Giáo án hóa học 12 tiết 8: Bài 6: saccazorơ, tinh bột và xenlulozơ (tiết 2)

.CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1.Kiến thức:

Biết được:

- Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo,t/c vật lí(trạng thái, màu, độ tan), tính chất hóa học của tinh bột (p/ư thủy phân trong môi trường axit, phản ứng của hồ tinh bột với iot).

2.Kĩ năng:

- Dự đoán được tính chất hóa học.

- Viết được PTHH c/minh tính chất hóa học của tinh bột

- Tính khối lượng glucozơ thu được từ phản ứng thủy phân các chất theo hiệu suất.

3.Thái độ - tình cảm:

Có ý thức trồng trọt và bảo vệ cây xanh.

II.TRỌNG TÂM:

- Đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột .

- Tính chất hóa học của tinh bột.

III.CHUẨN BỊ:

GV: Hệ thống câu hỏi và các kiến thức có liên quan.

Hóa chất: mẫu tinh bột, khoai tây hoặc khoai lang,.dd cồn iot

Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, nước cất, kẹp, giá.

HS: Đọc và n/c bài trước khi đến lớp; mỗi bàn mang 1 củ khoai lang hoặc khoai tây.

IV.PHƯƠNG PHÁP:

Vấn đáp gợi mở, thí nghiệm, giảng giải, thảo luận.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3163 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hóa học 12 tiết 8: Bài 6: saccazorơ, tinh bột và xenlulozơ (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8: Ngày soạn 9 tháng 9 năm 2013
Bài 6: SACCAZORƠ, TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ (Tiết 2)
I.CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1.Kiến thức:
Biết được:
- Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo,t/c vật lí(trạng thái, màu, độ tan), tính chất hóa học của tinh bột (p/ư thủy phân trong môi trường axit, phản ứng của hồ tinh bột với iot).
2.Kĩ năng:
- Dự đoán được tính chất hóa học.
- Viết được PTHH c/minh tính chất hóa học của tinh bột 
- Tính khối lượng glucozơ thu được từ phản ứng thủy phân các chất theo hiệu suất.
3.Thái độ - tình cảm:
Có ý thức trồng trọt và bảo vệ cây xanh.
II.TRỌNG TÂM:
- Đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột .
- Tính chất hóa học của tinh bột. 	
III.CHUẨN BỊ:
GV: Hệ thống câu hỏi và các kiến thức có liên quan.
Hóa chất: mẫu tinh bột, khoai tây hoặc khoai lang,...dd cồn iot
Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, nước cất, kẹp, giá.
HS: Đọc và n/c bài trước khi đến lớp; mỗi bàn mang 1 củ khoai lang hoặc khoai tây.
IV.PHƯƠNG PHÁP:
Vấn đáp gợi mở, thí nghiệm, giảng giải, thảo luận.
V.TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC:
1.Ổn định tổ chức lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày tính chất hóa học của saccarozơ ? Lấy ví dụ minh họa ?
3.Bài mới:Tinh bột thường có ở đâu ?Nó có những tính chất gì, cấu trúc phân tử của nó như thế nào ; Thì đó cũng là n/d mà chúng ta cần n/c trong giờ học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hỏi: Em hãy nêu tính chất vật lí của tinh bột ?
Hỏi: Tại sao tinh bột không tan trong nước ?
HS: n/c sgk và trả lời.
GV: Tinh bột thuộc loại polisaccarit nên sẽ có phản ứng gì ?
HS: Tham gia p/ư thủy phân và sinh ra nhiều phân tử monosaccarit.
GV: HDHS làm thí nghiệm.
Hỏi: Trong cuộc sống của con người tinh bột được dùng để làm gì ?
Hỏi: Đối với con người tinh bột quan trọng như thế nào ? đến mức nào ?
II.TINH BỘT:
1.Tính chất vật lí:(sgk)
2.Cấu trúc phân tử:
- Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
- CTPT: (C6H10O5)n
- Cấu tạo từ nhiều mắt xích - glucozơ tồn tại ở 2 dạng cấu trúc: mạch phân nhánh amilopectin (chiếm khoảng 70-80% khối lượng tinh bột) và mạch không nhánh amilozơ ( chiếm khoảng 20-30% khối lượng tinh bột)
- Sự hình thành của tinh bột:
CO2 HO, a/s, chất diệp lục C6H12O6 (C6H10O5)n
 Glucozơ tinh bột
3.Tính chất hóa học:
a.Phản ứng thủy phân:
(C6H10O5)n + n H2O H,t nC6H12O6
Tinh bột Glucozơ
- Trong cơ thể người và động vật, tinh bột bị thủy phân thành glucozơ nhờ các enzim(- và - amilaza có trong nước bọt và trong mầm lúa).
b.Phản úng màu với iot:
+) Thí nghiệm: dd hồ tinh bột (hoặc mặt cắt củ khoai lang hoặc khoai tây) + dd iot.
+) Hiện tượng: dd hồ tinh bột có màu xanh tím. Khi đun nóng màu xanh tím biến mất, khi để nguội màu xanh tím lại xuất hiện.
+) Giải thích: Tinh bột có cấu tạo ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp thụ iot tạo ra màu xanh tím. Khi đun nóng, bị giải phóng ra khỏi phân tử tinh bột nên làm mất màu xanh đó. Khi để nguội, iot bị háp thụ trở lại làm dd có màu xanh tím trở lại. Phản ứng này được dùng để nhận ra tinh bột bằng iot và ngược lại.
4.Ứng dụng:
- Tinh bột là chất dinh dưỡng cơ bản của con người và 1 số động vật.
- Tinh bột dùng làm bánh kẹo, sản xuất glucozơ và hồ dán.
- Trong cơ thể người, tinh bột enzim glucozơ. Phần lớn glucozơ được háp thụ trực tiếp qua thành ruột vào máu đi nuôi cơ thể; phần còn dư chuyển về gan (glucozơ enzim glicozen dự trữ cho cơ thể.
4.Củng cố: 
Trong bài này các em cần nắm được t/c hóa học và cấu trúc phân tử của glucozơ.
5. HDHS về nhà:
- Học lý thuyết, làm các bài tập 2,4 /37(của bài 7 luyện tập) sgk
-Đọc, n/c trước khi đến lớp: Bài 6: SACCAROZƠ, TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ(mục III)
VI.ĐÚC RÚT KINH NGHIỆM :
VÌ SAO CƠM NẾP LẠI DẺO ?
GV: Tinh bột là hỗn hợp không tách rời nhau của amilozơ và amilopectin. Trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bao bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước còn amilopectin hầu như không tan, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột.
Gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì amilopectin chiếm khoảng 80%
Gạo nếp, ngô nếp amilopectin chiếm khoảng 98% -> cơm nếp, xôi nếp, ngô nếp luộc ... rất dẻo, tới mức dính.

File đính kèm:

  • docTiết 8-12-3.doc