Giáo Án Hóa Học 8 - Bài 17: Liên Kết Cộng Hóa Trị ( Tiết 1 )

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Học sinh biết:

 + Nguyên nhân của sự hình thành liên kết cộng hóa trị.

 + Tính chất của một số chất có liên kết CHT.

 - Học sinh hiểu:

 + Thế nào là liên kết CHT, liên kết cho nhận.

 + Sự hình thành liên kết cộng hóa trị, liên kết cho nhận trong các đơn chất và hợp chất

 + Sự phân cực trong liên kết CHT.

 + Ảnh hưởng của độ âm điện đến sự phân cực trong liên kết cộng hóa trị.

 2. Kĩ năng:

 - Giải thích được liên kết CHT trong một số phân tử chất.

 - Xác định được cộng hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất.

 - Viết được công thức e, CTCT của một số phân tử cụ thể.

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp, vận dụng lí thuyết kiến thức đã học để giải quyết vấn đề.

 3. Thái độ:

 - Hiểu được sự liên quan chặt chẽ giữa bản chất và hiện tượng.

 - Củng cố quan điểm vô thần, rằng thế giới được tạo nên từ vật chất.

 - Học sinh hiểu được sự liên kết giữa các nguyên tử trong đơn chất và hợp chất.

 II. Trọng tâm:

 - Bản chất của liên kết CHT.

 - Sự hình thành phân tử đơn chất và hợp chất.

 III. Phương pháp:

- Thuyết trình nêu vấn đề.

- Đàm thoại Ơrixtic.

- Sử dụng phương tiện trực quan, máy chiếu, hình vẽ.

 IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 1. Giáo viên:

 - Phương tiện trực quan: Hình ảnh về liên kết CHT, mô hình liên kết CHT trong một số phân tử chất.

 2. Học sinh:

 

