Giáo án Hóa học 8 - Tiết 34 - Tuần 17 - Bài 23: Bài Luyện Tập 4

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết cách chuyển đổi qua lại giữa các đại lượng: số mol chất (n) và khối lượng chất (m), số mol chất khí (n) và thể tích của chất khí ở đktc (v), khối lượng của chất khí (m) và thể tích khí ở đktc.

- Biết ý nghĩa về tỉ khối chất khí, biết cách xác định tỉ khối của chất khí này đối với chất khí kia và tỉ khối của chất khí đối với không khí.

2. Kỹ năng:

- HS có kỹ năng ban đầu về vận dụng những khái niệm đã học (mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí, tỉ khối của chất khí) để giải các bài toán hóa học đơn giản tính theo công thức hóa học và phương trình hóa học.

3. Thái độ:

- Học tập tích cực, nghiêm túc.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV chuẩn bị: Hệ thống các câu hỏi,bài tập.

2. HS chuẩn bị: - Ôn lại kiến thức đã học (mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí, tỉ khối của chất khí).

3.Phương pháp : Đàm thoại, giải bài tập hóa học, thảo luận nhóm.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 34 - Tuần 17 - Bài 23: Bài Luyện Tập 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 34 	 Ngày soạn : 08/12/08
Tuần 17 	 Ngày dạy : 09/12/08
Bài 23: bài luyện tập 4
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết cách chuyển đổi qua lại giữa các đại lượng: số mol chất (n) và khối lượng chất (m), số mol chất khí (n) và thể tích của chất khí ở đktc (v), khối lượng của chất khí (m) và thể tích khí ở đktc.
- Biết ý nghĩa về tỉ khối chất khí, biết cách xác định tỉ khối của chất khí này đối với chất khí kia và tỉ khối của chất khí đối với không khí.
2. Kỹ năng:
- HS có kỹ năng ban đầu về vận dụng những khái niệm đã học (mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí, tỉ khối của chất khí) để giải các bài toán hóa học đơn giản tính theo công thức hóa học và phương trình hóa học.
3. Thái độ:
- Học tập tích cực, nghiêm túc.
II. Chuẩn bị:
1. GV chuẩn bị: Hệ thống các câu hỏi,bài tập.
2. HS chuẩn bị: - Ôn lại kiến thức đã học (mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí, tỉ khối của chất khí).
3.Phương pháp : Đàm thoại, giải bài tập hóa học, thảo luận nhóm.
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Bổ sung
Hoạt động 1: Ôn tập các khái niệm cơ bản.
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện làm các bài tập:
+ Nhóm 1,2: 1 mol nguyên tử Fe, 1,25 mol phân tử O2. cụm từ trên có nghĩa là gì?
+ Nhóm 3,4: Các câu sau có nghĩa là gì?: Khối lượng mol của phân tử CuO là 80g, khối lượng mol của 1,5mol nguyên tử O là 24g.
+ Nhóm 5,6: Thể tích mol của 2 mol khí O2 ở đktc là bao nhiêu? So sánh thể tích mol của khí O2, CO2, H2 ở điều kiện tiêu chuẩn (biết MO2 = 32, MCO2 = 44, MH2 = 2)
- HS thảo luận nhóm, đại diện trình bày, bổ sung.
- GV đưa ra sơ đồ chuyển đổi giữa các đại lượng, yêu cầu HS viết các công thức thể hiện mối liên hệ giữa các đại lượng đó.
- HS viết công thức, GV nhận xét.
? Điều sau đây có ý nghĩa gì?: 
+ Tỉ khối của khí A đối với khí B bằng 0,5.
+ Tỉ khối của O2 đối với không khí bằng 1,2?
- HS trả lời, bổ sung. GV nhận xét.
Hoạt động 2: Vận dụng kiến thức giải các bài tập cụ thể.
- HS đọc đề bài 1,2, suy nghĩ làm vào nháp.
- GV gọi 2 HS lên bảng giải bài tập. HS ở lớp quan sát đối chiếu kết quả, nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá ghi điểm cho HS.
I. Kiến thức cần nhớ:
1. Mol.
2. Khối lượng mol.
3. Thể tích mol chất khí.
* Sơ đồ chuyển đổi giữa n - m - vđktc
 Khối lượng chất
 m = n*M n = m /M
 Số mol chất
 n = V/22,4 V = n*22,4
	Thể tích chất khí
4. Tỉ khối của chất khí.
II. Bài tập.
Bài 1:
Số mol nguyên tử S: 2/32 = 1/16(mol)
Số mol nguyên tử O2: 3/16 (mol)
So sánh tỉ lệ số mol của S: số mol của O2: 1/16: 3/16 = 1:3
Vậy, công thức đơn giản nhất của một loại lưu huỳnh oxit đã cho: SO3.
Bài 2:
Khối lượng của mỗi nguyên tố có trong hợp chất:
mFe = 152*36,8/100 = 56(g)
mS = 21*152/100 = 32(g)
mO = 42,2*152/100 = 64(g)
Số mol của mỗi nguyên tố có trong hợp chất:
mFe = 56/56 = 1(mol)
mS = 32/32 = 1(mol)
mO = 64/16 = 4 (mol)
Suy ra trong 1 phân tử hợp chất có 1 nguyên tử Fe, 1 nguyên tử S, 4 nguyên tử O.
Vậy, CTHH của hợp chất là FeSO4.
4. Hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà.
- GV hướng dẫn bài 3,4,5 yêu cầu HS về nhà làm bài tập.
- HS ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ.
IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docT 34.doc