Giáo án Hóa học 11 - Tiết 3 - Bài 1: Sự điện li

A. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : Học sinh biết khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

2. Kỹ năng : + Hs quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận về một dung dịch, một chất có dẫn điện được hay không.

 + Viết đúng phương trình điện li.

B. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên :

+ Chuẩn bị thí nghiệm

+ Có thể vẽ sơ đồ tóm tắt thí nghiệm (H - 1.1 sgk)

2. Học sinh : Đọc trước bài học ở nhà.

C. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số (1,)

2. Bài mới :

 

doc2 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 2160 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Tiết 3 - Bài 1: Sự điện li, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHƯƠNG I : SỰ ĐIỆN LI	 Ngày soạn : 30/08/2008 
TIẾT 3 : 	 Bài 1: SỰ ĐIỆN LI	
A. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Học sinh biết khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
2. Kỹ năng : + Hs quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận về một dung dịch, một chất có dẫn điện được hay không. 
 + Viết đúng phương trình điện li.
B. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : 
+ Chuẩn bị thí nghiệm 
+ Có thể vẽ sơ đồ tóm tắt thí nghiệm (H - 1.1 sgk)
2. Học sinh : Đọc trước bài học ở nhà.
C. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số (1,)
2. Bài mới : 
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Nội dung ghi bảng
15’
10’
12’
7’
3’
Hoạt động 1: Hiện tượng điện li (tiến hành theo phương pháp nêu vấn đề).
GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu sơ đồ thí nghiệm trong sách giáo khoa để phát hiện ra chất dẫn điện hay chất không dẫn điện.
+Giáo viên làm thí nghiệm cho học sinh quan sát. 
+ Tại sao có dung dịch lại dẫn điện còn có dung dịch không dẫn điện ?
+ Giới thiệu bổ sung: Những chất tan trong nước phân li ra ion được gọi là chất điện li. Quá trình phân li các chất trong nước ra ion gọi là sự điện li.
Hoạt động 2: Phân loại các chất điện li (tiến hành theo phương pháp nêu vấn đề)
GV: Cho HS làm thí nghiệm theo bộ dụng dụng như trên, thay đổi các dd HCl 0,10 M và dd CH3COOH 0,10 M.
- Phân tử nào phân li ra ion nhiều hơn ? 
Hoạt động 3 : Kết luận
Gv tổ chức cho hs kết luận bài học.
- Các axit, bazơ muối dẫn được điện là do trong dung dịch của chúng có chứa các ion chuyển động tự do.
- Cácc chất điện li được chia làm 2 loại: chất điện li mạnh và chất điện li yếu.
HS : - Tìm hiểu sách giáo khoa
- Quan sát tiến hành thí nghiệm.
HS : Cá nhân nghiên cứu H - 1.1, sgk /tr 4 và thảo luận theo nhóm. Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
HS : Làm thí nghiệm theo nhóm.
- Nhận xét kết quả : dd HCl dẫn điện tốt hơn dd CH3COOH
- Kết luận : Nồng độ ion trong dd HCl lớn hơn nồng độ ion trong dd CH3COOH.
- Phân tử HCl phân li ra ion nhiều hơn phân tử CH3COOH.
I. Hiện tượng điện li.
1) Thí nghiệm (sgk):
2) Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ và muối trong nước: Tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ và muối là do trong dung dịch của chúng có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion.
- Quá trình phân li các chất trong nước ra ion là sự điện li. Những chất tan trong nước phân li ra ion được gọi là những chất điện li. 
- Như vậy axit, bazơ và muối là những chất điện li.
Sự điện li được biểu diễn bằng phương trình điện li.
Ví dụ : NaCl Na+ + Cl-
 HCl H+ + Cl-
 NaOH Na+ + Cl-
II. Phân loại các chất điện li :
1. Thí nghiệm :
2. Chất điện li mạnh, chất điện li yếu :
a) Chất điện li mạnh: Là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.
Trong phương trình điện li của
chất điện li mạnh người ta dùng một mũi tên chỉ chiều của quá trình điện li.
Ví dụ : Na2SO4 2Na+ + SO42-
b) Chất điện li yếu: Là chất khi tan trong nước, chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion, phẩn còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
Ví dụ : Các axit yếu như CH3COOH, HClO, H2S, HF, H2SO3các bazơ yếu Bi(OH)3, Mg(OH)2
Trong phương trình điện li của
chất điện li yếu người ta dùng hai mũi tên ngược chiều nhau.
Ví dụ : CH3COOH CH3COO - + H+
Hoạt động củng cố. (5’)
1)Vì sao dung dịch của các axit, bazơ, muối dẫn được điện ?
2) Các chất diện li được chia làm mấy loại ?
3) Viết phương trình điện li của các chất điện li mạnh sau : NaNO3, HNO3, KOH, FeCl3
Bài tập về nhà : 1,2,3,4,5SGK / trang 7 (2’)
D- NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung chính của bài là định nghĩa sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu nên cho học sinh học thuộc bài tại lớp.

File đính kèm:

  • docBai 1 Su dien li.doc
Giáo án liên quan