Giáo án Hóa học 8 - Tuần 2 - Lê Văn Hiếu
I . Mục tiêu
1 . Kiến thức
Học xong bài này HS biết:
- Khái niệm về chất nguyên chất ( tinh khiết ) và hỗn hợp.
- Cách phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.
2 . Kỹ năng
Rèn kỹ năng quan sát, hoạt động nhóm , phân biệt, so sánh.
3 . Thái độ
Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
II . Đồ dùng dạy học
GV : Dụng cụ: ống nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ, tấm kính, đũa thuỷ tinh, đèn cồn
Hóa chất: muối ăn, nước cất, nước tự nhiên, nước khoáng
HS : đọc trước bài
GVBM: Lê Văn Hiếu Tuần: 02 Môn: Hóa Học 8 Tiết : 03 Bài 2: CHẤT ( Tiếp theo) I . Mục tiêu 1 . Kiến thức Học xong bài này HS biết: - Khái niệm về chất nguyên chất ( tinh khiết ) và hỗn hợp. - Cách phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. 2 . Kỹ năng Rèn kỹ năng quan sát, hoạt động nhóm , phân biệt, so sánh. 3 . Thái độ Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn. II . Đồ dùng dạy học GV : Dụng cụ: ống nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ, tấm kính, đũa thuỷ tinh, đèn cồn Hóa chất: muối ăn, nước cất, nước tự nhiên, nước khoáng HS : đọc trước bài III. Hoạt động dạy - học 1 .Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì? Trả lời: Mục II.2 Bài 2 3 . Vào bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung III. CHẤT TINH KHIẾT Hoạt động 1: 1) HỖN HỢP VÀ CHẤT TINH KHIẾT Gv cho Hs quan sát hìn 1.3 SGK tr. 9 Gv thông báo: cả 2 loại đều uống được nhưng nước cất còn có thể để dùng pha chế thuốc tiêm và pha chế dd trong thí nghiệm, nước khoáng thì không. Gv lần lượt làm thí nghiệm + Tấm kính 1: 1 giọt nước cất + Tấm kính 2: 1 giọt nước khoáng + Tấm kính 3: 1 giọt nước ao Làm bay hơi hết nước Ị yêu cầu Hs quan sát hiện tượng còn lại trên tấm kính. Gv nhận xét Gv khẳng định: + Nước cất là chất tinh khiết. + Nước ao, nước khoáng là hỗn hợp. Gv hỏi: + Vậy chất tinh khiết là gì? Gv nêu tính chất của chất tinh khiết. + Hỗn hợp là gì? Gv nêu tính chất của hỗn hợp Gv nhận xét. Hs nghe và hình dung sơ bộ được Hs nghe và tìm hiểu. Hs quan sát và nêu: + Tấm kính 1: không có gì + Tấm kính 2: có vết cặn mờ + Tấm kính 3 có vết cặn đậm Hs nhận xét. Hs nghe thông tin Hs nêu:. + Chất tinh khiết là. + Hỗn hợp là. Hs nhận xét + Chất tinh khiết là chỉ gồm 1 chất. Chất tinh khiết có tính chất vật lí và tính chất hóa học nhất định. + Hỗn hợp gồm 2 hay nhiều chất trộn lẫn với nhau. Hỗn hợp có tính chất thay đổi ( phụ thuộc vào thành phần của hỗn hợp) Hoạt động 2: 2. TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP Gv làm thí nghiệm theo nội dung SGK tr. 10 Ị yêu cầu Hs quan sát hiện tượng và nhận xét Gv hỏi: + Qua thí nghiệm trên em cho biết nguyên tắc tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp? Gv nói: Sau này ta còn dựa vào tính chất hóa học của chất. Hs quan sát hiện tượng và nhận xét + Đun nước muối sôi và nước bay hơi hết còn lại muối. Hs trả lời: + .. Để tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp ta có thể dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí và tính chất hóa