Giáo án Hóa học 8 - Tuần 31 - Tiết 59: Bài Thực Hành 6: Tính Chất Hoá Học Của Nước

A. MỤC TIÊU

 - HS được củng cố lại tính chất hoá học của nước

 - Rèn kỹ năng tiến hành làm một số thí nghiệm, cẩn thận khi làm thí nghiệm

 - HS được củng cố cá biện pháp bảo đảm an toàn khi làm thí nghiệm

B. CHUẨN BỊ 6 bộ

 ống nghiệm; chén sứ; cốc thuỷ tinh; lọ thuỷ tinh; muôi sắt; đèn cồn; nút cao su; giấy lọc; dao con; kẹp sắt; Na; P; CaO

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I. Kiểm tra

 - Nhắc lại tính chất hoá học của nứơc?

 - Nứơc + oxxit bazơ ? Cách nhận biết?

 - Nước + oxit axit ? Cách nhận biết?

II. Tiến hành thí nghiệm

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tuần 31 - Tiết 59: Bài Thực Hành 6: Tính Chất Hoá Học Của Nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31	 Ngày soạn:25.03.11
Tiết 59 	 Ngày dạy:02.04.11
Bài thực hành 6:
Tính chất hoá học của nước
a. Mục tiêu
 - HS được củng cố lại tính chất hoá học của nước
 - Rèn kỹ năng tiến hành làm một số thí nghiệm, cẩn thận khi làm thí nghiệm 
 - HS được củng cố cá biện pháp bảo đảm an toàn khi làm thí nghiệm
b. chuẩn bị 6 bộ
	ống nghiệm; chén sứ; cốc thuỷ tinh; lọ thuỷ tinh; muôi sắt; đèn cồn; nút cao su; giấy lọc; dao con; kẹp sắt; Na; P; CaO
c. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
	- Nhắc lại tính chất hoá học của nứơc?
	- Nứơc + oxxit bazơ ? 	Cách nhận biết?
	- Nước + oxit axit ? 	Cách nhận biết?
II. Tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Nước tác dụng với Na
HD: + Lấy 1 tờ giấy lọc rồi thấm ướt
+ Lấy 1 mẩu Na ( bằng hạt đậu xanh) rồi lau khô bằng giấy lọc cho sạch dầu. Sau đó để vào tờ giấy lọc đã thấm ướt
- Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích?
 Gv đi kiểm tra và hướng dẫn HS làm thí nghiệm và nhận xét
HS tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV ( làm việc theo nhóm )
HD quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra
Ghi vào bản tường trình
Thí nghiệm 2: Nước tác dụng với vôi sống CaO
HD: Cho vào chén sứ 1 cục vôi nhỏ( bằng hạt ngô). Dùng ống nghiệm rót 2 – 3 ml nước vào
-Quan sát hiện tượng xảy ra?
- Cho 1- 2 ml dd phenolphtalein vào chén sứ
Quan sát hiện tượng xảy ra? 
Viết phương trình hoá học của phản ứng?
HS tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn
Quan sát hiện tượng xảy ra
Viết phương trình hoá học của phản ứng
HS ghi lại hiện tượng vào bản tường trình
Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit
HD HS làm thí nghiệm theo trình tự:
1)Thử đọ khít của lọ thuỷ tinh và nút cao su
2) Đốt đèn cồn
3)Cho 1 lượng P đỏ ( bằng hạt đậu xanh) vào muôi sắt và đốt trên ngọn lửa đèn cồn
4) Đưa nhanh P đang cháy vào lọ thuỷ tinh
5)Khi P ngừng cháy hoặc trong lọ có nhiều khói trắng thì ngừng,đưa muôi ra khỏi lọ (cẩn thận không để P dư rơi xuống lọ)
6)Cho vào lọ 2-3 ml H2O, đậy kín nút cao su. Lắc cho P2O5 tan hết
7) Cho mẩu giấy quỳ tím vào trong lọ
8) Quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét? 
HS tiến hành làm thí nghiẹm theo các bước GV đã hướng dẫn
*Cần chú ý cẩn thận khi làm thí nghiệm cần phải chặt chẽ theo các bước hướng dẫn. Không được làm tuỳ tiện
