Giáo án Hóa học 8 - Tiết 03 - Bài 2: Chất (tiếp)

A.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: HS biết được khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp. Các vật thể tự nhiên được tạo nên từ chất, còn vật thể nhân tạo được tạo ra từ vật liệu mà vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất. Biết dựa vào tính chất của chất dể tách một chất ra khỏi hỗn hợp.

2.Kỹ năng: HS biết cách quan sát, làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất. Phân biệt được chất nguyên chất và hỗn hợp. Tách riêng chất trong hỗn hợp.

3.Giáo dục tình cảm thái độ: Lòng say mê bộ môn hh, tìm hiểu thực tế.

B.CHUẨN BỊ:

1. Phương pháp: Thí nghiệm trực quan, đàm thoại, vấn đáp, gợi mở.

2. Đồ dùng dạy học: Cốc thủy tinh chịu nhiệt, nhiệt kế, đèn cồn, giá thí nghiệm, ống thủy tinh chưng cất.

3. Học sinh: Đọc bài trước, chuẩn bị chai nước khoáng, ống nước cất.

C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc5 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 03 - Bài 2: Chất (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22 – 08 – 05 	Chương1: 	CHẤT- NGUYÊN TƯ Û- PHÂN TỬ.
Tiết : 03	 Bài: 2. 	 	CHẤT (tt)
A.MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: HS biết được khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp. Các vật thể tự nhiên được tạo nên từ chất, còn vật thể nhân tạo được tạo ra từ vật liệu mà vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất. Biết dựa vào tính chất của chất dể tách một chất ra khỏi hỗn hợp.
2.Kỹ năng: HS biết cách quan sát, làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất. Phân biệt được chất nguyên chất và hỗn hợp. Tách riêng chất trong hỗn hợp. 
3.Giáo dục tình cảm thái độ: Lòng say mê bộ môn hh, tìm hiểu thực tế.
B.CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp: Thí nghiệm trực quan, đàm thoại, vấn đáp, gợi mở.
2. Đồ dùng dạy học: Cốc thủy tinh chịu nhiệt, nhiệt kế, đèn cồn, giá thí nghiệm, ống thủy tinh chưng cất.
3. Học sinh: Đọc bài trước, chuẩn bị chai nước khoáng, ống nước cất.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tg
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
7’
13’
10’
13’
HĐ1: KTBC
1.So sánh tính chất vật lý và tính chất hóa học.
2.Bài tập tương tự bài 4 với các chất: sắt, gỗ, thủy tinh.
HĐ2: Chất tinh khiết:
GV: Cho HS q/sát chai nước khoáng và ống nước cất và thảo luận sự giống và khác nhau của chúng.
GV hướng dẫn tìm hiểu về thể, màu, mùi, vị, mục đích sử dụng như thế nào?ø đi đến KLvề chất t/kh vâø hhợp.
Trong nước cất không lẫn chất nào khác, còn trong nước khoáng còn có một số khoáng chất.
HĐ3: Tách chất ra khỏi hỗn hợp.
GV có thể thực hiện sự tách muối ra khỏi dd muối bằng thí nghiệm cô cạn dd muối.
GV hỏi thêm sự tách nước ra khỏi dầu hỏa, tách rượu ra khỏi nước...
Chú ý: Tách rượu ra khỏi nước là hỗn hợp 2 chất lỏng phải dựa vào nhiệt độ sôi của chúng nên GV phải nhớ to
 To sôi rượu : 78,3oC
 To sôi H2O : 100oC.
HĐ4: Củng cố:
GV ch/bị bảng so sánh tính chất của muối , đường và than
GV hướng dẫn bài tập 8/11/SGK/
Câu hỏi: Có bao nhiêu cách tách riêng sắt ra khỏi hỗn hợp bột sắt và mùn cưa?
HĐ1: KTBC
HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV đề ra.
HĐ2: Chất tinh khiết:
HS thảo luận về sự giống và khác nhau giữa hai loại nước cất va ønước khoáng. 
HS phát biểu cả 2 loại nước trên giống nhau ở thể lỏng , không màu, không mùi, không vị trong thực tế đều sử dụng được nhưng với mục đích khác nhau.
Mục đích sử dụng của chúng là gì ?
HS phát biểu nước cất dùng sử dụng trong y tế, còn nước khoáng để uống.
HS phân biệt hỗn hợp khác chất tinh khiết như thế nào?
 HS đi đến khái niệm hỗn hợp và chất tinh khiết.
HĐ3: Tách chất ra khỏi hỗn hợp.
HS làm thí nghiệm tách muối ra khỏi dd muối rồi trả lời câu hỏi tại sao tách được M’ ra khỏi dd.
HS phát biểu cách tách nước ra khỏi dầu hỏa bằng cách chiết chất lỏng.
HS trả lời câu hỏi của GV rồi kết luận sự tách một chất ra khỏi hỗn hợp.
HĐ4: Củng cố:
HS lên bảng điền vào so sánh tính chất mà GV treo lên bảng.
III. Chất tinh khiết:
1.Hỗn hợp:Nước biển, nước sông, ao hồ...
- HH gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
2. Chất tinh khiết: Nước cất.
