Giáo án Hóa học 8 - từ tiết 1 đến tiết 20

A.Mục tiêu:

- Học sinh biết hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.Hóa học là một môn học quan trọng và bổ ích.

- Bớc đầu HS biết được hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta do đó cần thiết phải có kiến thức hóa học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.

- Bớc đầu HS biết đợc các em phải làm gì để học tốt môn hóa học: trớc hết là phải có hứng thú say mê học tập, biết quan sát, biết làm thí nghiệm, ham thích đọc sách, chú ý tư duy óc sáng tạo.

B.Chuẩn bị:

Dụng cụ:khay nhựa, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, pipet, ống nghiệm

Hóa chất: dung dịch: CuSO4, NaOH, HCl, đinh sắt nhỏ.

C. Hoạt động dạy học:

1.Ổn định tổ chức:

2. Bài củ:

Kết hợp trong lúc học bài mới

3.Bài mới:

GV: đặt vấn đề vào bài theo như trong sgk

 

doc39 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 8 - từ tiết 1 đến tiết 20, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên nguyên tố và ngược lại.
B.Chuẩn bị:
- Bảng phụ. Phiếu học tập
C.Tiến trình bài dạy:
1.ổn định tổ chức:
2.Bài cũ:
Kết hợp trong lúc luyện tập
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
 Nội dung ghi bảng
GV: treo bảng phụ ghi các kiến thức sau:
 Vật thể
 Chất
 đơn chất hợp chất
Kim loại Phi kim Vô cơ Hửu cơ
GV: đặt câu hỏi theo các nội dung sau:
- ấm nhôm, cành cây gọi là gì?
- ấm nhôm, cành cây được làm từ đâu?
-Nhôm, xenlulozơ gọi là gì?được tạo nên từ đâu?
- Vậy nhôm, xenlulozơ được gọi là đơn chất hay hợp chất? Vì sao?
- Đơn chất có mấy loại, hợp chất có mấy loại?Là những loại nào?
- Giữa 2 loại đơn chất có gì khác nhau về tính chất?
- Hạt hợp thành của đơn chất, hợp chất như thế nào?
- Các vật thể tự nhiên hay nhân tạo được làm từ đâu?
- Chất có những tính chất gì?
- Thế nào là chất tinh khiết, hổn hợp?
- Vậy chất được làm từ đâu?
- Nguyên tử là gì? tại sao nói nguyên tử là hạt trung hòa về điện?
- Những nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân gọi là gì?
- Có bao nhiêu nguyên tố hóa học? Cách ghi kí hiệu hóa học của các nguyên tố như thế nào?
- Thế nào gọi là nguyên tử khối?
- Hạt hợp thành của đơn chất là gì? Hợp chất là gì?
- Vậy phân tử là gì? Cách tính phân tử khối của chất như thế nào?
GV: gọi HS lên bảng làm bài số 1(b), 2(a,b), 3SGK
HS: từng cá nhân lên bảng làm
GV: yêu cầu học sinh cả lớp cùng làm vào vở tùy theo từng đối tượng học sinh
- HS đứng dậy nhận xét bài làm của bạn
GV: nhận xét và sữa sai nếu cần.
GV: yêu cầu HS làm thêm bài tập sau:
Một nguyên tử A có tổng số hạt trong nguyên tử là 20.Trong đó số hạt không mang điện chiếm 40%.Tìm nguyên tử A.Tính khối lượng của nguyên tử A?
GV: hướng dẫn HS cùng giải
- Muốn tìm nguyên tử ta cần biết những gì?
