Giáo án Hóa học 8 - Tiết 57: Axit - Bazơ - Muối (Tiếp) - Năm học 2007-2008

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức :

- HS hiểu được muối là gì? cách phân loại muối và gọi tên các muối.

- Rèn luyện cách đọc được tên của một số hợp chất vô cơ khi biết CTHH và ngược lại, viết CTHH khi biết tên của hợp chất.

2. Kỹ năng:

- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết PTHH.

3. Thái độ :

- Có ý thức tự giác trong tiết học.

II. Phương pháp :

- Nêu và giải quyết vấn đề.

- Hợp tác nhóm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 57: Axit - Bazơ - Muối (Tiếp) - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/3/08
Ngày dạy :
Tiết :57
 axit – bazơ - muối (tiếp)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức :
- HS hiểu được muối là gì? cách phân loại muối và gọi tên các muối.
- Rèn luyện cách đọc được tên của một số hợp chất vô cơ khi biết CTHH và ngược lại, viết CTHH khi biết tên của hợp chất.
2. Kỹ năng: 
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết PTHH.
3. Thái độ :
- Có ý thức tự giác trong tiết học.
II. Phương pháp : 
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Hợp tác nhóm.
III.Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Bảng phụ.
- HS: ôn tập kỹ công thức, tên gọi của 0xit, bazơ, axit.
IV. Hoạt động dạy-học:
1- ổn định: (1')
2- Kiểm tra bài cũ: (5')
? Viết công thức chung của 0xit, bazơ, axit.
? Làm BT 2 SGK T130
3- Bài mới: (30')
GV giới thiệu
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (8')
Tìm hiểu phân tử muối.
? Viết lại công thức của một số muối mà các em đã biết.
HS. viết lại công thức của một số muối.
? Em hãy nhận xét thành phần của muối. So sánh với thành của muối. So sánh với thành phần của muối. So sánh với TP của axit, bazơ?
HS. Trả lời câu hỏi. 
? Muối là gì.
HS. nêu khái niệm.
III. Muối. 
1- Khái niệm:
a,VD: Al2(S04)3, NaCl, Fe(N03)3
b, Nhận xét:
- Trong thành phần phân tử muối có nguyên tử kim loại và gốc axit.
* So sánh:
- Muối và bazơ: có nguyên tử kim loại.
- Muối và axit: có gốc axit.
c, Kết luận: phân tử muối gồm có 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axít.
Hoạt động 2: (7')
Tìm hiểu công thức hóa học của muối.
? Từ các CTHH trên em hãy viết CT chung của muối.
HS. viết CT chung của muối.
GV. Gọi 1 HS giải thích công thức.
* Chú ý: tích số hóa trị của kim loại với chỉ số n/tử kim loại = tích số hóa trị của gốc Axit với số gốc Axit.
2- Công thức hoá học.
* Mx(A)y 
Trong đó: M là ng.tử kim loại
 x là hóa trị của gốc Axit
 A là gốc axit.
 y là hóa trị của n/tử kim loại
Hoạt động 3: (8')
Tìm hiểu cách gọi tên muối.
GV. hướng dẫn HS đọc tên muối axit.
3. Tên gọi.
- Tên muối: Tên kim loại (kèm theo hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc axit.
- VD: Al2(S04)3: Nhôm sunfat
 NaCl : Natriclorua
 Fe(N03)2: sắt (II) nitrat
 KHC03: Kalihiđro cacbonat
 NaH2P04: natri đihiđrophôtphat
Hoạt động 4: (7')
Tìm hiểu cách phân loại muối.
? Thể nào là muối trung hòa, muối axit.
HS. trả lời - nhận xét - bổ xung.
4- Phân loại:
Dựa vào thành phần muối được chia ra thành 2 loại.
a, Muối trung hoà:
- là loại muối không chứa n/tử H trong gốc Axit.
- VD: Na2C03, K2S04, CaC03
b, Muối axit:
- Là loại muối trong gốc axit còn chứa n/tử H.
VD: NaHS04, Ba(HC03)2
4. Củng cố: (8')
- GV. chốt lại toàn bài.
HS. làm các bài tập sau.
Bài 1: Gọi tên các muối sau:
Muối
Tên gọi
a) Ca(N03)2
b) MgCl2
c) Al(N03)2
d) BaS04
.................
..................
..................
...................
Bài 2: Lập CTHH của các muối sau:
Tên muối
Công thức muối
a) Canxi nitrat
b) Magiê clorua
c) nhôm nitrat
d) Bari sunfát
.............................
............................
.............................
..................................
Bài 6:/ T130.
(Nếu còn thời gian cho HS làm BT điền)
Hãy điền vào ô trống ở bảng sau những CTHH thích hợp.
0xit
bazơ
Bazơ tương ứng
0xit axit
axit tương ứng
Muối tạo bởi kim loại của bazơ và gốc axit
K20
.....
....
Ca(0H)2
SO3
.........
..........
HNO3
...........
............
5. Dặn dò: (1')
- BTVN: 
- Chuẩn bị trước bài 38.Bài luyện tập 7.

File đính kèm:

  • docTiet 57.doc