 + O2
d. CaCO3 CaO + CO2
e. ? + Cl2 CuCl2
f. Fe2O3 + H2 Fe + H2O
?Trong các phản ứng trên phản ứng nào thuộc loại hóa hợp? Giải thích?
HS thảo luận theo nhóm
GV: Đưa kết quả đúng các nhóm chấm chéo cho nhau.
Định nghĩa: Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. 
Hoạt động 3: Ứng dụng của oxi:
- HS quan sát tranh vẽ ứng dụng của oxi
? Em hãy nêu các ứng dụng của oxi mà em biết trong cuộc sống?
1. Sự hô hấp:
Oxi rất cần cho hô hấp của con người và động thực vật( Phi công, thợ lặn)
2. Sự đốt nhiên liệu:
Oxi rất cần cho sự đốt nhiên liệu (Tạo nhiệt độ cao hơn, sản xuất gang thép, đốt nhiên liệu trong tên lửa, chế tạo mìn phá đá)
4. Củng cố:
1. Nhắc lại nội dung chính của bài
- Sự oxi hóa là gì?
- Định nghĩa phản ứng hóa hợp
- Ứng dụng của oxi
2. Bài tập: Lập PTHH biểu diễn các phản ứng hóa hợp của:
	a. Lưu huỳnh với nhôm.
	b. Oxi với magie.
	c. Clo với kẽm
5. Dặn dò:
- Học bài làm BTVN: 1, 2, 4, 5
- Đọc trước bài 26
Ngày soạn:04/01/2012
Ngày giảng:10/01/2012
Tiết 42: Bài 26:OXIT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết được 
	+ Định nghĩa oxit 
	+ Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị, oxit của phi kim nhiều hóa trị 
+ Cách lập CTHH của oxit 
+ Khái niệm oxit axit, oxit bazơ 
2. Kĩ năng
+ Lập được CTHH của oxit dựa vào hóa trị, dựa vào % các nguyên tố 
	+ Đọc tên oxit 
	+ Lập được CTHH của oxit 
	+ Nhận ra được oxit axit, oxit bazơ khi nhìn CTHH 
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, phiếu học tập
- Bộ bìa có ghi các CTHH để học sinh phân loại oxit
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
1. Nêu định nghĩa phản ứng hóa hợp lấy ví dụ minh họa?
2. Nêu định nghĩa sự oxi hóa Cho ví dụ minh họa?
3. Làm bài tập số 2 SGK.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Oxit: 
GV: nêu mục tiêu của tiết học
Đưa ra một số oxit
? Em hãy nêu nhận xét của mình về thành phần của oxit?
? Hãy nêu định nghĩa của oxit?
GV: Phát phiếu học tập
HS hoạt động theo nhóm
Trong các hợp chất sau hợp chất nào thuộc loại oxit
K2O, CuSO4, Mg(OH)2, H2S, SO3, Fe2O3, CO2, NaCl, CaO.
Các nhóm báo cáo kết quả
Các nhóm khác bổ sung nếu có
GV: Chốt kiến thức
- Định nghĩa: Oxit là những hợp chất của hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi.
Ví dụ: CaO, Fe2O3, SO3
Hoạt động 2: Công thức:
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại 
- Qui tắc hóa trị áp dụng với hợp chất 2 nguyên tố?
- Nhắc lại các thành phần của oxit?
? Em hãy viết công thức chung của oxit?
Công thức chung: MxOy
Trong đó: M: là các NTHH
x, y là các chỉ số
Hoạt động 3:Phân loại:
GV: Thông báo có 2 loại oxit
? Em hãy cho biết ký hiệu của một số phi kim thường gặp?
? Em hãy lấy ví dụ về 3 oxit axit ?
GV: Giới thiệu ở bảng phụ các oxit axit và các axit tương ứng.
? Hãy kể tên các kim loại thường gặp?
? Em hãy lấy ví dụ về các oxit bazơ?
GV: Giới thiệu các bazơ tương ứng với các oxit bazơ.
a. Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
b. Oxit bazơ: là oxit của kim loại và tương ứng với bazơ
4. Củng cố:
Tổ chức trò chơi có các tấm bìa ghi CTHH: CO2, BaO, Fe2O3, SO2, SO3, CuSO4, NaCl, H2SO4, P2O5, CuO, FeO ( 2 bộ 2 màu)
Bảng phụ ghi tên các oxit
Các nhóm lần lượt dán các miếng bìa vào bảng phụ
GV: Kiểm tra đánh giá bài làm của 2 nhóm
5. Dặn dò:
- Học bài
- Làm bài tập 1, 2, 4.
Ngày soạn:12/01/2012
Ngày giảng:14/01/2012
Tiết 43: Bài 26:
OXIT – LUYỆN TẬP VỀ OXIT 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết được 
+ Cách lập CTHH của oxit 
+ Khái niệm oxit axit, oxit bazơ 
+ Luyện tập các bài tập về oxit
2. Kĩ năng
+ Lập được CTHH của oxit dựa vào hóa trị, dựa vào % các nguyên tố 
	+ Đọc tên oxit 
	+ Lập được CTHH của oxit 
	+ Nhận ra được oxit axit, oxit bazơ khi nhìn CTHH 
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, phiếu học tập
- Bộ bìa có ghi các CTHH để học sinh phân loại oxit
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Cho công thức hoá học của các chất : MgO ; Al ; SO2 ; S ; HCl ; KOH ; FeO ; CO2 ; Pb ; PbO2 ; P2O5 ; KMnO4 ; N2 ; Cu ; Cl2. Hãy cho biết các công thức hoá học biểu diễn:
a) oxit.	d) đơn chất.
b) oxit axit.	e) hợp chất.
c) oxit bazơ.	f) kim loại.
g) phi kim.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Cách gọi tên:
GV: Đưa cách gọi tên oxit.
? Hãy gọi tên các oxit sau:
K2O, ,CaO, MgO, PbO, Na2O
? Vậy với FeO và Fe2O3 thì gọi như thế nào?
GV: Đưa qui tắc gọi tên oxit kim loại có nhiều hóa trị.
GV: Giới thiệu các tiền tố
? Hãy đọc tên các oxit: SO3, SO2, CO, CO2, N2O5, P2O5
Bài tập: Trong các oxit sau oxit nào là oxit axit, oxit bazơ?
Na2O, CuO, Ag2O, CO2, N2O5, SiO2
Gọi tên các oxit đó
HS làm bài tập vào vở.
Tên oxit = tên nguyên tố + oxit
VD: Na2O: Natri oxit
 CaO: Canxi oxit
+ Oxit bazơ (Kim loại nhiều hóa trị)
Tên oxit = tên kim loại ( kèm hóa trị) + oxit
VD: FeO: Sắt (II) oxit
 Fe2O3: Sắt (II) oxit 
+ Oxit axit: (Nhiều hóa trị)
Tên oxit = tên phi kim (tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ nguyên tử oxi)
VD: SO3: Lưu huỳnh trioxit
 P2O5: Đi photpho penta oxit
Hoạt động 2: Luyện tập về oxit:
Bài 1: Lấy thí dụ bằng phương trình hoá học của phản ứng :
– Oxi tác dụng với kim loại.
– Oxi tác dụng với phi kim.
– Oxi tác dụng với hợp chất.
Các phản ứng trên có đặc điểm gì chung ?
Bài 2: Chọn câu đúng trong các câu sau :
1. Cho các chất : C, CO, CO2, S, SO2, SO3, FeO, Fe2O3, Fe, NaO

File đính kèm:

  • docxHoa 8 Chuan KTKN.docx
Giáo án liên quan