-Vậy muốn tìm số p của nguyên tử A ta làm như thế nào?
- Hãy tính số n của nguyên tử A?
Ta có số nA= 20 x 40% = 8(hạt)
Vậy số p = số e = (20- 8):2= 6 (hạt)
A là nguyên tố C
-Khối lượng của nguyên tử A là:
6 x 1,6726 .10-23 + 8x1,6750.10-23 + 6 x 9,1.10-31 = 1,9926.10-27(g).
I.Kiến thức cần nhớ
1.Sơ đồ mối quan hệ giữa các chất:
2.Tổng kết về chất nguyên tử ,phân tử:
a.Chất:
b.Nguyên tử:
c.Phân tử:
B.Bài tập:
1.Số1(b)
- Rãi mõng hổn hợp. Dùng nam châm rà trên hổn hợp tác được sắt.
- Cho hổn hợp còn lại vào nước .Gạn sạch sấy khô ta tách được 2 chất.
2.Số2:a. Trong hạt nhân có 12 p
- Trong nguyên tử có 12 e
- Có 3 lớp e
- Có 2e lớp ngoài
b.Giống nhau:- Số e ngoài cùng
Khác nhau: số p, số e.
3.Số3 :Gọi công thức phân tử của hợp chất là: X2O
a.Phân tử khối của hợp chất là:
Biết phân tử khối của H là:2x1=2
PTKX2O = 2 x 31 = 62(đvC)
b. Ta có PTKX2O = 2 x NTKX+ 16 = 62
 2NTKX= 62- 16 = 42 NTKX = 23
- Vậy X là nguyên tố Natri có KHHH là Na
4.Cũng cố:
Kết hợp trong lúc luyện tập
5.Dặn dò: 
- Xem lại nội dung đã luyện tập. Làm các bài tập còn lại trong SGK. 
- Xem nội dung bài học: chú ý tìm hiểu về hoá trị là gì? cách xác định hoá trị như thế nào?
Tiết 13: Hóa trị
15-10-07
A.Mục tiêu:
Sau bài học HS hiểu được:
- Hóa trị là gì, cách xác định hóa trị
- Làm quen với hóa trị của một số nguyên tố và hóa trị của một số nguyên tố thường gặp.
- Biết quy tắc hóa trị và biểu thức
B.Chuẩn bị:
- Bảng phụ
C.Tiến trình bài dạy:
I.ổn định tổ chức:
GV: kiểm tra sỉ số học sinh
II. Bài cũ:
1.Viết công thức hóa học chung của đơn chất, hợp chất? Cho ví dụ?
2.Làm bài tập số 2 SGK?
HS lên bảng làm
 GV: nhận xét cho điểm và đặt vấn đề vào bài mới
III.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
 Nội dung ghi bảng
GV: thuyết trình theo SGK cho HS rõ
- Người ta quy ước hóa trị của H là I. Một nguyên tử cuả nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H thì có hóa trị bấy nhiêu.
- Trong công thức hóa học sau HCl, CH4, NH3. N, Cl, C có hóa trị bao nhiêu? 
HS: suy nghỉ trả lời theo cá nhân ( N hóa trị III, Cl hóa trị I, C hóa trị IV)
GV: người ta còn dựa vào khả năng liên kết của nguyên tố khác với O để xác định hóa trị của nguyên tố.( Hóa trị của O bằng 2 đơn vị)
- Hãy xác định hóa trị của Zn, K, S trong các công thức sau: ZnO, K2O, SO3?
HS: suy nghỉ trả lời( Zn hóa trị II, K hóa trị I, S có hóa trị VI)
GV: giới thiệu cách tính hóa trị của một số nhóm nguyên tử cho HS rõ.
GV: yêu cầu HS xem bảng 1 SGK trang 42,43 để ghi nhớ hóa trị của một số nguyên tố và nhóm nguyên tử thường dùng.
HS: quan sát và ghi nhớ
- Vậy theo em hóa trị là gì?
HS: suy nghỉ trả lời theo SGK.
- Vậy em rút ra kết luận gì?
GV: quay lại công thức chung của hợp chất: AxBy