học. 4. Cũng cố Gv cho Hs nhắc lại nội dung bài học. Gv cho Hs đọc ghi nhớ 5 . Dặn dò Về nhà học bài Làm bài tập 7, 8 SGK tr. 11 Đọc trước bài 3. Chuẩn bị hỗn hợp muối và cát GVBM: Lê Văn Hiếu Tuần: 02 Môn: Hóa Học 8 Tiết :04 Bài 3: BÀI THỰC HÀNH 1 TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT – TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP I . Mục tiêu 1 . Kiến thức Học xong bài này HS biết: -Làm quen và biết cách sử dụng 1 số dụng cụ trong phòng thí nghiệm. -Một số quy tắc an toàn khi tiến hành thí nghiuệm. -Thực hành: Đo nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh. Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát. 2 . Kỹ năng Rèn kỹ năng quan sát, làm thí nghiệm, hoạt động nhóm. Viết tường trình thí nghiệm 3 . Thái độ Giáo dục ý thức học tập và yêu thích bộ môn. II . Đồ dùng dạy học GV : Dụng cụ: Kiềng đun, nhiệt kế, cốc thuỷ tinh lớn, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, giấy lọc, phễu, đèn cồn Hóa chất: Parafin, lưu huỳnh, nước, hh muối và cát HS : đọc trước bài III. Hoạt động dạy - học 1 .Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3 . Vào bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 .I. MỘT SỐ QUY TẮC AN TOÀN VÀ CÁCH SỬ DỤNG DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT Gv nêu những việc phải làm trong một bài thực hành. Gv giới thiệu một số dụng cụ SGK tr.155 Gv nêu cách sử dụng hóa chất trong khi tiến hành thí nghiệm. Hs nghe và ghi nhớ. Hs quan sát. Hs nghe vag ghi nhớ. a)Những việc phải làm trong một bài thực hành + Gv hướng dẫn tiến hành thí nghiệm. + Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của Gv. + Báo cáo kết quả thí nghiệm ( viết tường trình). + Vệ sinh phòng học và rữa dụng cụ thí nghiệm. b)Cách sử dụng dụng cụ và hóa chất + Không dùng tay trực tiếp cầm hóa chất. + Không đổ hóa chất này vào hóa chất khác ( ngoài chỉ dẫn của Gv). + Không dùng hóa chất khi không biết rõ đó là hóa chất gì. + Không được nếm hoặc ngữi trực tiếp hóa chất. Hoạt động 2 .II. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM Gv hướng dẫn Hs làm thí nghịêm theo SGK tr.12: Ị yêu cầu: + Quan sát sự nóng chảy của các chất. + Rút kết luận Gv quan sát và nhận xét Gv hướng dẫn Hs làm thí nghiẹâm theo SGK tr.13: Ị yêu cầu: + Quan sát + Rút kết luận Gv quan sát và nhận xét Hs làm thí nghiệâm theo hướng dẫn của Gv Hs làm thí nghiệâm theo hướng dẫn của Gv 1)Thí nghiệm 1 Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và lưu huỳnh. + Parafin nóng chảy ở bao nhiêu 0C?( 420C ) +Khi nước sôi lưu huỳnh đã nóng chả chưa? + Rút nhận xét về sự nóng chảy của các chất 2)Thí nghiệm 2 Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát. + Chất ở trên giấy lọc? + Chất còn lại trong ống nghiệm? + Chất còn lại khi đun làm bay hơi hết nứơc trong ống nghiệm? Hoạt động 3 .III. TƯỜNG TRÌNH Gv cho Hs viết tường trình theo câu hỏi SGK tr. 13 Hs viết tường trình theo câu hỏi SGK tr. 13 SGK tr. 13 4. Cũng cố Gv cho Hs tóm tắt lại nội dung bài học 5 . Dặn dò Về nhà xem lại bài Đọc trước bài 4
File đính kèm:
- Tuan 02 HH 8.doc