doc6 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Hóa Học 8 - Bài 17: Liên Kết Cộng Hóa Trị ( Tiết 1 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Bài 17: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ. ( Tiết 1 )
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Học sinh biết:
 	+ Nguyên nhân của sự hình thành liên kết cộng hóa trị. 
 	+ Tính chất của một số chất có liên kết CHT.
 	- Học sinh hiểu: 
	+ Thế nào là liên kết CHT, liên kết cho nhận. 
 	+ Sự hình thành liên kết cộng hóa trị, liên kết cho nhận trong các đơn chất và hợp chất
 	 	+ Sự phân cực trong liên kết CHT.
 	+ Ảnh hưởng của độ âm điện đến sự phân cực trong liên kết cộng hóa trị. 
 	2. Kĩ năng:
	- Giải thích được liên kết CHT trong một số phân tử chất.
	- Xác định được cộng hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất.
 	- Viết được công thức e, CTCT của một số phân tử cụ thể.
 	- Rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp, vận dụng lí thuyết kiến thức đã học để giải quyết vấn đề.
 	3. Thái độ:
	- Hiểu được sự liên quan chặt chẽ giữa bản chất và hiện tượng.
	- Củng cố quan điểm vô thần, rằng thế giới được tạo nên từ vật chất.
 	- Học sinh hiểu được sự liên kết giữa các nguyên tử trong đơn chất và hợp chất.
 	II. Trọng tâm:
	- Bản chất của liên kết CHT.
	- Sự hình thành phân tử đơn chất và hợp chất.
	III. Phương pháp:
Thuyết trình nêu vấn đề.
Đàm thoại Ơrixtic.
Sử dụng phương tiện trực quan, máy chiếu, hình vẽ.
	IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	1. Giáo viên:
	- Phương tiện trực quan: Hình ảnh về liên kết CHT, mô hình liên kết CHT trong một số phân tử chất.
	2. Học sinh:
	- Chuẩn bị bài cũ, đọc bài mới.
	V. Tiến trình bài học:
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Câu hỏi: Viết cấu hình e của Na, Cl, H. Biểu diễn sự hình thành các ion Na+, Cl-. Giải thích sự hình thành phân tử NaCl. Có thể hình thành phân tử H-H, Cl-Cl, H-Cl theo qui tắc trên được không? Tại sao?
	- Trả lời:
	+ 11Na: 1s22s22p63s1 Na → Na+ + 1e
	 17Cl: 1s22s22p63s23p5 Cl + 1e → Cl-.
	 1H: 1s1.
	+ Sự hình thành phân tử NaCl: Theo qui tắc bát tử, với đặc điểm cấu tạo của nguyên tử Na, và Cl thì khi tiếp xúc với nhau sẽ có sự nhường và nhận e để trở thành Na+ và Cl- có cấu hình e bền vững giống khí hiếm Na+: 1s22s22p6, Cl-: 1s22s22p63s23p6. Các ion Na+, Cl- tích điện trái dấu nên hút nhau tạo thành liên kết ion trong phân tử cũng như trong tinh thể. 	
	+ H, Cl đều có xu hướng nhận thêm e để đạt cấu hình bền vững giống khí hiếm, không nguyên tử nào nhường e, vì vậy các phân tử Cl-Cl, H-Cl, H-H không thể hình thành theo qui tắc trên.
	3. Bài mới:
	- Vào bài: Các phân tử H-H, H-Cl, Cl-Cl không phải hình thành bởi liên kết ion. Vậy liên kết trong các phân tử đó được hình thành như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
- Viết cấu hình của 1H
- So sánh với cấu hình của 2He.
- Mỗi nguyên tử H thiếu 1e để dạt cấu hình bền nhưng để hình thành phân tử H2 thì có xảy ra sự nhường hay nhận e được không?
- Để hình thành liên kết giữa hai nguyên tử H, mỗi nguyên tử cùng đưa ra 1e dùng chung. Cặp e dùng chung này nằm chính giữa hai nguyên tử đó tạo thành liên kết CHT không phân cực.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Không thể xảy ra sự nhường hay nhận e.
I. Sự hình thành liên kết CHT bằng cặp e chung:
 1. Sự hình thành phân tử đơn chất:
 a. Sự hình thành phân tử H2:
 H. + .H → H : H CTe
 CTCT: H-H
 - Liên kết được hình thành do mỗi nguyên tử H đưa ra 1e dùng chung tạo thành đôi e liên kết.
 - Đôi e liên kết tạo thành liên kết đơn.
 - Liên kết trong phân tử H2 là liên kết CHT không phân cực.
Hoạt động 2:
- Chia lớp làm 4 nhóm, tổ chức thảo luận nhóm, mỗi nhóm cử đại diện lên bảng trình bày.
+ Tại sao lại có thể biểu diễn như vậy?
+ Là e nào?
- Liên kết trong Cl-Cl có phân cực không?
+ Tại sao lại biểu diễn được như vậy?
+ Là 3e nào?
+ Giáo viên củng cố: 3e độc thân của nguyên tử N thứ nhất được đưa ra góp chung với 3e độc thân của nguyên tử N thứ hai tạo thành liên kết 3.
+ Nhận xét vị trí cặp e dùng chung trong Cl2, N2.
* Nhóm 1: Biểu diễn sự hình thành liên kết trong phân tử Cl2.
 . . . . . . . .
: Cl . + . Cl : → : Cl : Cl :
 . . . . . . . .
- Vì mỗi nguyên tử Cl đưa ra 1e để hình thành liên kết.
- Là e độc thân.
- Không.
* Nhóm 2: Biểu diễn sự hình thành liên kết trong phân tử N2.
