Giáo án Hóa học 8 - từ tiết 21 đến tiết 24

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Học sinh hiểu được khái niệm sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp.

- Các ứng dụng của oxi.

2.Kỹ năng:

- Xác định có sự oxi hóa trong một số hiện tượng thực tế.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát lập PTHH của oxi với đơn chất và một số hợp chất.

- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

 - Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.

II. Chuẩn bị:

1.GV: Tranh vẽ ứng dụng của oxi.

 Bảng phụ, phiếu học tập.

2.HS: Xem trước bài ở nhà.

3.PP: Hoạt động nhóm, quan sát, hoạt động cá nhân.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp.

2.Kiểm tra bài cũ: 5’

- Nêu các tính chất hóa học của oxi? Viết các PTHH minh họa?

- Làm bài tập số 4 sgk.

 

doc15 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - từ tiết 21 đến tiết 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hs trao đổi hoàn thành bt sau:
BT1.Hãy gọi tên các oxit sau:
a. K2O, ,CaO, MgO, PbO, Na2O, Fe2O3, FeO.
b. SO3, SO2, CO, CO2, N2O5, P2O5
BT2. Trong các oxit sau oxit nào là oxit axit, oxit bazơ?
Na2O, CuO, Ag2O, CO2, N2O5, SiO2
Gọi tên các oxit đó.
Nhận xét.
Chú ý.
Trao đổi nhóm 4 em hoàn thành.
Đại diện nhóm lên bảng thực hiện.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Chú ý, sửa sai nếu có.
4. Củng cố: 4’
- Tổ chức trò chơi có các tấm bìa ghi CTHH: CO2, BaO, Fe2O3, SO2, SO3, NaCl, H2SO4, P2O5, CuO, FeO ( 2 bộ 2 màu).
Bảng phụ ghi tên các oxit.
- Các nhóm lần lượt dán các miếng bìa vào bảng phụ.
- Kiểm tra đánh giá bài làm của 2 nhóm.
2. Dặn dò: 1’
	Dặn dò hs về nhà học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 - SGK.
	Xem trước bài ở nhà.
*************************************************************
Tuần 22	Ngày soạn: 11/01/2011
Tiết 41	Ngày dạy: 19/01/2011
Bài 27. ĐIỀU CHẾ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Học sinh nắm được phương pháp điều chế và thu khí oxi trong PTN và trong CN.
- HS biết khái niệm phản ứng phân hủy và dẫn ra các ví dụ minh họa.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng lập PTHH,giải bài toán hóa học tính theo PTHH.
- Nhận biết được một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân hủy hay phản ứng hóa học.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
	Giáo dục lòng yêu môn học.
II. Chuẩn bị:
1.GV: Bảng phụ.
Dụng cụ : Giá sắt, ống nghiệm, ống dẫn khí, chậu thủy tinh, đèn cồn. Diêm. lọ thủy tinh. Bông.
Hóa chất: KMnO4.
2.HS: Xem trước bài ở nhà.
3.PP: Trực quan, hoạt động nhóm, đàm thoại.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: 5’
- Nêu định nghĩa oxit, phân loại oxit, lấy ví dụ minh họa?
- Làm bài tập số 4.
3. Bài mới:
*Mở bài.
*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Điếu chế oxi trong phòng thí nghiệm (17’)
GV: Giới thiệu cách điều chế oxi trong PTN. Làm thí nghiệm điều chế oxi từ KMnO4.
Giải thích vì sao có thể thu khí oxi bằng cách đẩy KK và đẩy nước.
Hỏi:
- Khi thu khí oxi bằng cách đẩy không khí phải làm như thế nào? Tại sao?
Gọi 2 hs lên bảng thu khí oxi bằng cách đẩy KK, đẩy nước.
Hỏi: 
- Cho biết sản phẩm của phản ứng điều chế khí oxi từ KMnO4, KClO3 trên?
- Hãy viết PTHH?
Nhận xét, chốt lại:
- Nguyên liệu: KMnO4, KClO3
- Thu khí oxi: 
 + Đẩy không khí.
 + Đẩy nước.
2KClO3 t 2KCl + 3O2
2KMnO4 t K2MnO + MnO2 + O2
Chú ý quan sát, nêu hiện tượng.
Chú ý.
Trả lời.
HS: Lên thu khí oxi bằng cách đẩy không khí hoặc đẩy nước.
Trả lời và hoàn thành PTHH.
Chú ý.
Hoạt động 2: Sản xuất trong công nghiệp (6’)
GV: Thuyết trình giới thiệu sản xuất oxi từ không khí.
GV: Nêu phương pháp sản suất oxi từ không khí.
GV: Giới thiệu cách sản xuất oxi từ nước.
Yêu cầu hs lên bảng viết PTHH điện phân nước.
BT. Hãy điền vào bảng sau: 
