Giáo án Hóa học 11 - Tiết 18, Bài 12: Axit Nitric và muối Nitrat - Năm học 2012-2013

A. Mục tiêu

1. Kiến thức : Hs biết :Tính chất vật lí và hoá học của axit nitric

2. Kĩ năng :

- Rèn luyện kĩ năng viết pt pư hoá học của phản ứng ôxi hoá khử và phản ứng trao đổi ion

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, suy luận logic

3. Tình cảm thái độ : Thận trọng khi sử dụng hoá chất; có ý thức giữ gìn an toàn khi làm việc với hoá chất và bảo vệ môi trường

B. Chuẩn bị .

- GV: +) Hóa chất : Axit nitric đặc loãng , Cu kim loại , Al , dd HCl

+) Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, giá để ống nghiệm, khay, .

- HS : Ôn lại pp cân bằng phản ứng bằng pp thăng bằng electron

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Tiết 18, Bài 12: Axit Nitric và muối Nitrat - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 24/10/2012
Ngày dạy : 27/10/2012
Tiết PPCT: 18 Bài 12: Axit nitric và muối nitrat 
A. Mục tiêu 
1. Kiến thức : Hs biết :Tính chất vật lí và hoá học của axit nitric 
2. Kĩ năng : 
- Rèn luyện kĩ năng viết pt pư hoá học của phản ứng ôxi hoá khử và phản ứng trao đổi ion 
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, suy luận logic 
3. Tình cảm thái độ : Thận trọng khi sử dụng hoá chất; có ý thức giữ gìn an toàn khi làm việc với hoá chất và bảo vệ môi trường 
B. Chuẩn bị .
- GV: +) Hóa chất : Axit nitric đặc loãng , Cu kim loại , Al , dd HCl 
+) Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, giá để ống nghiệm, khay, ...
- HS : Ôn lại pp cân bằng phản ứng bằng pp thăng bằng electron 
C. Tổ chức hoạt động dạy và học 
Nội dung của bài học
I. Cấu tạo phân tử : 
HNO3 , công thức electron, công thức cấu tạo 
H-O-N=O
 O 
NX: Trong hợp chất HNO3 thì N có hoá trị 4 và số ôxi hoá cao nhất là +5 .
II. Tính chất vật lí .
- HNO3 tinh khiết : Lỏng , không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm , D = 1,53g/ml , sôi ở 86oC . 
- HNO3 tinh khiết kém bền :
4HNO3 4NO2 + O2 + 2H2O
 ( nâu đỏ ) ị Làm cho dd có màu vàng 
- HNO3 tan trong nước theo bất kì tỷ lệ nào . PTN thường có loại HNO3 đặc 68% , D =1,40 g/ml 
III. Tính chất hoá học .
1. Tính axit : Trong dd HNO3 phân li hoàn toàn đ H+ + NO3- ị HNO3 là một axit mạnh . 
- Làm quỳ tím đ đỏ 
- Tác dụng với bazơ, ôxit bazơ, muối của axit yếu hơn
ví dụ : HNO3 + Fe2O3 đ ? 
 HNO3 + Fe(OH)3 đ ?
 HNO3 + CaCO3 đ ? 
2. Tính ôxi hoá : 
Dung dịch HNO3 loãng hay đặc là chất oxi hóa mạnh. Tác dụng hầu hết các kl(Trừ Au và các kl họ Pt), với nhiều phi kim, và với các hợp chất có tính khử. Trong các phản ứng đưa số oxi hóa của kim loại, phi kim lên mức cao.
a) Tác dụng với kim loại.
TN1: Cho Cu vào dd HNO3 đặc .
Ht: Có khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch thu được chuyển sang màu xanh 
Pt: Cu+4HNO3đCu(NO3)2 +2NO2ư+2H2O
Cu +4H++2NO3-đCu2+ + 2NO2ư + 2H2O
TN2: Cho Cu vào dung dịch HNO3 loãng 
