Giáo án hóa học 12 tiết 33 Bài 21:điều chế kim loại (tiết 2)

I.CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1.Kiến thức :

 Hiểu được:Các phương điều chế kim loại ( điện phân, dùng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu hơn)

2.Kĩ năng :

 - Lựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp.

 - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh , sơ đồ . để rút ra nhận xét về phương pháp điều chế kim loại.

 - Viết các PTHH điều chế kim loại cụ thể.

 - Tính khối lượng nguyên liệu sản xuất được một lượng kim loại xác định theo hiệu suất hoặc ngược lại.

3.Thái độ tình cảm:

 Sử dụng phế liệu kim loại và chống ô nhiễm môi trường.

II.TRỌNG TÂM :

 Các phương pháp điều chế kim loại.

III.CHUẨN BỊ :

 -Hệ thống câu hỏi.

IV.PHƯƠNG PHÁP:

 Đàm thoại, thảo luận nhóm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hóa học 12 tiết 33 Bài 21:điều chế kim loại (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 33: Ngày soạn 2 tháng 12 năm 2013
Bài 21:ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI (Tiết 2)
I.CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1.Kiến thức :
 Hiểu được:Các phương điều chế kim loại ( điện phân, dùng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu hơn)
2.Kĩ năng :
 - Lựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp.
 - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh , sơ đồ ... để rút ra nhận xét về phương pháp điều chế kim loại.
 - Viết các PTHH điều chế kim loại cụ thể.
 - Tính khối lượng nguyên liệu sản xuất được một lượng kim loại xác định theo hiệu suất hoặc ngược lại.
3.Thái độ tình cảm:
 Sử dụng phế liệu kim loại và chống ô nhiễm môi trường.
II.TRỌNG TÂM :
 Các phương pháp điều chế kim loại.
III.CHUẨN BỊ :
 -Hệ thống câu hỏi.
IV.PHƯƠNG PHÁP:
 Đàm thoại, thảo luận nhóm.
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
 Tình bày nguyên tắc diều chế kim loại và các phương pháp điều chế kim loại ? lấy ví dụ ? 
3.Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hỏi: PP này được dùng để điều chế nhũng kim loại như thế nào ?
HS: Các kim loại hoạt động mạnh như: K, Na, Ca, Mg, Al .
GV: Y/C HS n/c ví dụ trong sgk 
VD: 2Al2O3 4Al + 3O2
Ở catot (cực âm) :Al3+ + 3e Al
Ở anot ( cực dương ): 2O2-O2 + 4e
Hỏi : Còn PP điện phân dung dịch thì dung điều chế nhũng kim loại như thế nào ?
HS: điều chế nhũng kim loại trung bình và yếu 
Ví dụ: Điều chế đồng trong dd CuCl2.
Ở catot (cực âm) :Cu2+ + 2e Cu
Ở anot ( cực dương ): 2Cl-Cl2 + 2e
 CuCl2 Cu + Cl2
GV: Để tính các lượng chất thu được ở các điện cực chúng ta áp dụng công thức sau:
3.Phương pháp điện phân: 
a.Điện phân hợp chất nóng chảy:
Khử ion kim loại mạnh trong hợp chất nóng chảy .
b.Điện phân dung dịch:
Khử ion kim loại trung bình, yếu trong dung dịch bằng dòng điện.
c.Tính lượng chất thu được ở các điện cực.
Định luật Farađây, xác định được khối lượng các chất thu được ở điện cực:
 m = , trong đó:
m : Khối lượng chất thu được ở điện cực (gam)
A : Khối lượng mol nguyên tử của chất thu được ở điện cực.
I : Cường độ dòng điện (ampe)
t : Thời gian điện phân (giây) 
n : Số electron mà nguyên tử hoặc ion dã cho hoặc nhận.
F : Hằng số Farađây ( F = 96 500).
4.Củng cố :
Cho HS làm bài tập 1,2 / 98 sgk
5.HDHS về nhà:
- Học lí thuyết
- Làm tất cả các bài tập trang 98 sgk.
- Xem lại toàn bộ kiến thức đã học từ đầu năm đến nay và làm các bài tập của các bài đã học đầy đủ.
Chuẩn bị tuần sau kiểm tra học kì I
VI. ĐÚC RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTiết 33-12.doc