Giáo án Hóa học 11 - Tiết 62, Bài 44: Anđehit - Xeton (Tiết 2) - Trần Thị Mỹ Ngọc

1. Kiến thức:

 - HS biết:

 Tính chất hoá học của anđehit no đơn chức (đại diện là anđehit axetic) : Tính oxi hoá (tác dụng với hiđro), tính khử (tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac).

 Phư¬ơng pháp điều chế anđehit từ ancol bậc I, điều chế trực tiếp anđehit fomic từ metan, anđehit axetic từ etilen. Một số ứng dụng chính của anđehit.

 Sơ lược về xeton (đặc điểm cấu tạo, tính chất, ứng dụng chính).

 - HS hiểu:

 Các tính chất hóa học có thể có của anđehit.

2. Kĩ năng:

 Dự đoán được tính chất hoá học đặc trưng của anđehit

 Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của anđehit fomic và anđehit axetic.

 Nhận biết anđehit bằng phản ứng hoá học đặc trưng.

 Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit trong phản ứng.

.

3. Giáo dục tư tưởng:

 Có ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài.

 Có tinh thần tìm hiểu ứng dụng của các hợp chất cacbonyl trong thực tế.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 6941 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Tiết 62, Bài 44: Anđehit - Xeton (Tiết 2) - Trần Thị Mỹ Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường: THPT Hoàng Diệu	Họ và tên GSh: Sơn Thị Chanh Thu
Lớp: 11A4 . Môn: Hóa học	Mã số SV: 2096728
Tiết thứ: 62. Ngày:28/03/2013	Họ và tên GVHD: Trần Thị Mỹ Ngọc
Bài 44
ANĐEHIT – XETON (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
 - HS biết:
- Tính chất hoá học của anđehit no đơn chức (đại diện là anđehit axetic) : Tính oxi hoá (tác dụng với hiđro), tính khử (tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac). 
- Phương pháp điều chế anđehit từ ancol bậc I, điều chế trực tiếp anđehit fomic từ metan, anđehit axetic từ etilen. Một số ứng dụng chính của anđehit.
- Sơ lược về xeton (đặc điểm cấu tạo, tính chất, ứng dụng chính).
 - HS hiểu:
 	Các tính chất hóa học có thể có của anđehit.
 Kĩ năng:
- Dự đoán được tính chất hoá học đặc trưng của anđehit
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của anđehit fomic và anđehit axetic.
- Nhận biết anđehit bằng phản ứng hoá học đặc trưng.
- Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit trong phản ứng.
.
 Giáo dục tư tưởng:
- Có ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Có tinh thần tìm hiểu ứng dụng của các hợp chất cacbonyl trong thực tế.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Phương pháp
Diễn giảng, đàm thoại, giải thích, trực quan, gợi mở
Phương tiện
Sách giáo khoa, máy tính, projector
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp (1 phút): kiểm tra sỉ số.
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Viết công thức tổng quát của dãy đồng đẳng anđehit no, mạch hở, đơn chức. Cho ví dụ 3 chất trong dãy đồng đẳng này và gọi tên theo tên thay thế.
Đáp án: CnH2n+1-CHO (n≥0) (hay CnH2nO (n≥1))
HCHO metanal; CH3-CHO etanal; CH3CH2-CHO propanal
(Câu hỏi phụ: đọc tên thông thường của các chất đã nêu)
Nội dung bài học:
Nội dung bài học
Thời
gian
Hoạt động của GV và HS
A. ANĐEHIT.
III. Tính chất hóa học
1. Phản ứng cộng hiđro (phản ứng khử anđehit)
- Hiđro cộng vào liên kết đôi C=O giống như cộng vào liên kết đôi C=C :
CH3CH = O + H2 CH3CH2-OH
anđehit axetic	 ancol etylic 
- Phản ứng tổng quát :
RCHO + H2 RCH2OH
chất oxh khử
Trong các phản ứng trên, anđehit đóng vai trò là chất oxi hóa. 
Lưu ý:Anđehit phản ứng với H2 tạo ancol bậc I
&Cộng nước, hiđro xianua : 
R – CH=O + H2 O D R – CH(OH)2 
sản phẩm tạo ra có hai nhóm OH cùng đính vào một nguyên tử C nên không bền, không tách ra khỏi dung dịch
5’
Hoạt động 1
GV: Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng của anđehit với H2 và xác định vai trò của các chất trong phản ứng
HS: 
CH3CH = O + H2 CH3CH2-OH
GV: Yêu cầu HS viết ptpư tổng quát
HS: Đứng tại chỗ đọc phương trình
GV: Giới thiệu cho HS phản ứng cộng với nước và hidroxianua
Chú ý : 
- Phản ứng cộng nước nhưng sản phẩm tạo ra có hai nhóm OH cùng đính vào một nguyên tử C nên không bền,không tách ra khỏi dung dịch.
- C trong C=O mang một phần điện tích dương cho nên CN- dễ cộng vào C này trước, ion H+ phản ứng ở giai đoạn sau.
2. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn.
a. Phản ứng với AgNO3 /NH3 :
* HCHO + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 ® 
 chất khử oxh 
 HCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag¯
* CH3CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH 
 CH3– COONH4 + 2 Ag¯ + 3 NH3+ H2O
- Phản ứng tổng quát :
 RCHO + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 ® 
chất khử oxh 
 RCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag¯
- Trong phản ứng trên ion Ag+ đã bị khử thành nguyên tử Ag; anđehit là chất khử.
b. Phản ứng với Cu(OH)2 
RCHO + 2Cu(OH)2 + NaOH ® 
 RCOONa + Cu2O + 3H2O
Môi trường kiềm (NaOH)
Kết luận: Anđehit vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
10’
Hoạt động 2
GV: Cho HS quan sát thí nghiệm và cho biết phản ứng này còn gọi là phản ứng tráng bạc.
HS: Quan sát hiện tượng xảy ra..
GV giải thích ammoniac tạo với Ag+ phức chất tan trong nước. Anđehit khử được Ag+ thành Ag kim loại.
GV: Phản ứng này dùng nhận biết anđehit, để tráng gương. Tuy nhiên anđehit độc nên thực tế người ta không dùng anđehit để tráng gương mà thường dùng glucozơ vì glucozơ cũng có nhóm CHO và không độc.
HS : Viết ptpư và xác định vai trò của anđehit trong phản ứng này 
GV : Giới thiệu phản ứng của anđehit với Cu(OH)2 tạo kết tủa đỏ gạch. Yêu cầu HS viết ptpư tổng quát
IV. Điều chế
1. Từ ancol 
- Oxi hóa ancol bậc I thu được anđehit tương ứng :
R – CH2OH + CuO 
 R – CHO + Cu + H2O 
CH3–CH2OH+CuOCH3CHO+Cu+H2O 
2 CH3OH + O2 2HCH=O + 2 H2O
2. Từ hiđrocacbon 
- Trong công nghiệp, điều chế anđehit fomic từ metan :
 CH4 + O2 H-CH=O + H2O
- Phương pháp hiện đại sản xuất anđehit axetic
2 CH2 = CH2 + O2 2 CH3 – CH=O
- Từ axetilen :
 CH≡CH + H2O [CH2=CH–OH] à 
 CH3CHO 
10’
Hoạt động 3
GV: Nhắc lại kiến thức cũ liên quan đến anđehit từ các bài trước .Yêu cầu HS xem sgk trả lời
GV: fomanđehit, axetanđehit là nguyên liệu quan trọng của công nghiệp hóa chất, bên cạnh lợi ích mà chúng đem lại cần biết đến tính độc hại của nó với con người và môi trường.
V. Ứng dụng
- Sản xuất nhựa phenol fomanđehit 
- Sản xuất axit axetic
- Axeton làm dung môi hoà tan được nhiều chất hữu cơ.
- Dùng làm chất tẩy uế, ngâm mẫu động vật làm tiêu bản,...dùng làm hương liệu cho nhiều ngành công nghiệp thực phảm, mỹ phẩm...
2’
Hoạt động 4
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK về ứng dụng của anđehit
B. XETON (Sơ lược)
I. Định nghĩa
Xeton là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có chứa nhóm liên kết trực tiếp với hai nguyên tử cacbon.
Thí dụ: CH3-CO-CH3, CH3-CO-C6H5, CH3-CO-CH=CH2
II. Tính chất hóa học
-Giống anđehit, xeton cộng hiđro tạo ancol nhưng là ancol bậc II.
R-CO-R’ + H2 R-CH(OH)-R’
-Khác anđehit, xeton không tham gia phản ứng tráng gương.
Chú ý : Phản ứng thế ở gốc hidrocacbon cạnh nhóm cacbonyl.
CH3COOH
Nhóm CO hút electron làm cho hidro ở gốc hidrocacbon linh động nên tham gia được phản ứng thế.
CH3-CO-CH3 + Br2 
CH3-CO-CH2Br+HBr
III. Điều chế
1. Từ ancol.
R – COH – R’ + CuO 
 R – CO – R’+ Cu+ H2O
CH3–CHOH–CH3 +CuO
 CH3–CO–CH3+ Cu+ H2O 
2. Từ hiđrocacbon
Oxi hóa không hoàn toàn từ cumen
z
IV. Ứng dụng.
-Làm dung môi.
-Nguyên liệu sản xuất polimer như tơ capron, nilon 6,6.
6’
GV: Sơ lược về hợp chất xeton
HS: Theo dõi
Củng cố kiến thức: (5 phút)
- Nhắc lại cho HS những kiến thức trọng tâm trong bài.
- Bài tập:
 Câu 1: Xét các chất hữu cơ sau:
CH2=CH-CH2OH (1); CH2=CH-CHO (2); CH3-CH2-CHO (3); CH=C -CHO (4)
Những chất nào khi tác dụng với hiđro (xt, to) cho cùng một sản phẩm?
(1) và (3)	B. (1),(2) và (4)	C. (2),(3) và (4)	D. (1),(2),(3)và (4)
(Đáp án D)
Câu 2: Thực hiện phản ứng tráng gương hoàn toàn 2,2gam một anđehit đơn chức ,sau phản ứng thu được 10,8 gam Ag. Công thức của anđehit là:
HCHO	B. CH3CHO	C. CH3CH2CHO	D. không xác định được
 (Đáp án B)
Dặn dò: (1 phút)
- Yêu cầu HS học bài và làm bài tập 1,2,3,4,5,6(trừ câu e), 7,8 trong SGK.
- Chuẩn bị bài mới.
Giáo viên hướng dẫn	Ngày soạn: 24/03/2013
Ngày duyệt:	Người soạn
Chữ ký

File đính kèm:

  • docBai 44 AndehitXeton t2.doc
Giáo án liên quan