Giáo án Hóa học 8 - Tiết 19: Phản ứng hóa học - Trần Đức Quân

1. Kiến thức:

 - Nêu được các điều kiện để cho phản ứng hóa học xảy ra như : tiếp xúc, nhiệt độ, xúc tác,

- nêu được vai trò của chất xúc tác ( Là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và giữa nguyên không biến đổi. )

- Biết cách nhận biết phản ứng hoá học dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo ra có tính chất khác so với chất ban đầu ( màu sắc, trạng thái.).Toả nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu của phản ứng hoá học.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 19: Phản ứng hóa học - Trần Đức Quân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Trần Đức Quân	Ngày soạn: 19/10/2011
Ngày giảng: 
Tuần 10 - Tiết 19: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - Nêu được các điều kiện để cho phản ứng hóa học xảy ra như : tiếp xúc, nhiệt độ, xúc tác,
- nêu được vai trò của chất xúc tác ( Là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và giữa nguyên không biến đổi. )
- Biết cách nhận biết phản ứng hoá học dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo ra có tính chất khác so với chất ban đầu ( màu sắc, trạng thái...).Toả nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu của phản ứng hoá học.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét.
II. CHUẨN BỊ:
 - Hoá cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, que đóm, diêm.
 - Hoá chất: Dung dịch Axit HCl; Kẽm viên, mảnh đồng, dung dịch BaCl2, CuSO4,
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- HS 1 : Câu 1: Phản ứng hoá học là gì? Chất nào gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia)?
 Chất nào là chất sản phẩm? Lấy ví dụ?
- HS 2 : Viết phương trình chữ của phản ứng.
	+ Kim loaị kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric sinh ra khí Hiđro và Kẽm Clorua: 
	+ Thành phấn hóa học chính của gỗ là xenlulozơ . Đốt cháy gỗ trong không khí ( gỗ phản ứng với oxi) tạo thành than và nước
- Hãy cho biết trong quá trình phản ứng lượng chất nào giảm dần, lượng chất nào tăng dần.
( Yêu cầu HS làm vào phần bên phải của bảng )
- GV gọi 2 HS lên bảng, HS khác làm ra giấy nháp câu 2.
- Gọi HS nhận xét, GV đánh giá cho điểm.
3. Bài mới
 a, Mở bài : Tiết học trước chúng ta đã biết quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là PƯHH nhưng khi nào có PƯHH xảy ra? và làm thế nào nhận biết có PƯHH xảy ra? Thầy trò sẽ cùng tìm hiểu trong tiết này
 b, hoạt động dạy học :Hoạt động 1 : Khi nào Phản ứng hóa học xảy ra
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu HS quan sát GV làm thí nghiệm phản ứng giữa kẽm và axit clohiđric
- GV giới thiệu dụng cụ ống nghiệm, hóa chất rồi bắt đầu làm thí nghiệm :
 + Khi chưa cho kẽm và axit tiếp xúc với nhau à Có phản ứng hóa học xảy ra hay không ?
 + Cho kẽm vào axitclo hiđric à Yêu cầu HS nêu hiện tượng ?
- GV giới thiệu đó chính là khi hiđro à Điều đó chứng tỏ điều gì ?
à Điều kiện nhất thiết để phản ứng xảy ra là gì ?
GV giảng giải thêm : Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng xảy ra dễ dàng và nhanh hơn.
- GV đặt vấn đề : Nếu để củi,gỗ trong không khí, chúng có tự bốc cháy hay không ?
- GV làm thí nghiệm đốt que đóm ( gỗ hay là xenlulozơ) yêu cầu HS quan sát nhận xét và rút ra kết luận.
- GV nhận xét. Đặt vấn đề :
Để nấu rượu từ gạo nếp (tinh bột) phải cần rắc gì lên gạo nếp
à Vậy để tinh bột (gạo nếp) chuyển thành rượu cần chất gì xúc tác ?
- GV qua các hiện tượng, thí nghiệm hãy cho biết khi nào có phản ứng HH sảy ra
- GV nhận xét bổ xung, gọi 1-2 HS nhắc lại và ghi bảng.
- HS quan sát
- HS nghe và quan sát
- HS trả lời : không có phản ứng xảy ra
- HS nêu hiện tượng : Có bọt khí xuất hiện.
- HS trả lời : Đã có phản ứng hóa học xảy ra
- HS trả lời : các chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc với nhau.
- HS trả lời là không.
- HS quan sát, nhận xét : khi đun nóng đến nhiệt độ thích hợp gỗ sẽ phản ứng hóa học với oxi.
à vậy một số phản ứng hóa học muốn xảy ra phải được đun nóng đến một nhiệt độ thích hợp
- HS trả lời : Cần rắc men rượu lên gạo
- HS trả lời : cần men rượu làm chất xúc tác.
- HS nhóm thảo luận
và phát biểu điều kiện để phản ứng HH xảy ra.
III. Khi nào PƯHH xảy ra?
Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra :
+ Các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau.
+ Một số phản ứng cần có nhiệt độ thích hợp
+ Một số phản ứng cần có mặt của chất xúc tác.
 Hoạt động 2 : Làm thế nào nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra ?
- GV cho HS quan sát dung dịch Bari Clorua (BaCl2 ) và Đồng(II) Sunfat (CuSO4) à Gọi 1 HS nhận xét màu sắc dung dịch.
- GV tiến hành thí nghiệm : Nhỏ một vài giọt dung dịch Bari Clorua vào dung dịch Đồng(II)Sunfat
à Yêu cầu HS quan sát và rút ra nhận xét và kết luận.
- GV tiếp tục giới thiệu mảnh kim loại đồng à Làm thì nghiệm : cho mảnh đồng vào dd axit clohiđric à Yêu cầu HS quan sát nhận xét và kết luận
à Vậy qua các thí nghiệm thầy vừa làm và thí nghiệm kẽm tác dụng với axit clohiđric, đốt que đóm. Các em hãy cho biết :
Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra ?
- GV : Dựa vào dấu hiệu nào để biết có chất mới xuất hiện ?
- GV nhận xét, cung cấp thêm :
Ngoài ra sự tỏa nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra.
Ví dụ : que đóm cháy hay nến cháy.
à Yêu cầu HS kết luận
- HS quan sát, trả lời :
	+ dd BaCl2 có không màu
	+ dd CuSO4 có màu xanh
- HS nhận xét : Có chất không tan màu trắng tạo thành chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra.
- HS nhận xét : không có hiện tượng gì chứng tỏ không có phản ứng xảy ra.
- HS : Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất phản ứng.
- HS : Những tính chất khác mà ta dễ nhận biết là :
- Màu sắc 
- Trạng thái ( Như tạo ra chất rắn không tan, tạo ra chất khí)
- HS kết luận
IV. Làm thế nào nhận biết có phản ứng HH xảy ra.
- Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành như : Màu sắc, trạng thái,
- Ngoài ra sự tỏa nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra.
.
4. Củng cố
 - GV chiếu bài tậ 1,2 lên màn hinh
 - Gọi 1 HS đọc đề.
 - HS cả lớp suy nghĩ làm vào vở.
 - GV Gọi 1 HS lên bảng làm
IV. Dặn dò 
- Chuẩn bị dụng cụ thực hành : Mỗi tổ chuẩn bị : Một chậu nước, que đóm, nước vôi trong. 
- Học bài - đọc phần kết luận ( sgk)
- Làm bài tập: 5, 6 ( Tr/ 51 sgk
- BT: 13.5; 13.6; 13.7 ( Tr/ 17 sgk)
V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docQuan.doc
Giáo án liên quan