Giáo án Hóa học 8 - Tuần 3 (Mới) - Lê Văn Hiếu

1 . Kiến thức

Học xong bài này HS biết:

- Nguyên tử là gì? Đặc điểm của hạt electron.

- Nguyên tử cùng loại là gì? Đặc điểm của hạt proton và nơtron.

- Cấu tạo của hạt nhân. Sơ đồ nguyên tử của electron.

2 . Kỹ năng

Rèn kỹ năng quan sát, hoạt động nhóm.

3 . Thái độ

 Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tuần 3 (Mới) - Lê Văn Hiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVBM: Lê Văn Hiếu 	 	 Tuần: 03
Môn: Hóa Học 8	 	 Tiết : 05	
Bài 4: NGUYÊN TỬ
I . Mục tiêu
1 . Kiến thức
Học xong bài này HS biết:
- Nguyên tử là gì? Đặc điểm của hạt electron.
- Nguyên tử cùng loại là gì? Đặc điểm của hạt proton và nơtron.
- Cấu tạo của hạt nhân. Sơ đồ nguyên tử của electron.
2 . Kỹ năng 
Rèn kỹ năng quan sát, hoạt động nhóm.
3 . Thái độ
	Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
II . Đồ dùng dạy học 
GV : bảng phụ
HS : đọc trước bài
III. Hoạt động dạy - học 
1 .Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3 . Vào bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: 1) NGUYÊN TỬ LÀ GÌ?
Gv thuyết trình:
+ Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện gọi là nguyên tử.
+ Vậy nguyên tử là gì?
+ Có hàng chục triệu chất khác nhau nhưng chỉ có trên 100 loài nguyên tử.
+ Cấu tạo của nguyên tử.
+ Đặc điểm của hạt electron.
Hs nghe và nêu: 
+ Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện.
Hs nghe 
+ Cấu tạo của nguyên tử.
+ Đặc điểm của hạt electron.
+ Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện.
+ Cấu tạo nguyên tử: 
*Một hạt nhân mang diện tích dương.
*Vỏ tạo bởi một hay nhiều hạt electron mang điện tích âm.
+ Đặc điểm của hạt electron:
*Kí hiệu: e
*Điện tích: -1
*Khối lượng: 9.1095x10-28 gam
Hoạt động 2: 2. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
Gv thuyết trình:
+ Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử.
+ Đặc điểm của hạt proton.
+ Đặc điểm của hạt notron.
+ Nguyên tử cùng loại
Gv hỏi:
+ Em có nhận xét gì về số p và số e trong nguyên tử?
+ So sánh khối lượng p, n, e?
Gv nhận xét và chốt kiến thức
Hs nghe và ghi bài
+ Đặc điểm của hạt proton.
+ Đặc điểm của hạt notron.
+ Nguyên tử cùng loại
Hs nêu:
+ Luôn luôn trung hòa về điện.
+ Khối lượng của p và n có cùng khối lượng. 
Khối lượng của e bằng 0.0005 lần khối lượng của p
Hs nhận xét và ghi bài
+ Cấu tạo của nguyên tử: tạo bởi2 loại hạt là proton và notron.
+ Đặc điểm của hạt proton:
*Kí hiệu: p
*Điện tích: +1
*Khối lượng: 1.6726x10-24 gam
+ Đặc điểm của hạt notron:
*Kí hiệu: n
*Điện tích: không mang điện tích
*Khối lượng: 1.6748x10-24 gam
+ Nguyên tử cùng loại là các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.
Nên: số p = số e
mnguyên tử = m hạt nhân
Hoạt động 3: 3. LỚP ELECTRON
Gv thuyết trình:
+ Lớp electron và sự liên kết của chúng.
+ Đặc điểm của hạt proton.
Gv cho Hs quan sát các sơ đồ nguyên tử hiđro, oxi, natri SGK tr.14 Ị hỏi:
+ Cho biết số p, số e, số lớp e, số e lớp ngoài cùng của các nguyên tử trên?
+ Số e tối đa ở lớp 1 và lớp 2 là bao nhiêu?
Gv nhận xét
Hs nghe và ghi bài
+ Lớp electron và sự liên kết của chúng.
+ Đặc điểm của hạt proton.
Hs nêu:
+ Bảng SGK tr.15 
+ Số e tối đa ở lớp 1: 2e
+ Số e tối đa ở lớp 2:8e
Hs nhận xét
+ Trong nguyên tử e chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số e nhất định.
+ Nhờ có e mà các nguyên tử có khả năng liên kết.
VD: sơ đồ nguyên tử hiđro, oxi, natri, .
