Giáo án hóa học 12 tiết 9: Bài 6: saccazorơ, tinh bột và xenlulozơ (tiết 3)

I.CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1.Kiến thức:

Biết được:

- Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo,t/c vật lí(trạng thái, màu, độ tan), tính chất hóa học của xenlulozơ (p/ư thủy phân trong môi trường axit, phản ứng với axit nitric) và ứng dụng của xenlulozơ.

2.Kĩ năng:

- Quan sát mẫu vật thật (bông), hình ảnh.

- Dự đoán được tính chất hóa học.

- Viết được PTHH c/minh tính chất hóa học của xenlulozơ.

- Tính khối lượng glucozơ thu được từ phản ứng thủy phân các chất theo hiệu suất.

3.Thái độ - tình cảm:

Có ý thức trồng trọt và bảo vệ cây xanh.

II.TRỌNG TÂM:

- Đặc điểm cấu tạo phân tử của xenlulozơ .

- Tính chất hóa học của xenlulozơ.

III.CHUẨN BỊ:

GV:- Hệ thống câu hỏi và các kiến thức có liên quan.

 - Bông, ống nghiệm, nước cất, kẹp, giá.

HS: Đọc và n/c bài trước khi đến lớp; mỗi bàn mang 1 cục bông nhỏ.

IV.PHƯƠNG PHÁP:

Vấn đáp gợi mở, trực quan, thí nghiệm, giảng giải, thảo luận.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hóa học 12 tiết 9: Bài 6: saccazorơ, tinh bột và xenlulozơ (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9: Ngày soạn 11 tháng 9 năm 2013
Bài 6: SACCAZORƠ, TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ (Tiết 3)
I.CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1.Kiến thức:
Biết được:
- Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo,t/c vật lí(trạng thái, màu, độ tan), tính chất hóa học của xenlulozơ (p/ư thủy phân trong môi trường axit, phản ứng với axit nitric) và ứng dụng của xenlulozơ.
2.Kĩ năng:
- Quan sát mẫu vật thật (bông), hình ảnh.
- Dự đoán được tính chất hóa học.
- Viết được PTHH c/minh tính chất hóa học của xenlulozơ. 
- Tính khối lượng glucozơ thu được từ phản ứng thủy phân các chất theo hiệu suất.
3.Thái độ - tình cảm:
Có ý thức trồng trọt và bảo vệ cây xanh.
II.TRỌNG TÂM:
- Đặc điểm cấu tạo phân tử của xenlulozơ .
- Tính chất hóa học của xenlulozơ. 
III.CHUẨN BỊ:
GV:- Hệ thống câu hỏi và các kiến thức có liên quan.
 - Bông, ống nghiệm, nước cất, kẹp, giá.
HS: Đọc và n/c bài trước khi đến lớp; mỗi bàn mang 1 cục bông nhỏ.
IV.PHƯƠNG PHÁP:
Vấn đáp gợi mở, trực quan, thí nghiệm, giảng giải, thảo luận.
V.TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC:
1.Ổn định tổ chức lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày tính chất hóa học của tinh bột ? Lấy ví dụ minh họa ?
3.Bài mới:Xenlulozơ thường có ở đâu ?Nó có những tính chất gì, cấu trúc phân tử của nó như thế nào ; Thì đó cũng là n/d mà chúng ta cần n/c trong giờ học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hỏi: Em hãy cho biết tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của xenlulozơ ?
Hỏi: Xenlulozơ có cấu trúc phân tử như thế nào ?
Hỏi: Vậy xenlulozơ có những t/c hóa học gì?
Viết PTHH minh họa ?
GV: Ở động vật ăn cỏ, xenlulozơ bị thủy phân nhờ enzim xenlulaza có trong dạ dày.
Hỏi: xenlulozơ có những ứng dụng gì ?
III,XENLULOZƠ:
1.Tính chât vật lí, trạng thái tự nhiên:
a.Tính chất vật lí:
Là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không có mùi vị, không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ như: etanol, ete, benzen... nhưng tan trong nước 
Svayde (dd thu được khi hòa tan Cu(OH)2 trong amoniac.
b.Trạng thái tự nhiên:
Trong bông nõn có khoảng 98% xenlulozơ.
Trong gỗ xenlulozơ chiếm khoảng 40-45% khối lượng.
2.Cấu trúc phân tử:
Xenlulozơ là polisaccarit: ((C6H10O5)n có cấu tạo từ nhiều mắt xích - glucozơ, chỉ có cấu tạo không phân nhánh, mỗi mắt xích chứa 3 nhóm OH: [C6H7O2(OH)3]n.
3.Tính chất hóa học:
a.Phản ứng thủy phân:
(C6H10O5)n + n H2O H,t nC6H12O6
Xenlulozơ Glucozơ
b.Phản ứng với axit nitric:
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 đặc HSO ,t 
 [C6H7O2(ONO2 )3]n + 3nH2O
 Xenlulozơtrinitrat
 Dễ cháy, nổ mạnh không sinh ra khói.
 Dùng làm thuốc súng không khói.
4.Ứng dụng: 
- Dùngtrực tiếp để kéo sợi dệt vải như bông, đay...
- Xây dựng nhà, làm đồ gỗ.....
- Chế biến thành giấy
- Sản xuất tơ nhân tạo: Tơ visco, tơ axetat
- Chế tạo thuốc súng không khói, chế tạo phim ảnh.
4.Củng cố: 
Hỏi: Để đáp ứng nguồn xenlulozơ cho người và động vật chúng ta phải làm gì ?
Đáp: Chúng ta phải có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh.
5. HDHS về nhà:
- Học lý thuyết, làm các bài tập ở trang 33,34 sgk
- Học lý thuyết, làm tất cả các bài tập của bài 7 luyện tập.
- Chuẩn bị bài thực hành theo mẫu:
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành 
Hiện tượng
Giải thích và viết PTHH
Lưu ý: Các em chuẩn bị trước ở nhà cột 1, 2, 4; Thí nghiệm 3 bỏ đun nóng.
VI.ĐÚC RÚT KINH NGHIỆM :

File đính kèm:

  • docTiết 9-12-3.doc