- Gỉa sử hóa trị của A là a, của B là b.
Tìm giá trị điền vào bảng:
 x x a
y x b
Al2O3
P2O5
H2S
HS: Thảo luận nhóm điền vào bảng
 x x a
y x b
Al2O3
2 x III
3 x II
P2O5
2 x V
5 x II
H2S
2 x I
1 x II
- Hãy so sánh kết quả của các biểu thức x x a, y x b trên?
HS: trả lời theo cá nhân
GV: các tích trên là biểu thức của quy tắc hóa trị. Vậy em hãy nêu quy tắc hóa trị ?
- Vậy vận dụng quy tắc ta có thể tính hóa trị của một nguyên tố như thế nào?
-GV: ghi đề bài lên bảng 
HS: Tính hóa trị của S trong hợp chất SO3?
GV: gợi ý cách làm
HS: làm theo gợi ý của GV
- Từ đó hãy rút ra cách tính hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất?
1.Cách xác định hóa trị của một nguyên tố:
1.Cách xác định:
- Dựa vào số nguyên tử của nguyên tố khác liên kết với H, O.
2.Kết luận:
II.Quy tắc về hóa trị:
1.Quy tắc:
- Trong hợp chất : AxBy 
a x x = b x y
2.Vận dụng:
a.Tính hóa trị của một nguyên tố:
- Biết hóa trị của O là II.
- Theo quy tắc hóa trị ta có:
1 x a =2 x IIIa = VI
- Cách tính:
a = hoặc b = 
4.Củng cố:
- Hóa trị là gì? Cách tính hóa trị như thế nào?
- Thế nào là quy tắc hóa trị?
-Tìm công thức đúng trong các công thức sau:
A, MgCl B.CuO2 C.NaO D.AlCl3
- Biết Fe có hóa trị II. Hãy tính hóa trị của các nguyên tố hay nhóm nguyên tử có trong hợp chất sau: FeS, FeCl2, FeSO3, FeCO3 ?
5.Dặn dò:
- Học thuộc lí thuyết, làm bài tập số 1,2,3 SGK
- Xem trước cách lập công thức hóa học theo hóa trị. Chú ý học hóa trị của các nguyên tố cho thuộc để dễ lập CTHH của chất hơn.
Tiết: 15 Bài luyện tập 2
24-10-07
A.Mục tiêu: 
Sau bài học học sinh cũng cố được:
- Cách ghi và ý nghĩa của công thức hóa học, khái niệm hóa trị và quy tắc hóa trị
- Rèn luyện kĩ năng tính hóa trị của nguyên tố, biết đúng sai cũng nh lập đợc công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị.
B.Chuẩn bị:
Phiếu học tập, bảng phụ
C.Tiến trình bài dạy:
1.ổn định tổ chức:
2.Bài cũ:
Kết hợp trong lúc luyện tập
3.Bài mới:GV: đặt vấn đề vào bài
Hoạt động của giáo viên, học sinh
 Nội dung ghi bảng
GV: treo bảng phụ có ghi nội dung bài tập nh bên lên bảng
HS:trao đổi nhóm hoàn thành bài tập đó.
GV: treo kết quả của một số nhóm lên bảng, nhóm còn lại nhận xét bổ sung nếu cần.
-Dựa vào đâu mà các em chọn đáp án (d)?(vì X có hóa trị III, Ycó hóa trị II)
- Dựa vào đâu mà em tính hóa trị của các nguyên tố X, Y được như vậy?
- Vậy hóa trị là gì? Cách tính hóa trị như thế nào?
GV: nếu hợp chất X2O3 có phân tử khối là:102, hợp chất H2Y có phân tử khối là 34 thì X,Y là nguyên tố gì?
HS: suy nghỉ trả lời theo cá nhân
GV: ghi đề ra lên bảng 
HS: thảo luận nhóm hoàn thành:
N1 :a, N2,5: b, N3: c, N4,6: d
GV: treo bảng phụ kết quả của một số nhóm và yêu cầu nhóm còn lại nhận xét
- Để lập công thức hóa học ta tiến hành theo mấy bước?