HS quan sát hiện tượng xảy ra
Sau đó giải thích và nhận xét
III. Kết thúc thí nghiệm
	- HS thu dọn dụng cụ, hoá chất làm thí nghiệm, phòng thí nghiệm
	- HS hoàn thành bản tường trình và nộp cho GV
	- GV nhận xét tiết thực hành về ý thức, kỹ năng thực hành
***********************************
Chương 6 : Dung dịch .
Tuần 31	 Ngày soạn:24.03.11
Tiết 60	 Ngày dạy:04.04.11
Dung dịch
a. Mục tiêu
 - HS hiểu được các khái niệm: dung môi; chất tan; dung dịch; dung dịch bão hoà, chưa bão hoà; yếu tố thúc đẩy quá trình chất rắn tan trong nước
 - Biết pha chế dụng dịch bão hoà, chưa bão hoà
 - HS biết làm thí nghiệm về pha chế dung dịch
b. chuẩn bị
	Muối ăn; đường ; dầu ăn; cốc thuỷ tinh; đũa thuỷ tinh
c. hoạt động dạy học
I. Đặt vấn đề
	Chúng ta đã biết đường, muối ăn tan được trong nước, xăng không tan được trong nước. Khi đó đường, muối ăn ta gọi là gì? Hỗn hợp đường – nước; muối ăn – nước gọi là gì? Đó là nội dung bài học hôm nay
II. Bài mới
Hoạt động 1:I. Dung môi. Chất tan. Dung dịch
TN 1: Hoà 1 ít đường vào nước
Nêu hiện tượng xảy ra?
Độ ngọt của đường trên mặt nước và dưới đáy có như nhau không?
GV: H2 nước - đường là hỗn hợp đồng nhất
GV giới thiệu các khái niệm theo Sgk
TN 2: Hoà dầu ăn vào nước và xăng
Nhận xét hiện tượng xảy ra?
Nước có phải là dung môi của mọi chất tan?
Vậy thế nào là dung môi, chất tan?
Nêu khái niệm về dung dịch?
HS:
Đường tan trong nước và hỗn hợp có độ ngọt đều như nhau
HS ghi theo giới thiệu của GV
Nước gọi là dung môi, đường gọi là chất tan
Nước đường là hỗn hợp đồng nhất
Nước có thể hoà tan nhiều chất răn, lỏng,khí
HS quan sát TN 2:Dầu ăn tan trong xăng nhưng không tan trong nước
- Xăng là dung môi của dầu ăn.Nước không là dung môi của dầu ăn
 Khái niệm : HS nêu theo Sgk
Hoạt động 2:II. Dung dịch bão hoà.Dung dịch chưa bão hoà
- Tiếp tục cho đường từ từ vào nước, khuấy nhẹ cho đường tan hết
- Dung dịch này có thể hoà tan thêm được đường nữa không?-> GV giới thiệu dd chưa bão hoà
 Gv giới tiệu tiếp dd bão hoà khi đường vào đến khi không thể tan thêm được nữa
HS quan sát GV làm thí nghiệm và ghi theo GV giới thiệu:
- ở nhiệt độ xác định,dung dịch có thể hoà tan thêm được chất tan đó gọi là dung dịch chưa bão hoà.Dung dịch không thể hoà tan thêm được chất tan đó gọi là dung dịch bão hoà
Hoạt động 3:III. Làm thế nào để quá trình hoà tan chất rắn 
trong nước xảy ra nhanh hơn?
TN:Cho muối ăn vào 2 cốc nước,1để nguyên 1 khuấy lên
- Nhận xét hiện tượng xảy ra?
- Giải thích tại sao đun nóng dd lại hoà tan nhanh hơn?
TN: Dùng hai lượng muối bằng nhau, 1 được nghiền nhỏ, 1 để nguyên và cho vào nước đồng thời 1 lúc
- Nhận xét hiện tượng xảy ra?
HS quan sát và nghiên cứu Sgk 
1. Khuấy dung dịch
HS giải thích 
2. Đun nóng dung dịch
3. Nghiền nhỏ chất rắn
III. Củng cố – Luyện tập
	- Thế nào là dung dịch? Thành phần của dung dịch?
	- Nêu nội dung chính đã học trong bài?
	- Làm bài tập 4 tr138 – Sgk
	- Làm bài tập 6 tr 138 – Sgk
	Đáp án đúng nhất : E
IV. Hướng dẫn về nhà
Nắm chắc kiến thức đã học và liên hệ với thức tiễn
Làm bài tập: 1 ; 2 ; 3 ; 5 tr 138 – Sgk

File đính kèm:

  • dochoa 8 tuan 31 10 - 11.doc
Giáo án liên quan