Đ/c trong PTN
Đ/c trong CN
Nguyên liệu
Sản lượng
Giá thành
Nhận xét.
a. Sản xuất từ không khí:
Phương pháp: Hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao. Sau đó cho không khí lỏng bay hơi ở - 1960C thu được N2 , ở -1830C thu được khí oxi.
b. Sản xuất từ nước: Điện phân nước trong bình sẽ thu được H2 và O2
 2H2O(l) đp H2 (k) + O2 (k)
Chú ý.
Chú ý.
Chú ý.
Hs lên viết PTHH.
Trao đổi nhóm 2 em hoàn thành.
Chú ý.
Hoạt động 1: Phản ứng phân hủy (11’)
GV: Yêu cầu học sinh quan sát các phản ứng trong bài và điền vào chỗ trống( bài tập SGK).
Đó là những phản ứng phân hủy.
- Hãy nêu định nghĩa phản ứng phân hủy?
- So sánh sự giống và khác nhau của phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp?
Nhận xét, chốt lại:
 Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
Bài tập: Cân bằng các PTHH. Cho biết các phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào?
 FeCl2 + Cl2 t FeCl3
 CuO + H2 t Cu + H2O
 KNO3 t KNO2 + O2
 Fe(OH)3 t Fe2O3 + H2O
 CH4 + O2 t CO2 + H2O
Nhận xét.
Hs lên bảng điền, hs khác nhận xét.
Trả lời.
Chú ý.
Trao đổi nhóm 2 em hoàn thành.
Đại diện nhóm lên bảng thực hiện.
Nhóm khác nhận xét.
Chú ý và sửa sai nếu có.
4. Củng cố: 5’
Gv chốt lại nội dung toàn bài.
BT: Tính khối lượng KClO3 đã bị nhiệt phân hủy biết rằng thể tich khí oxi thu được sau phản ứng là 3,36l (đo ở đktc).( trao đổi nhóm 4 em hoàn thành).
5. Dặn dò: 1’
HS về nhà học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 - SGK.
Xem trước bài mới.
**********************************************************
Tuần 21,22	Ngày soạn: 11/01/2011
Tiết 42,43	Ngày dạy: 21/01/2011
Bài 28: KHÔNG KHÍ SỰ CHÁY
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Học sinh biết được không khí là hỗn hợp. Thành phần của không khí theo thể tích và khối lượng.
- Học sinh biết sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng còn có sự oxi hóa chậm cũng là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
- HS biết và hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt đám cháy. Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm.
2.Kỹ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết PTHH .
- Phân biệt được sự oxi chậm và sự cháy trong một số hiện tượng của đời sống và sản xuất.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
	Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ không khí không bị ô nhiễm.
II. Chuẩn bị:
1.GV: Bảng phụ, bảng nhóm.
	Dụng cụ TN: đèn cồn, muỗng sắt, nút cao su, cốc thủy tinh, 
	Hóa chất: P.
2.HS: Xem trước bài ở nhà.
3.PP: Hoạt động nhóm, quan sát, hoạt động cá nhân.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: 6’
- Nêu định nghĩa phản ứng phân hủy ? Lấy ví dụ minh họa?
- HS chữa bài tập số 4, 6 - SGK.
3. Bài mới:
*Mở bài.
*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1. Thành phần không khí - TN (18’)
GV: Làm thí nghiệm đốt photpho đỏ (dư) ngoài không khí rồi đưa nhanh vào ống hình trụ và đậy kín miệng bằng ống nút cao su.
- Đã có những biến đổi nào xảy ra trong thí nghiệm trên?
- Trong khi cháy mực nước trong ống thủy tinh thay đổi như thế nào?
- Tại sao nước lại lại dâng lên trong ống? 
- Nước dâng lên vạch thứ 2 chứng tỏ điều gì?
- Tỷ lệ chất khí còn lại trong ống là bao nhiêu ? Khí còn lại là khí gì? Tại sao?
- Em rút ra kết luận về thành phần không khí?
Nhận xét, chốt lại:
 Không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm 1/5 thể tích ( chính xác hơn là oxi chiếm khoảng 21% về thể tích không khí) phần còn lại hầu hết là nittơ.
Quan sát, trả lời lần lượt các gợi ý.
Chú ý.
Hoạt động 2: Ngoài khí oxi và khí nitơ không khí còn có chứa những chất gì khác (8’)
Thảo luận theo nhóm:
- Theo em trong không khí còn có những chất nào nữa? Tìm các dẫn chứng để chứng minh?
GV: nhận xét, chốt lại kiến thức:
-Trong không khí còn có : Hơi nước, CO2, khí hiếm Ne, Ar, bụi chất gần 1%
Trao đổi nhóm 2 em hoàn thành.
Các nhóm nêu ý kiến của mình.Các nhóm khác bổ sung nếu có.
Chú ý.
Hoạt động 3: Bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm (9’)
Thảo luận theo nhóm:
- Không khí bị ô nhiễm gây ra tác hại gì?
- Chúng ta nên làm gì để bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm.
- Các biện pháp tránh ô nhiễm môi trường ?
- Liên hệ ở địa phương đã làm gì để bảo vệ môi trường? 
Nhận xét, chốt lại:
- Tác hại: Tác động xấu đến sức khỏe con người và cuộc sống thực vật phá hoại các công trình xây dựng cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử.
- Biện pháp: xử lý khí thải các nhà máy các nhà máy, lò đốt, các phương tiện giao thông Bảo vệ rừng, trồng rừng.
Trao đổi nhóm 4 em hoàn thành.
Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Chú ý.
4. Củng cố: 3’
Nhắc lại nội dung chính của bài:
- Thành phần không khí.
- Các biện pháp bảo vệ bầu không khí trong lành.
5. Dặn dò: 1’
Dặn dò hs về nhà học bài, làm bài tập 1, 2, 7 - SGK.
Xem trước bài mới.
*****************************************************************
Tuần 23	Ngày soạn: 20/01/2011
Tiết 43	Ngày dạy: 26/01/2011
Bài 28. KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY (Tiếp theo)
1. Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: 5’
- Nêu thành phần của không khí? Biện pháp bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm.
- Làm bài tập số 7- sgk.
3. Bài mới:
*Mở bài.
*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Sự cháy và sự oxi hóa chậm (18’)
GV yêu cầu hs trao đổi nhóm 2 em nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi sau:
- Em hãy lấy ví dụ về sự cháy và sự oxi hóa chậm?
- Sự cháy là gì? Sự oxi hóa chậm là gì?
- Sự cháy và sự oxi hóa chậm giống và khác nhau ở những điểm nào?
Nhận xét, chốt lại:
* Sự cháy: Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
* Sự oxi hóa chậm: Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
GV: Thuyết trình: Trong điều kiện nhất đínhự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy đó là sự tự bốc cháy. Vì vậy trong nhà máy người ta không chất rẻ lau có dính dầu mỡ thành đống đề phòng sự tự bốc cháy.
Trao đổi nhóm 2 em trả lời.
Đại diện các nhóm lần lượt trả lời.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Chú ý.
Chú ý.
Hoạt động 2: Điều kiện để phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy (18’)
Gợi ý:
- Ta để cồn, gỗ, than trong không khí, chúng không tự bốc cháy. Muốn có sự cháy phải có điều kiện gì?
- Đối với bếp than nếu ta đóng cửa lò có hiện tượng gì? Vì sao?
- Vậy các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy là gì?
- Muốn dập tắt sự cháy ta cần thực hiện những biện pháp nào? 
- Trong thực tế để dập tắt đám cháy người ta dùng biện pháp nào? Phân tích cơ sở của các biện pháp đó?
Nhận xét lần lượt các câu trả lời và chốt lại:
Điều kiện phát sinh:
- Chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy.
- Phải có đủ oxi cho sự cháy.
Điều kiện dập tắt sự cháy:
- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
- Cách ly chất cháy với oxi.
Nhóm 2 em suy nghĩ trả lời.
Chú ý.
4. Củng cố: 3’
	Yêu cầu hs nhắc lại các nội dung chính của bài.
5. Dặn dò: 1’
	Chuẩn bị các kiến thức để luyện tập.
************************************************************
Tuần 23, 24	Ngày soạn: 20/01/2011
Tiết 44,*	Ngày dạy: 28/01/2011
Bài 29. BÀI LUYỆN TẬP 5
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
Học sinh ôn tập các kiến thức cơ bản như: 
- Tính chất của oxi.
- Ứng dụng và điều chế oxi.
- Khái niệm về oxit và sự phân loại oxit.
- Khái niệm về phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy.
- Thành phần của không khí.
2.Kỹ năng:

File đính kèm:

  • docHH8(21-24).doc
Giáo án liên quan