Giáo án Hóa học 8 - Tiết 25: Kiểm Tra 1 Tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Chủ đề 1 : Sự biến đổi chất
- Chủ đề 2 : Phản ứng hóa học.
- Chủ đề 3 : Định luật bảo toàn hóa học.
- Chủ đề 4 : Phương trình hóa học.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng được các kiến thức để hoàn thành bài kiểm tra
3. Thái độ:
- Tích cực, chủ động và nghiêm túc trong làm bài
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đề kiểm tra
Học sinh: Đồ dùng học tập
III. HOẠT ĐỘNG DAY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
Không
2.Bài mới:
- Phát đề kiểm tra
- Yêu cầu hs nghiêm túc làm bài.
- Theo dõi quá trình làm bài của hs.
Lớp: 8 Tiết: Ngày dạy: Sĩ số: Vắng: Tiết 25 KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Chủ đề 1 : Sự biến đổi chất - Chủ đề 2 : Phản ứng hóa học. - Chủ đề 3 : Định luật bảo toàn hóa học. - Chủ đề 4 : Phương trình hóa học. 2. Kĩ năng: - Vận dụng được các kiến thức để hoàn thành bài kiểm tra 3. Thái độ: - Tích cực, chủ động và nghiêm túc trong làm bài II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đề kiểm tra Học sinh: Đồ dùng học tập III. HOẠT ĐỘNG DAY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: Không 2.Bài mới: - Phát đề kiểm tra - Yêu cầu hs nghiêm túc làm bài. - Theo dõi quá trình làm bài của hs. Ma trận Nội dung kiến thức Mức độ nhận thức Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở mức cao hơn TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Sự biến đổi chất Nhận biết được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học Số câu hỏi 2 2 Số điểm 1 1(10%) 2. Phản ứng hóa học Nêu được phản ứng hóa học là gì và dấu hiệu của phản ứng hóa học, bản chất của phản ứng hóa học Viết được phương trình chữ của phản ứng Số câu hỏi 1 1 1 3 Số điểm 0,5 1 1,5 3(30%) 3. Định luật bảo toàn Nêu được nội dung của định luật và viết biểu thức khối lượng cho định luật Dựa vào định luật để giải thích cho một số hiện tượng trong đời sống Vận dụng để tính khối lượng của chất chưa biết Số câu hỏi 1 1 1 3 Số điểm 1,5 0,5 2 4(40%) 4. Phương trình hóa học Lập được phương trình hóa học Số câu hỏi 1 1 Số điểm 2 2(20%) Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ phần trăm 3 1,5 15% 2 2,5 25% 1 0,5 5% 2 3,5 35% 1 2 20% 9 10 100% Đề Bài: I. Trắc nghiệm: Câu 1: Hiện tượng nào dưới đây không phải là hiện tượng vật lí ? Nước bay hơi khi đun sôi. Thủy tinh nóng chảy. Lưu huỳnh cháy tạo thành khí SO2 Nước đá tan thành nước nỏng. Câu 2: Đâu là hiện tượng hóa học ? Cồn để lâu trong lọ bị bay hơi. Dây tóc bóng đèn bị đốt nóng và sáng lên. Nhựa đường đun nóng, chuyển thành trạng thái lỏng. Khi đốt đèn, cồn cháy biến đổi thành CO2 và hơi nước.\ Câu 3: Dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra là: Chỉ cần một trong các dấu hiệu. Có chất kết tủa ( chất không tan) Có chất khí thoát ra ( sủi bọt) Có sự thay đổi màu sắc, tỏa nhiệt hoặc phát sáng. Câu 4: Khi nung nóng CaCO3 thì khối lượng lại giảm đi do : Lượng nước trong đó bị bay hơi Nhiệt độ đã làm cho hợp chất chuyển sang trạng thái hơi. Có chất khí CO2 thoát ra. Phân tử CaCO3 bị phân hủy thành các phân tử nhỏ. II. Tự luận: Câu 1: Phản ứng hóa học là gì ? Nêu bản chất của phản ứng hóa học. Câu 2: Nước vôi ( có chất canxi hiđrôxit) được quét lên tường nhà một thời gian sau đó sẽ khô và hóa rắn ( chất rắn là canxi cacbonat) Dấu hiệu nào cho thấy đã có phản ứng hóa học xảy ra ? Viết phương trình chữ của phản ứng, biết rằng có chất khí cacbon đioxit ( chất này có trong không khí) tham gia và sản phẩm ngoài chất rắn còn có nước chất này bay hơi). Câu 3: Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng và viết công thức về khối lượng thể hiện định luật bảo toàn cho phản ứng Câu 4: Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau: Na + O2 ---> Na2O NaOH + FeCl3 ---> Fe(OH)3 + NaCl Al + CuO ---> Al2O3 + Cu KClO3 ---> KCl + O2 Câu 5 : ( 2 điểm ) Đốt cháy hết 12 gam kim loại Magie (Mg) trong không khí thu được 20 g hợp chất Magie oxit (MgO). Biết rằng, Magie cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi (O2) trong không khí a) Viết phương trình phản ứng b) Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra. c) Tính khối lượng của khí oxi đã phản ứng. Đáp án: I. Trắc nghiệm: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm: 1. C 2. D 3. D 4. C II. Tự luận: Câu 1: (1 điểm) Mỗi ý 0,5 điểm Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. Trong phản ứng hóc học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. Câu 2: (1,5 điểm) a. Tạo ra chất rắn không tan. (0,5 điểm) b. Canxi hiđrôxit + Khí cacbon đioxit Canxi cacbonat + Nước. (1 điểm) câu 3: (1,5 điểm) Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia. ( 1 điểm) A + B C + D. m + m = m + m (0,5 điểm) Câu 4 (2 điểm) mỗi phương trình hóa học lập đúng được 0,5 điểm 4Na + O2 2Na2O 3NaOH + FeCl3 Fe(OH)3 + 3NaCl 2Al + 3CuO Al2O3 + 3Cu 2 KClO3 2KCl + 3O2 Câu 5: (2 điểm) a) Mg + O2 2MgO (0,5 điểm) b)Công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra: mMg + mO2 mMgO (0,5 điểm) c) Khối lượng của khí oxi đã phản ứng là: mO = mMgO - mMg (0,5 điểm) mO2 = 20 – 12 = 8 (gam) (0,5 điểm) 3. Củng cố, luyện tập: - Thu bài kiểm tra. - Nhận xét quá trình làm bài của Hs 4. Hướng dẫn về nhà: - Xem trước nội dung bài tiếp theo bài 18 : Mol
File đính kèm:
- Kt tiet 25 co ma tran XMHG.doc