Giáo án hóa học 12 tiết 32 Bài 21: điều chế kim loại(tiết 1)

I.CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1.Kiến thức :

 Hiểu được:Nguyên tắc chung và các phương điều chế kim loại ( nhiệt luyện ,dùng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu hơn)

2.Kĩ năng :

 - Lựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp.

 - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh , sơ đồ . để rút ra nhận xét về phương pháp điều chế kim loại.

 - Viết các PTHH điều chế kim loại cụ thể.

 - Tính khối lượng nguyên liệu sản xuất được một lượng kim loại xác định theo hiệu suất hoặc ngược lại.

3.Thái độ tình cảm:

 Sử dụng phế liệu kim loại và chống ô nhiễm môi trường.

II.TRỌNG TÂM :

 Các phương pháp điều chế kim loại.

III.CHUẨN BỊ :

-Hệ thống câu hỏi.

-Chuẩn bị một số thí nghiệm: Hóa chất : dd AgNO3, sợi đồng, dd CuSO4, miếng Al.

 Dụng cụ: cốc 100ml, giấy thấm,.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2950 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hóa học 12 tiết 32 Bài 21: điều chế kim loại(tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32: Ngày soạn 24 tháng 11 năm 2013
Bài 21:ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI(Tiết 1)
I.CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1.Kiến thức :
 Hiểu được:Nguyên tắc chung và các phương điều chế kim loại ( nhiệt luyện ,dùng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu hơn)
2.Kĩ năng :
 - Lựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp.
 - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh , sơ đồ ... để rút ra nhận xét về phương pháp điều chế kim loại.
 - Viết các PTHH điều chế kim loại cụ thể.
 - Tính khối lượng nguyên liệu sản xuất được một lượng kim loại xác định theo hiệu suất hoặc ngược lại.
3.Thái độ tình cảm:
 Sử dụng phế liệu kim loại và chống ô nhiễm môi trường.
II.TRỌNG TÂM :
 Các phương pháp điều chế kim loại.
III.CHUẨN BỊ :
-Hệ thống câu hỏi.
-Chuẩn bị một số thí nghiệm: Hóa chất : dd AgNO3, sợi đồng, dd CuSO4, miếng Al.
 Dụng cụ: cốc 100ml, giấy thấm,...
IV.PHƯƠNG PHÁP:
 Đàm thoại, thảo luận nhóm, giảng giải.
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
 Trình bày khái niệm, tính chất và 1 số ứng dụng của hợp kim. 
3.Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hỏi: Trong tự nhiên kim loại tồn tại ở những dạng nào ?
HS: Dạng tự do như :Au , Pt hầu hết các kim loại còn lại đều tồn tại ở dạng hợp chất.
Hỏi: Muốn điều chế kim loại ta phải làm thế nào ?
Hỏi: Nguyên tắc chung của việc điều chế kim loại là gì ?
GV: Vậy có những phương pháp nào để điều chế kim loại ?
Hỏi: PP thủy luyện được dùng để điều chế những kim loại nào ? 
HS: PP thủy luyện (Đ/chế kl có tính khử yếu: Kl sau H2):Cu, Ag, Hg, ...
Dùng kl tự do có tính khử mạnh để khử ion kl khác trong dd muối.
GV:- HDHS làm thí nghiệm điều chế Ag và Cu. 
 -Yêu cầu HS quan sát sự thay đổi về thanh Al và sợi dây Cu.
- Y/c HS viết PTHH ở dạng phân tử và dạng ion rút gọn: 
Hỏi : Điều chế những kim loại nào thì áp dụng phương pháp nhiệt luyện này ? lấy ví dụ ?
HS: Những kim loại có độ hoạt động trung bình như: Zn, Fe, Sn, Pb, ...
I.NGUYÊN TẮC:
Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.
 Mn+ + ne M 
 (n = 1, 2, 3)
II.PHƯƠNG PHÁP:
1.Phương pháp thủy luyện:
- Điều chế kim loại có tính khử yếu: Kim loại đứng sau H2):Cu, Ag, Hg, ...
- Khử ion kim loại trong dung dịch bằng các kim loại có tính khử mạnh hơn nhưng không có phản ứng với dung dịch dung môi.
Al + CuSO4 ®Al2(SO4)3 + Cu 
Al + Cu2+ ® Al3+ + Cu 
Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
Cu + 2Ag+ Cu2+ + 2Ag
2.Phương pháp nhiệt luyện:
- Điều chế các kim loại có độ hoạt động trung bình như: Zn, Fe, Sn, Pb, ...
- Khử ion kim loại trong hợp chất ở nhiệt độ cao bằng H2, CO, C, Al ,...
Ví dụ: ZnO + CO Zn + CO2
 Fe2O3 + 2Al 2Fe + Al2O3
 SnO + H2 Sn + H2O
 3PbO + 2Al 3Pb + Al2O3
4.Củng cố:
- Trong bài này cần nắm được các phương pháp điều chế kim loại.
- Bài tập 4/98 sgk:
CuO + CO Cu + CO2
Fe3O4 + 4CO 3Fe + 4CO2
..........
Ta có: nO(của oxit) = nCO( của phản ứng) = = 0,25 (mol)
=>mO(của oxit) = n.M = 0,25.16 = 4 (g)
=> Lượng chất rắn sau phản ứng là 30-4 = 26(g)
Đáp án : B
5.HDHS về nhà:
- Học lí thuyết.
- Làm các bài tập sau bài học.
- Đọc và n/c phần còn lại của bài.
VI. ĐÚC RÚT KINH NGHIỆM :

File đính kèm:

  • docTiết 32-12.doc