4. Cũng cố
	Gv cho Hs nhắc lại nội dung bài học.
Gv cho Hs đọc ghi nhớ và phần đọc thêm
5 . Dặn dò
Về nhà học bài
Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 SGK tr. 15-16
Đọc trước bài 5.
GVBM: Lê Văn Hiếu 	 	 Tuần: 03
Môn: Hóa Học 8	 	 Tiết : 06	
Bài 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I . Mục tiêu
1 . Kiến thức
Học xong bài này HS biết:
- Nguyên tố hóa học là gì?.
- Kí hiệu của nguyên tố hóa học.
- Tỉ lệ thành phần % khối lượng của các nguyên tố trong vỏ trái đất.
2 . Kỹ năng 
Rèn kỹ năng quan sát, viết kí hiệu hóa học, hoạt động nhóm.
3 . Thái độ
	Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
II . Đồ dùng dạy học 
GV : bảng phụ, tranh hình 1.8, bảng nguyên tố hóa học
HS : đọc trước bài
III. Hoạt động dạy - học 
1 .Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hỏi:
1)Chữa bài tập 4, 5 SGK tr. 15-16?
2)Nguyên tử là gì? Nguyên tử được tạo bởi những loại hạt nào?
Gv nhận xét và cho điểm
Trả lời:
Hs 1: Chữa bài tập 4, 5 SGK tr. 15-16
Hs 2:
+ Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện.
+ Cấu tạo nguyên tử: 
*Một hạt nhân mang diện tích dương.
*Vỏ tạo bởi một hay nhiều hạt electron mang điện tích âm.
Hs nhận xét
3 . Vào bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: I. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC LÀ GÌ?
Gv thuyết trình:
+ Trên thực tế chỉ đề cập những lượng nguyên tử vô cùnglớn. Thí dụ : tạo 1 gam nước cần hơn ba vạn tỉ tỉ ng/tử oxi và ng/tử hiđro. Nên nói những ng/tử này, những ng/tử kia thì người ta nói: ng/tố hóa học này, ng/tố hóa học kia.
+ Vậy nguyên tố hóa học là gì?
Gv thông báo:
+ Số p là số đặc trưng của 1 ng/tố hóa học.
+ Các ng/tử thuộc cùng 1 ng/tố hóa học đều có tính chất hóa học như nhau.
Gv thuyết trình theo nội dung SGK tr. 17
( lưu ý Gv hướng dẫn cách viết kí hiệu hóa học).
Gv cho Hs làm bài tập
Gv nhận xét và chữa sai
Gv giảng giải cách viết: 2H, 3Ca có ý nghĩa: 
2H: chỉ 2 ng/tử hiđro
3Ca: chỉ 3 ng/tử canxi.
Gv thông báo: kí hiệu hóa học được quy định thống nhất trên toàn thế giới.
Hs nghe và nêu:
+ Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
Hs nghe 
Hs nghe và ghi bài
Hs làm bài tập
Hs nhận xét và chữa sai
Hs chú ý và ghi nhớ.
Hs nghe.
1)Định nghĩa
+ Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
2)Kí hiệu hóa học
Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái, trong đó chữ cái đầu viết ở dạng chữ in hoa, gọi là kì hiệu hóa học.
VD: hiđro: H , Oxi: O, Natri: Na
BT: Viết kí hiệu hóa học của: kẽm, đồng, nitơ, vàng, canxi,
( Zn, Cu, N, Au, Ca, )
Hoạt động 2: III. CÓ BAO NHIÊU NGUYÊN TỐ HÓA HỌC?
Gv thuyết trình theo nội dung SGK tr. 19
Gv cho Hs quan sát hình 1.8 SGK tr. 19 Ị hỏi:
+ Kể tên nguyên tố có tỉ lệ % về thành phần khối lượng nhiều nhất trong vỏ trái đất?
+ Cho biết tỉ lệ % về thành phần khối lượng vỏ trái đất của các nguyên tố?
Gv nhận xét.
Gv giảng giải về khối lượng của oxi và hiđro theo nội dung SGK tr. 19
Hs nghe và ghi bài
Hs quan sát hình 1.8 SGK tr. 19 Ị nêu:
+ Oxi chiếm 49.4%
+ Hình 1.8 SGK
Hs nhận xét 
Hs nghe
Đến nay đã biết được 110 nguyên tố hóa học trong đó: 92 nguyên tố hóa học tự nhiên, còn lại là nguyên tố hóa học nhân tạo.
4. Củng cố
Gv cho Hs nhắc lại nội dung bài học.
5 . Dặn dò
Về nhà học bài
Làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK tr. 20
Đọc trước bài 5 phần II.
Ngày:
TT

File đính kèm:

  • docTuan 03 HH 8.doc
Giáo án liên quan