Giáo án Hóa học 11 - Năm học 2007-2008

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

• Hệ thống hóa kiến thức học sinh đã học trong chương trình hóa học ở lớp 10.

• Nhấn mạnh, khắc sâu các kiến thức hóa học lớp 10 có liên quan đến lớp 11 làm cơ sở cho học sinh học tiếp tục chương trình hóa lớp 11.

2. Kỹ năng:

 Rèn luyện học sinh kỹ năng viết cấu hình e, cân bằng phản ứng oxi hóa-khử.

3. Thái độ, tư tưởng:

 Giáo dục học sinh tính cách học tập theo hệ thống, đi từ kiến thức cũ đến kiến thức mới.

II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. GV: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập liên quan đến các kiến thức trọng tâm cần ôn tập.

2. HS: Xem lại kiến thức đã học ở chương trình hóa học lớp 10.

 

doc38 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 độ kiềm của các dung dịch theo nồng độ ion H+ và pH. 
Biết màu của một số chất chỉ thị trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.
Kỹ năng:
Rèn luyện học sinh kĩ năng viết phương trình điện li các axit và bazơ và tính nồng độ các ion trong dung dịch đặc biệt là ion H+ và OH-. 
Nhận biết được axit và bazơ dựa vào màu của chất chỉ thị.
Thái độ, tư tưởng:
 Giáo dục HS tính nghiêm túc và cẩn thận, hiểu rõ hơn về thế giới vi mô của các dung dịch axit và bazơ.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập củng cố; các hóa chất và dụng cụ thí nghiệm: phenolphtalein, giấy quỳ, dd HCl, nước cất, dung dịch NaOH, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm.
HS: Xem trước bài ở nhà
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ (10 phút): Gọi 2 HS kiểm tra bài cũ
Học sinh 1: Viết phương trình điện li và biểu thức hằng số phân li axit hoặc bazơ cho các trường hợp sau: HF, ClO-, NH4+, F-.
Học sinh 2: Cho 2 lit dung dịch axit flohđric có chứa 4g HF nguyên chất. Biết độ điện li của axit này là 8%. Tính Ka.
Giảng bài mới:
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1
7 phút
HĐ2
10 phút
HĐ3
5 phút
Nước là chất điện li yếu
1. Sự điện li của nước:
Nước là chất điện li yếu. Phương trình điện li của nước:
H2O D H+ + OH
Tích số ion của nước:
Từ phương trình điện li của nước, ta viết hằng số cân bằng K của phản ứng:
[H2O] là hằng số.
Đặt 
 : gọi là tích số ion của nước. Ở nhiệt độ 250C tích số ion của nước có giá trị không đổi là 10-14. 
Trong môi trường trung tính [H+]=[OH-]=10-7M.
Ý nghĩa tích số ion của nước:
Môi trường axit: Trong môi trường axit 
[H+]>[OH-] hay [H+]>10-7M.
Môi trường kiềm: Trong môi trường kiềm:
[H+]<[OH-] hay [H+]<10-7M.
Tóm lại:
[H+]=10-7M : môi trường trung tính.
[H+]>10-7M : môi trường axit.
[H+]<10-7M : môi trường bazơ.
Giáo viên dẫn dắt: Ở bài sự điện li khi nói về sự dẫn diện của dung dịch ta kết luận nước cất không dẫn điện vì không làm đèn cháy. Nhưng thực chất nước là chất dẫn điện rất yếu và người ta chứng minh bằng thí nghiệm với máy đo cực nhạy. 
Đặt vấn đề: Vì sao nước có khả năng dẫn điện yếu như vậy?
Dẫn dắt tiếp: Như vậy nước cũng có khả năng phân li ra ion. Hỏi: Nước là chất điện li mạnh hay yếu? Viết phương trình điện li.
Từ phương trình điện li yêu cầu học sinh viết biểu thức hằng số cân bằng K.
Giải thích và chứng minh biểu thức tính tích số ion của nước. Đặt câu hỏi: nồng độ của ion H+ và OH- của nước điện li ra là bao nhiêu ở nhiệt độ thường?