HS: Ht có khí không màu thoát ra, hoá nâu trong không khí 
3Cu+8HNO3đ3Cu(NO3)2+2NO + 4H2O 
3Cu+8H++2NO3-đ3 Cu2+ + 2NO + 4H2O
TN3 : Cho Al vào dd HNO3 đặc nguội 
Ht: Không phản ứng 
Gt: Do tạo màng ôxit rất bền vững bảo vệ 
Kết luận :- HNO3 ôxi hoá hầu hết các kim loại ( trừ Au , Pt ) , lên hoá trị cao . Đồng thời N+5 bị khữ về các mức ôxi hoá thấp hơn 
-Thường HNO3 đặc cho NO2 
 HNO3 loãng : +) pư với kl từ Pb đ sau cho khí NO 
+) pư với kl mạnh cho NO ,N2O ,N2 , NH4NO3 
- HNO3 đặc nguội làm cho Al, Fe , Cr bị thụ động hoá 
b) Với phi kim : Khi đun nóng HNO3 ôxi hoá nhiều phi kim như C, S, P ... lên mức ôxi hoá cao. N+5 bị khử về NO2 hoặc NO 
ví dụ : 
5HNO3 đặc + P H3PO4 +5NO2+ H2O
c) Với hợp chất : HNO3 khi đun nóng có thể ôxi hoá nhiều hợp chất như : FeO, Fe3O4 , ..., SO2 , H2S ,HI ,...
Ví dụ : FeO + HNO3 loãng đ ? 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
GV: Yêu cầu học sinh viết công thức e, công thức cấu tạo và cho biết hoá trị, số ôxi hoá của N trong HNO3 
HS: H-O-N=O
 O 
NX: Trong hợp chất HNO3 thì N có hoá trị 4 và số ôxi hoá cao nhất là +5 .
GV: Cho hs quan sát mẩu dung dịch HNO3 và yêu cầu học sinh rút ra một số tính chất vật lí của HNO3 
HS: ...
GV: Nêu tính chất chung của một axit mạnh ?
HS: Làm quỳ tím đ đỏ; tác dụng với bazơ, ôxit bazơ, muối, kim loại .
GV: HNO3 cũng có đầy đủ các tính chất của một axit mạnh
HS: 6HNO3 + Fe2O3 đ 2Fe(NO3)3 + 3H2O 
 3HNO3 + Fe(OH)3 đ Fe(NO3)3 + 3H2O 
 2HNO3 + CaCO3 đCa(NO3)2 + CO2ư+H2O
GV: Tại sao axit HNO3 có tính oxi hóa?
GV: Làm thí nghiệm và hướng dẩn học sinh 
? Ht ? pt ? phương trình ion đầy đủ , rút gọn 
HS: Ht: Có khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch thu được chuyển sang màu xanh 
Pt: Cu+4HNO3đCu(NO3)2 +2NO2ư+2H2O
Cu +4H++2NO3-đCu2+ + 2NO2ư + 2H2O 
ị Cu là chất khữ , NO3- là chất ôxi hoá, H+ là môi trường 
GV: TN2: Cho Cu vào dung dịch HNO3 loãng 
HS: Ht có khí không màu thoát ra ,hoá nâu trong không khí 
3Cu+8HNO3đ3Cu(NO3)2+2NO + 4H2O 
3Cu+8H++2NO3-đ3Cu2+ + 2NO + 4H2O 
Em có nhận xét gì sự khác biệt của HNO3 với các axit khác khi tác dụng với kl 
HS: Các axit khác tác dụng với kl trước H2 giải phóng H2. HNO3 không có tính chất này
Hoàn thành pu và thiết lập cân bằng ?
HS: 
5HNO3 đặc + P H3PO4 +5NO2+ H2O
Hoàn thành phản ứng và thiết lập cân bằng?
D. Củng cố . 
1. Viết phương trình phản ứng hoá học ở dạng phân tử , ion rút gọn khi cho các chất sau : Al , Mg, Ag, Fe2O3 , FeCO3 , Fe(OH)2 lần lượt tác dụng với HNO3 loãng 
2. Cho m gam Cu tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm NO2 và NO có tỉ lệ mol là 3:1. Giá trị của m là:
A. 6,4 gam	B. 9,6 gam	C. 12,8 gam	D. 19,2 gam
3. Hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch HNO3 đặc dư thu được 4,48 lít NO2 (ở đktc). Thành phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X là: 
A. 27%	B. 36%	C. 54% gam	D. 18%

File đính kèm:

  • docphieu hoc tap 11.doc
Giáo án liên quan