N(Z=7): 1s22s22p3.
: N : + : N : → : N:: N: Cte
CTCT: N≡N
- Do mỗi nguyên tử N đưa ra 3e ra góp chung tạo thành liên kết 3.
- Là 3e độc thân.
- Nằm chính giữa hai nguyên tử.
b. Sự hình thành phân tử N2:
: N : + : N : → : N:: N: Cte
CTCT: N≡N
- Giữa 2 nguyên tử N có 3 đôi e liên kết tạo thành liên kết 3 rất bền.
* Kết luận:
 - Bản chất của liên kết CH là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng 1 hoặc nhiều cặp e chung.
 - Một cặp e chung tạo nên một liên kết CHT.
 - Liên kết hình thành giữa hai nguyên tử của cùng một nguyên tố là liên kết CHT không phân cực.
Hoạt động 3:
- Tại sao lại biểu diễn được như vậy?
- Nhận xét độ âm điện của H, Cl?
- Nhận xét về vị trí cặp e dùng chung?
- Thuyết trình: Liên kết trong phân tử HCl là liên kết CHT phân cực vì giữa H và Cl có sự chênh lệch về độ âm điện nên cặp e dùng chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn là Cl.
Hoạt động 4:
- Giải thích sự tạo thành phân tử CO2?
- Tại sao C chỉ có 2 độc thân lại đưa ra 4 e để góp chung?
- Khi tạo thành liên kết CHT đảm bảo qui tắc gí?
* Lưu ý: Trong một số công thức không đảm bảo qui tắc trên.
- Cặp e dùng chung bị lệch về phía nào? Phân tử CO2 có phân cực không?
- Liên kết CHT là gì?
* Nhóm 3: Biểu diễn sự hình thành liên kết trong phân tử HCl.
 . . . .
 H. + . Cl : → H : Cl : CTe
 . . . .
CTCT: H-Cl
- Do H, Cl đều thiếu 1e để đạt cấu hình bền nên mỗi nguyên tử sẽ góp chung 1e tạo thành đôi e liên kết.
- Độ âm điện của Cl lớn hơn H.
- Cặp e dùng chung bị hút về phía Cl.
* Nhóm 4: Biểu diễn sự hình thành liên kết trong phân tử CO2.
8O: 1s22s22p4.
6C: 1s22s22p2.
 . . . .
 O : + : C : + : O →
 . . . . 
 O:: C ::O
- Nguyên tử C thiếu 4e, O thiếu 2e để đạt cấu hình bền vững nên C góp 4e mỗi O góp 2e dùng chung tạo thành CO2. 
- Trong nguyên tử C, ở trạng thái kích thích 1e ở phân lớp s chuyển lên phân lớp p tạo thành 4 e độc thân.
- Qui tắc bát tử.
- Độ âm điện của O>C nên liên kết C=O bị lệch về phía O. Nhưng do CO2 có cấu tạo thẳng nên phân tử không phân cực.
- Trả lời, ghi chép vào vở.
2. Sự hình thành phân tử hợp chất:
 a. Sự hình thành phân tử HCl:
 . . . .
H. + . Cl : → H : Cl : 
 . . . .
CTCT: H-Cl
- Mỗi nguyên tử H, Cl đưa ra một e dùng chung.
- Cặp e dùng chung bị lêch về nguyên tử Cl có độ âm điện lớn hơn.
- Liên kết trong phân tử HCl là liên kết CHT phân cực.
b. Sự hình thành phân tử CO2:
 Cte O:: C ::O
 CTCT O = C = O
- Liên kết C=O bị lệch về O. Nhưng phân tử CO2 có cấu tạo thẳng nên không phân cực.
* Kết luận:
+ LKCHT là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng 1 hay nhiều cặp e dùng chung.
+ Đặc điểm của LKCHT là tính định hướng không gian và tính bảo hòa.
+ Có hai loại liên kết CHT là lk CHT phân cực và lk CHT không phân cực.
Hoạt động 5:
- Xét phân tử SO2.
 16S: 1s22s22p63s23p4
 8O: 1s22s22p4.
- Nhận xét số e ở lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử? 
- Mỗi nguyên tử có bao nhiêu e độc thân?
- Thuyết trình: nguyên tử S bỏ ra 2e độc thân ra góp chung với 2e độc thân của một nguyên tử O tạo thành liên kết đôi.
 Ngoài ra S còn đưa ra 1 đôi e liên kết với nguyên tử O còn lại tạo thành liên kết cho nhận, S là nguyên tử cho, O là nguyên tử nhận đảm bảo qui tắc bát tử.
- Lưu ý: Không nhầm với liên kết ion.
- Liên kết cho nhận là gì?
- Mỗi nguyên tử có 6e lớp ngoài cùng, thiếu 2e để đạt cấu hình bền.
- Mỗi nguyên tử có 2e độc thân.
- Trả lời: Liên kết CHT thuộc loại lk CHT, nhưng cặp e dùng chung chỉ do một nguyên tử đưa ra.
c. Liên kết cho nhận:
- Ví dụ: SO2.
 S 
O O
- Liên kết cho nhận là liên kết mà cặp e dùng chung chỉ do một nguyên tử đưa ra.
Hoạt động 6:
- Yêu cầu HS đọc SGK.
- Nêu các ý chính?
- Đường, C2H5OH, CO2 tan nhiều trong các dung môi có cực như H2O.
- Các chất có kiểu liên kết CHT không phân cực như Cl2, H2, N2 tan nhiều trong các dung môi không phân cực.
3. Tính chất của các chất có lk CHT:
- Chất mà phân tử có lkCHT có thể là chất rắn, lỏng, khí.
- Các chất mà phân tử có kiểu lk CHT phân cực tan dễ trong dung môi phân cực.
- Các chất mà phân tử có kiểu lk CHT không phân cực tan dễ trong dung môi không phân cực.
	4. Củng cố:
	Bài 1: X, Y, Z là các nguyên tố có số thứ tự lần lượt là 17, 19, 8. Dự đoán kiểu liên kết	 trong X-Y, Y-Z, X-Z.
	Bài 2: Viết CTCT của các hợp chất sau: HNO3, H3PO4, N2O5, P2O5.

File đính kèm:

  • dochoa hoc.doc