Giáo án Hóa học 8 - Tiết 13: Hóa trị (Tiết 1)

1.Kiến thức:

+ HS biết được hoá trị là gì, cách xác định hoá trị của 1 nguyên tố hoá học và 1 số nhóm nguyên tử thường gặp

+ Biết cách tính hoá trị và lập công thức học

2.Kĩ năng:

+ Có kĩ năng lập công thức của hợp chất 2 nguyên tố, tính hoá trị của nguyên tố trong hợp chất.

3.Thái độ:

Thói quen thực hành nội dung bài học vào giải bài tập.

Tạo hứng thú học tập bộ môn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 13: Hóa trị (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : 
Tuần: 7
Tiết 13 : HOÁ TRỊ (T1)
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
+ HS biết được hoá trị là gì, cách xác định hoá trị của 1 nguyên tố hoá học và 1 số nhóm nguyên tử thường gặp
+ Biết cách tính hoá trị và lập công thức học
2.Kĩ năng: 
+ Có kĩ năng lập công thức của hợp chất 2 nguyên tố, tính hoá trị của nguyên tố trong hợp chất.
3.Thái độ: 
Thói quen thực hành nội dung bài học vào giải bài tập.
Tạo hứng thú học tập bộ môn.
II. Nội dung học tập
- Khái niệm hóa trị
- Cách lập công thức hóa học của một chất dựa vào hóa trị.
III.CHUẨN BỊ 
* GV : + Tranh vẽ bảng 1 trang 42 SGK
 + Bảng ghi hoá trị một số nhóm nguyên tử trang 43 SGK
* HS : Đọc trước các nội dung đã giao về nhà trong bài hoá trị.
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện; 
2.Kiểm tra miệng: - Gọi HS lên bảng kiểm tra:
+ Bt 3 (SGK)
+ Bt 4 (SGK)
3.Tiến trình bài học: 
Đặt vấn đề:Ta có thể biễu diễn hợp chất này, hợp chất khác với tỉ lệ số nguyên tử kết hợp khác nhau. Thế cơ sở nào để làm được điều đó? Để biết vì sao các em cùng học bài hoá trị. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
*Hoạt động 1:Hoá trị một nguyên tố được xác định như thế nào?( 10 phút)
* GV đặt vấn đề: Muốn so sánh khả năng liên kết phải chọn mốc so sánh.
- GV: Cho biết số p và n trong hạt nhân nguyên tử Hidro?
- HS: Có 1p và 1n nên khả năng liên kết của hiđro là nhỏ nhất nên chọn làm đơn vị và gán cho H hoá trị I.
- HS đọc thông tin Sgk.
- GV: Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử hiđro thì nói nguyên tố đó có hoá trị bằng bấy nhiêu.
- HS cho ví dụ phân tích: HCl, H2O, NH3, CH4.Dựa vào đâu để tính hoá trị của:Cl,O, N, C.
?Với hợp chất không có hydro, thì xác định hoá trị như thế nào.
- HS đọc thông tin sgk.
- HS phân tích ví dụ: K2O, BaO, SO2.
?Xác định hoá trị nhóm nguyên tử như thế nào.
Ví dụ: HNO3, H2SO4, H3PO4, H2O (HOH).
- GV hướng dẫn HS tra bảng hoá trị.
- HS làm bài tâp. 2(sgk).
 (KH: K có hoá trị I.
 H2S:S ...............II.
 FeO: Fe ..........III.
 Ag2O: Ag ........ I
 SiO2: Si .. IV)
- HS đọc phần kết luận(SGK).
- Lưu ý: Nguyên tố có nhiều hoá trị.
*Hoạt động 2:Quy tắc hoá trị (20 phút)
- GV phân tích ví dụ dẫn dắt: Đặt dấu bằng: H2O: 2.I = 1.II
 SO2: 1.IV = 2.II
- Rút ra công thức tổng quát.
- HS đọc quy tắc.
- GV phân tichs ví dụ về nhóm nguyên tử: H2CO3: 2.I = 1.II
 Ca(OH)2: 1.II = 2.I
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 4 (sgk).
FeSO4: 1.a = 1.II® a = II
I. Hoá trị một nguyên tố được xác định như thế nào?
* Cách xác định:
+ Quy ước: Gán cho H hoá trị I , chọn làm đơn vị.
+ Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu nguyên tử Hiđro thì nói nguyên tố đó có hoá trị bằng bấy nhiêu.
Ví du : HCl: Cl hoá trị I.
 H2O:O............II
 NH3:N ...........III
 CH4: C ............IV
+Dựa vào khả năng liên kết của các nguyên tố khác với O.(Hoá trị của oxi bằng 2 đơn vị , Oxi có hoá trị II).
Ví dụ: K2O: K có hoá trị I.
 BaO: Ba ..............II.
 SO2: S ..................IV.
-Hoá trị của nhóm nguyên tử:
Ví dụ: HNO3: NO3có hoá trị I.
 Vì :Liên kết với 1 nguyên tử H.
 H2SO4: SO4 có hoá trị II.
 HOH : OH .................I
 H3PO4: PO4................III.
* Kết luận: Coi nhóm nguyên tử như một nguyên tố bất kỳ.
* Kết luận: (Sgk).
II. Quy tắc hoá trị:
1.Quy tắc:
*CTTQ: AxBy ® ax = by
*Quy tắc: (sgk)
x,y,a,b là số nguyên 
-Quy tắc này đúng cho cả B là nhóm nguyên tử.
2.Vận dụng:
a.Tính hoá trị của một nguyên tố:
 ZnCl2: 1.a= 2.I ® a= II
 AlCl3: 1.a= 3.I ® a = III
 CuCl2: 1.a = 2.I ® a= II
4.Tổng kết: 
Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính của bài:
 + Hoá trị, hoá trị của H và O?
 + Quy tắc hoá trị
 * Cho HS làm bài tập: Xác định hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử trong các công thức sau: H2SO4, N2O5, MnO2, PH3, MgO theo quy tắc hoá trị, biết hoá trị H là I, O là II
 Giải: 
H2SO4: S ht VI, SO4 ht II; N2O5: N ht V; MnO2: Mn ht IV, PH3: P ht III, MgO: Mg ht II 
5.Hướng dẫn học tập: 
 Ôn lại các khái niệm đã học, xem trước bài nội dung của phần II. 2 bài hoá trị và trả lời các câu hỏi : Từ công thức => = ?
Bài tập về nhà: 1, 3, 4 (SGK).

File đính kèm:

  • docBai HOA TRI Tiet 1.doc