Giáo án Hóa học 8 - Tiết 7, Bài 5: Nguyên tố hóa học (Tiếp) - Năm học 2007-2008

1. Kiến thức:

- HS hiểu được “nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cácbon”.

- Biết được mỗi đơn vị các bon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử cácbon.

- Biết mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt. Biết nguyên tử khối, sẽ xác định được đó là nguyên tố nào?.

- Biết sử dụng bảng 1 (SGK T42) để:

+ Tìm kí hiệu và nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố.

+ Biết nguyên tử khối, hoặc biết số proton thì xác định được tên và kí hiệu của nguyên tố.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng viết kí hiệu hoá học.

- Rèn khả năng làm bài tập xác định nguyên tố.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 7, Bài 5: Nguyên tố hóa học (Tiếp) - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/9/07.
Ngày dạy :
Tiết : 7.
Bài 5. Nguyên tố hoá học (tiếp)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- HS hiểu được “nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cácbon”.
- Biết được mỗi đơn vị các bon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử cácbon.
- Biết mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt. Biết nguyên tử khối, sẽ xác định được đó là nguyên tố nào?.
- Biết sử dụng bảng 1 (SGK T42) để:
+ Tìm kí hiệu và nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố.
+ Biết nguyên tử khối, hoặc biết số proton thì xác định được tên và kí hiệu của nguyên tố.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng viết kí hiệu hoá học.
- Rèn khả năng làm bài tập xác định nguyên tố.
3. Thái độ: yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Bảng 1 SGK T42.
- Bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy - học:
1. ổn định: (1')
2.Kiểm tra bài cũ:(5')
? Định nghĩa nguyên tố hoá học: viết kí hiệu hoá học của các nguyên tố sau: nhôm, kẽm, sắt, canxi, magiê, đồng, phốtpho, lưu huỳnh.
3. Bài mới:(35')
GV: Để biết được khối lượng của một nguyên tử
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (15').
Tìm hiểu nguyên tử khối.
 GV: Nguyên tử có khối lượng vô cùng bé, nếu tính bằng g thì quá nhỏ, không tiện sử dụng. Vì vậy người ta qui ước lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử các bon làm đơn vị khối lượng nguyên tử, gọi là đơn vị các bon. Viết tắt là đv.c.
 GV: Các giá trị khối lượng này cho biết sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử.
? Vậy trong các nguyên tử trên nguyên tử nào nhẹ nhất?
? Nguyên tử C, 0 nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử H ?
 GV: Khối lượng tính bằng đvc chỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử " người ta gọi khối lượng này là nguyên tử khối.
? vậy nguyên tử khối là gì?
II. Nguyên tử khối.
VD: - K.lượng của 1 nguyên tử hiđrô =1đv.c (quy ước viết là H = 1đv.c)
- K.lượng của 1 nguyên tử C=12đv.c
- K.lượng của 1 nguyên tử 0=16 đv.c.
* Các giá trị khối lượng cho biết sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử.
- Trong nguyên tử trên. nguyên tử H nhẹ nhất.
- NTK: Là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị cácbon.
Hoạt động 2: (20').
áp dụng làm bài tập.
 GV. hướng dẫn HS tra bảng 1 SGK T42.
 GV: Mỗi nguyên tố đều có một nguyên tử khối riêng biệt. Vì vậy dựa vào nguyên tử khối của 1 nguyên tố chưa biết, ta xác định được đó là nguyên tử nào?.
* BT: Nguyên tử của nguyên tố R có khối lượng nặng gấp 14 lần nguyên tử H. Em hãy tra bảng 1 SGK và cho biết.
a) R là nguyên tố nào?
b) Số p và số e trong nguyên tử
 GV: Muốn xác định được R là nguyên tố nào ta phải biết được điều gì về nguyên tố R.
Với dữ kiện đề ra bài ta xđ được số p trong nguyên tố R không?
" Vậy ta xác định nguyên tử khối?
 Bài 2:
Nguyên tử nguyên tố x có 16 p tronhạt nhân em hãy xem bảng 1 SGK và trả lời:
a) Tên và kí hiệu của x ?
b) Số e trong nguyên tử của nguyên tố x ?
c) Nguyên tử x nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử H, nguyên tử ôxi.
 GV hướng dẫn HS.
? Tra bảng 1 SGK x là nguyên tố nào?
? Số e trong nguyên tử x 
? NT K ?
? So sánh NTK của S với H và O.
* Bài tập vận dụng.
Bài tập 1.
- NTK của R là:
R= 14 x 1 = 14 (đvc)
a) R là nitơ. kí hiệu N
b) Số p là 7
- Vì số p = số e " số e là 7e
Bài tập 2.
- x là s
- Nguyên tử s có 16e. s = 32 đvc
- NTK s nặng gấp 32 lần so với nguyên tử H và nặng gấp 2 (32:16) lần so với nguyên tử ôxi.
4. Củng cố:(3')
 GV yêu cầu HS đọc thêm bài SGK T21.
 Yêu cầu các nhóm thảo luận và làm bài luyện tập số 3.
Xem bảng 1 SGK em hãy hoàn chỉnh bảng cho dưới đây:
TT
Tên nguyên tố
Kí hiệu
Số p
Số e
Số n
Tổng số hạt trong nguyên tử
NTK
1
2
3
4
Flo
Kali
Mage
Liti
F
K
Mg
Li
9
19
12
3
19
12
3
10
20
12
4
28
58
36
10
19
39
24
7
5. Dặn dò: (1')
- Bài về nhà: 4, 5, 6, 7, 8 SGK T20.
	5, 6, 7 SBT
- Chuẩn bị trước bài 6.

File đính kèm:

  • doctiet 7.doc
Giáo án liên quan