GV: để kiểm tra công thức các nhóm làm đúng nhanh ta làm như thế nào?
 Khi có một công thức hóa học ta biết được những điều gì?
HS: trả lời theo cá nhân(3điều)
GV: treo bảng phụ có nội dung bài tập nh bên lên bảng
HS: làm bài theo sự hướng dẫn của GV
-Muốn biết phân tử khối của hợp chất thì ta phải biết điều gì?( PTK của O)
-Bước đầu tiên tìm công thức hóa học đó là gì?( đặt công thức hóa học theo dạng chung)
- Muốn biết công thức hóa học của hợp chất thì ta cần tìm gì?
-Vậy để tìm nguyên tử khối của X ta dựa vào điều kiện nào của bài toán?
-GV:khi bíêt được nguyên tử khối ta còn biết được những điều gì nữa?
GV:nếu mỗi nét gạch tương ứng với một liên kết và một hóa trị .Em hãy cho biết hóa trị của các nguyên tố có trong các hợp chất sau: H H
 S 
 O O N H C H
 H H H
GV: treo bảng phụ có ghi những kiến thức cần nhớ theo như SGK lên bảng
1.Công thức hóa học của chất: 
Đơn chất: A, Ax
Hợp chất: AxBy, AxByCz
2.Hóa trị là gì? Quy tắc hóa trị? Cách tính hóa trị?
3.Các bước lập công thức hóa học theo hóa trị?
HS:quan sát và ghi nhớ có thể ghi vào vở
I.Bài tập:
1.X có hóa trị nh trong hợp chất X2O3, Ycó hóa trị nh trong hợp chất H2Y.Tìm công thức hóa học đúng của hợp chất X với Y trong các công thức cho sau:
a.XY, b.X2Y, c.XY3, d. X2Y3
Đáp án: d
2.Lập công thức hóa học của các hợp chất,và tính phân tử khối của hợp chất vừa lập được?
a.Mg(II)với NO3(I) c.Cu(II) với CO3(II)
b.Fe(III) với O(II) d.K(I) với SO4(II)
 Giải:
a.Đặt công thức hóa học của hợp chất là: Mgx(SO4)y ( điều kiện x, y N*)
Theo quy tắc hóa trị ta có: II x x= II x y
Ta có tỉ lệ:== 1 Vậy x = y=1
Vậy công thức của hợp chất là: Mg(NO3)2 PTKMg(NO3)2= 148
tương tự cách làm như trên ta có công thức và phân tử khối của hợp chất còn lại là:b.CuCO3 PTKCuCO3 = 124
c. Fe2O3 PTKFe2O3 = 160
d.K2SO4 PTKK2SO4 = 174
3.Một hợp chất A gồm 2 nguyên tử X liên kết với 1 nguyên tử O.Có phân tử khối nặng gấp 1,9375 phân tử oxi.
a.Tính phân tử khối của hợp chất A?
bTìm công thức hóa học của hợp chất?
c.Nêu ý nghĩa của công thức hóa học vừa tìm được?
 Giải:a.Biết PTKO = 16 x 2= 32
Vậy PTK của A =32 x 1,9375 = 62
b.Đặt công thức hóa học của hợp chất là: X2O
Theo bài ra ta có: PTKX2O= 2NTKX+ 16
Hay: 2NTKX+ 16= 62
NTKX= =23(Natri)
VậyCTHH của hợp chất A là Na2O
C,ý nghĩa của công thức:
- Hợp chất Na2O do 2 nguyên tố Na,O tạo nên
- Trong 1 phân tử Na2O có 2Na, 1O
- PTKNa2O= 2 x 23 + 16 = 62
II.Kiến thức cần nhớ
- Công thức hoá học
- Hoá trị;
4.Dặn dò: Kết hợp trong lúc luyện tập
5.Dặn dò:
- Xem lại lí thuyết kể cả ở tiết luyện tập 1
- Làm bài tập trong SGK.Bài tập 2,3 tương tự bài 1 ta đã làm, bài 4 tương tự bài 2 
- Chuẩn bị tốt để tiết sau kiểm tra một tiết.
Tiết 16: Kiểm tra một tiết

File đính kèm:

  • doctiet 120.doc