Chất tinh khiết không trộn lẫn chất nào khác.
3.Tách chất ra khỏi HH
Dựa vào sự khác nhau về t/chv/lý có thể tách một chất ra khỏi hh.
VD: Tách muối ra khỏi hỗn hợp nước.
D. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC Ở NHÀ: (2’)
Học bài cũ.
Làm bài tập trong SGK
Tách riêng từng chất trong hỗn hợp: Tinh bột, muối ăn, bột sắt.
Đọc và chuẩn bị Bài thực hành 1 vào tiết sau.
Ngày soạn: 28 – 08 – 05 	Bài: 3. 	 BÀI THỰC HÀNH 1 	 
 Tiết : 04	 Tính chất nóng chảy của chất- Tách chất từ hỗn hợp. 
A.MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: HS làm quen và nhận biết một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm. Giải thích được sự nóng chảy của các chất và sự tách một chất ra khỏi hỗn hợp.
2.Kỹ năng: HS làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm
 	3.Giáo dục tình cảm thái độ: Lòng say mê bộ môn hh, tìm hiểu thực tế nhờ lý thuyết gắn liền với thực hành.
 	B.CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp: Thí nghiệm trực quan.
2. Đồ dùng dạy học: Một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm: Cốc thủy tinh, phễu tt, đèn cồn, giá thí nghiệm, kẹp gỗ, đũa thủy tinh, giấy lọc .....
Hóa chất: Parafin, bột lưu huỳnh, muối ăn, một ít cát.
3. Học sinh: Đọc bài trước, chuẩn bị muối ăn, cát, nước.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tg
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
5’
10’
12’
14’
HĐ1: KTBC
1.Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp. Lấy ví dụ.
2.Tách riêng từng chất trong hỗn hợp. Lấy ví dụ.
HĐ 2: Tìm hiểu một số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và làm quen với một số dụng cụ TN:
GV hướng dẫn cho HS quan sát một số dụng cụ như ống n co ùnhánh, các loại bình cầu... một số ký hiệu nhãn đặc biệt ghi trên các lọ hóa chất như độc, nổ, cháy... một số thao tác cơ bản trong TN như lấy hóa chất, châm và tắt đèn cồn, đun hóa chất lỏng ...
HĐ3:Thí/n 1: Theo dõi sự nóng chảy của parafin và lưu huỳnh:
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm
Lấy một ít mỗi chất cho vào 2 ống nghiệm, Đặt đứng ống nghiệm và nhiệt kế vào cốc nước, Đun nóng cốc nước. Cho HS theo dõi nhiệt độ trên nhiệt kế.
GV yêu cầu HS giải thích các hiện tượng xảy ra.
Cho HS xem nhiệt kế chỉ nhiệt độ.
HĐ4: Tách riêng chất từ hh muối ăn và cát.GV gọi HS lên bảng làm. Hỏi thêm HS một số thao tác TN
GV hỏi: Tại sao dùng phương pháp cô cạn dung dịch mà không dùng phương pháp khác ví dụ như pp chiết, pp lọc, pp chư cất...
Yêu cấu HS phải xác định được muốn sử dụng pp nào là phải dựa vào tính chất của các chất trong hỗn hợp.
HĐ1: KTBC
HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV đề ra
HĐ 2: Tìm hiểu một số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và làm quen với một số dụng cụ TN:
HS quan sát hình vẽ của GV đưa ra và dưới sự hướng dẫn của GV, HS nhận xét và gọi tên đúng các hình vẽ.
HS lên bảng làm các thao tác cơ bản trong thí nghiệm.
HĐ3:Thí/n 1: Theo dõi sự nóng chảy của parafin và lưu huỳnh:
-Lấy 1 ít bột S, 1 ít parafin cho vào từng ố/ng, cho 2 ống vào cốc thủy tinh đựng nước, cắm nhiệt kế vào rồi đun nóng.
Một HS được gọi lên quan sát sự thay đổi của nhiệt độ trên nhiệt kế và phát biểu ( nếu là thí nghiệm trực quan, nếu là thí nghiệm thực hành thì tự HS ghi lại kết quả rồi báo cáo với giáo viên.
HĐ4: Tách riêng chất từ hh muối ăn và cát. Cho hh muối ăn và cát vào nước, khuấy đều, lọc hh. Đun nước lọc để thu được muối ăn. HS tự làm và kết luận sự tinh khiết của muối ăn thu được.
HS phải lý giải cho được các câu hỏi của giáo viên.
HĐ1: KTBC
1. Tìm hiểu một số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và làm quen với một số dụng cụ TN:
HS vẽ hình 1.6 trang 12 và một số dụng cụ khác như : bình cầu có nhánh, bình tam giác...
2. Thí nghiệm
a.Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và lưu huỳnh:
Parafin có tonc = 42oC
Lưu huỳnh có 
 tonc = 113oC
b. Thí nghiệm 2:Tách riêng chất từ hh muối ăn và cát
D. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC Ở NHÀ: ( 3’)
- Đọc bài mới và viết bản tường trình theo mẫu sau:
TT
Tên thí nghiệm
Tiến hành
Hiện tượng
Giải thích
Kết luận

File đính kèm:

  • docTuan 2.doc
Giáo án liên quan