Giáo án Hóa học 11 - Tiết 4: Axit – Bazơ - Muối

A - Mục tiêu

1- Kiến thức: Hs biết định nghĩa axit, bazơ, muối theo A-rê-ni- ut

- Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit

2- Kĩ năng: Nhận biết một chất cụ thể là axit, bazơ, muối hay là hiđroxit lưỡng tính

- Viết phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể

- Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.

B- Trọng tâm: Học sinh viết được phương trình điện li của axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính và phân biệt được muối trung hoà, muối axit theo thuyết điện li.

C- chuẩn bị: Thí nghiệm chứng tỏ Zn(OH)2 có tính lưỡng tính. Các dd ZnCl2, NaOH, HCl, ống hút, ống nghiệm.

D- Các hoạt động dạy học

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Tiết 4: Axit – Bazơ - Muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4: Axit – Bazơ - Muối
A - Mục tiêu
1- Kiến thức: Hs biết định nghĩa axit, bazơ, muối theo A-rê-ni- ut
- Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit
2- Kĩ năng: Nhận biết một chất cụ thể là axit, bazơ, muối hay là hiđroxit lưỡng tính
- Viết phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể
- Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.
B- Trọng tâm: Học sinh viết được phương trình điện li của axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính và phân biệt được muối trung hoà, muối axit theo thuyết điện li.
C- chuẩn bị: Thí nghiệm chứng tỏ Zn(OH)2 có tính lưỡng tính. Các dd ZnCl2, NaOH, HCl, ống hút, ống nghiệm.
D- Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Ổn định trật tự lớp + kiểm tra bài cũ. Trình bày khhái niệm sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cho thí dụ minh hoạ?
-Gv: nhận xét, cho điểm
Hoạt động 2: Yêu cầu Hs viết phương trình điện li của các axit: HCl, HNO3, đưa ra nhận về đặc điểm chung của các dung dịch này.
-Gv yêu cầu Hs đọc định nghĩa của A-rê-ni-ut về axit
-Gv bổ sung: Mọi dd axit đều phân li ra cation H+ chính ion này gây ra một số tính chất chung của axit.
-Gv phân tích cách viết phương trình điện li của H2SO4
H2SO4 à H+ + HSO4- (điện li mạnh)
HSO4-	 H+ + SO42-(điện li yếu)
-Gv yêu cầu Hs căn cứ vào đó viết phương trình điện li của H3PO4
-Gv tổng kết: axit sunfuric phân li 2 nấc ra ion H+ gọi là axit 2 nấc, H3PO4 phân li 3 nấc ra ion H+, gọi là axit 3 nấc => các axit trên có tên gọi chung là axit nhiều nấc.
Hoạt động 3: Yêu cầu Hs viết phương trình điện li của các bazơ : NaOH, KOH, Ba(OH)2, đưa ra nhận xét về đặc điểm chung của các dung dịch bazơ 
- Gv yêu cầu Hs đọc định nghĩa về bazơ
- Gv bổ sung: Chính ion OH- gây ra một số tính chất chung của bazơ.
Hoạt động 4: Gv biểu diễn thí nghiệm tác dụng của dung dịch NaOH và HCl với Zn(OH)2 yêu cầu Hs quan sat hiện tượng
- Gv nêu vấn đề: Khi Zn(OH)2 tác dụng với axit nó thể hiện tính chất nào? Còn khi nó tác dụng với bazơ thì thể hiện tính chất nào?
-Gv giải thích: Zn(OH)2 có hai kiểu phân li tuỳ điều kện
-Phân li kiểu bazơ: Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH-
-Phân li kiểu axit: Zn(OH)2 2H+ + ZnO22-
- Gv bổ sung: các hiđroxit lưỡng tính thường gặp là Zn(OH)2, Al(OH)3, Sn(OH)2 chúng có lực axit và bazơ rất yếu.
Hoạt động 5:Yêu cầu Hs viết phương trình điện li của các muối NaCl, KNO3, Na2SO4 
-Gv bổ sung với trường hợp của muối (NH4)2SO4, NaHCO3 . Yêu cầu Hs nhận xét đặc điểm chung của các dung dịch muối.
-Gv bổ sung khái niệm về muối trung hoà, muối axit
-Gv yêu cầu Hs đọc SGk hướng dẫn học sinh cách sử dụng bảng tính tan để biết muối nào điện li muối nào điện li yếu
Hoạt động 6: củng cố
-Gv nhắc lại nội dung trọng tâm của bài
-Yêu cầu Hs vận dụng làm bài 3 và 4 (SGK)
-Hs: Lên báng trả lời
- Hs dưới lớp nhận xét
I- Axit
1. Định mghĩa
-Hs: viết phương trình điện li
HCl à H+ + Cl-
HNO3 à H+ + NO3-
=> Các dung dịch axit đều chứa cation H+
-Hs đọc định nghĩa: theo A-rê-ni-ut, axit là những chất tan trong nước phân li ra cation H+.
2. Axit nhiều nấc 
-Hs quan sát và viết phương trình điện li
H3PO4 H+ + H2PO4-
H2PO4-	 H+ + HPO42-
HPO42- H+ + PO43-
-Hs nhận xét: axit nhiều nấc là axit phân li ít nhất hai lần ra cation H+
-Sự phân li các nấc của axit ra cation yếu dần.
II- Bazơ
- Hs viết phương trình điện li
NaOH à Na+ + OH-
KOH à K+ + OH-
Ba(OH)2 à Ba2+ + 2OH-
- Hs nhận xét: các dung dịch bazơ đều chứa anion OH-
-Hs đọc định nghĩa bazơ theo A-rê-ni-ut
III- Hiđroxit lưỡng tính
-Hs quan sát và nhận xét:
-Khi cho các dung dịch NaOH vào ống nghiệm thứ nhất và dung dịch HCl vào ống nghiệm thứ hai kết tủa Zn(OH)2 đều tan tạo thành dung dịch trong suốt.
-Hs khi tác dụng với axit Zn(OH)2 thể hiện tính bazơ, còn khi tác dụng với bazơ nó thể hiện tính axit.
- Hs viết phương trình điện li của Zn(OH)2
- Hs đọc định nghĩa về hiđroxit lưỡng tính
- Hs ghi nội dung bổ sung
IV- Muối
1. Định nghĩa
- Hs viết phương trình điện li
NaCl à Na+ + Cl-
NaNO3 à Na+ + NO3-
-Hs nhận xét
-Các dung dịch muối đều chứa cation kim loại hoặc (NH4)
-HS đọc định nghĩa về muối 
-Hs ghi khái niệm
-Muối trung hoà là muối trong anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li cho cation H+(Na2CO3, Na3PO4..)
-Muối axit trong anion gốc axit còn hiđro có khả năng phân li cho cation H+(NaHCO3,NaHSO4)
2. Sự điện li của muối trong nước
-Hs quan sát bảng tính tan nhận xét:
=>Các muối tan trong nước đều điện li hoàn toàn trừ một số muối ít tan điện li yếu

File đính kèm:

  • docBai 2 AxitBazoMuoi.doc
Giáo án liên quan