Ghi chú thêm: Đối với dung dịch dung môi là nước thì tích số ion là như nhau = 1.10-14.
Hỏi: Giả sử cho ta có dung dịch HNO3 0,01M thì tích số ion của nước bằng bao nhiêu ở nhiệt đọ thường? Tính nồng độ của H+ và OH- trong dung dịch này.
Giáo viên dẫn dắt: Nếu ta cho axit hòa tan vào nước thì nồng độ H+ tăng và do đó nồng độ OH- giảm, còn nếu hòa tan bazơ vào nước thì nồng độ OH- tăng còn nồng độ H+ giảm. Đặt câu hỏi: Hãy so sánh nồng độ ion H+ và OH- trong nước, dung dịch axit, bazơ ?
Cho ví dụ: một dung dịch có [OH-] = 10-10 M . Hỏi: Dung dịch này có tính axit hay kiềm, hay trung tính?
Học sinh trả lời nước là chất điện li yếu và lên bảng viết phương trình điện li của nước.
HS nhớ lại điều kiện dẫn điện của dung dịch: có ion chuyển động tự do.
Trả lời: Nước là chất điện li yếu, HS lên bảng viết phương trình điện li.
Học sinh viết biểu thức tính hằng số cân bằng K của nước.
Học sinh dựa vào tích số ion của nước và phương trình điện li của nước để tính nồng độ ion H+ và OH-.
Học sinh chú ý.
HS vận dụng trả lời: vẫn là 1.10-14. HS lên bảng viết phương trình điện li của HNO3 và tính [H+] = 0,01M, 
[OH-]=10-14/10-2= 10-12M.
Học sinh so sánh nồng độ ion H+ và OH- trong dung dịch trung tính, dung dịch axit, dung dịch bazơ. Từ đó rút ra kết luận về nồng độ của H+ trong dung dịch trung tính, axit, bazơ.
HS tính: 
[H+ ] = 10-14/10-10 = 10-4 > 10-7 và kết luận dung dịch có tính axit (môi trường axit).
Củng cố - dặn dò: (5 phút)
Bài tập củng cố: 2, 3, 6 (SGK trang 20): Chia nhóm và yêu cầu các nhóm HS làm bài tập.
Dặn dò HS về nhà xem lại bài cũ và đọc trước bài học ở tiết tới.
Tiết 7
SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. pH.
CHẤT CHỈ THỊ AXIT-BAZƠ (tiếp theo)
 	Ngày soạn: 21/08/2007
Ngày dạy:
MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được tích số ion của nước là gì. 
Hiểu cách đánh giá độ axit và độ kiềm của các dung dịch theo nồng độ ion H+ và pH. 
Biết màu của một số chất chỉ thị trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.
2. Kỹ năng:
Tiếp tục rèn luyện học sinh kĩ năng viết phương trình điện li các axit và bazơ và tính nồng độ các ion trong dung dịch đặc biệt là ion H+ và OH-. 
Nhận biết được axit và bazơ dựa vào màu của chất chỉ thị.
3. Thái độ, tư tưởng:
 Giáo dục HS tính nghiêm túc và cẩn thận, hiểu rõ hơn về thế giới vi mô của các dung dịch axit và bazơ.
II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập củng cố; các hóa chất và dụng cụ thí nghiệm: phenolphtalein, giấy quỳ, dd HCl, nước cất, dung dịch NaOH, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm.
HS: Xem trước bài ở nhà
III- HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ (10 phút): Gọi 2 HS lên trả bài.
Học sinh 1: Ở nhiệt độ thường (t0 = 250C) tích số ion của nước là bao nhiêu? Hòa tan 73 gam khí HCl vào 200ml nước thu được dung dịch A. Tính [H+], [OH-] trong dung dịch A.
Học sinh 2: Cho biết nồng độ H+ trong các loại môi trường: trung tính, axit, kiềm ? Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế dung dịch có [OH-] = 10-4M. 
Giảng bài mới:
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1
5 phút
HĐ2
8 phút
HĐ3
7 phút
HĐ3
8 phút
Khái niệm pH. Chất chỉ thị axit-bazơ
Khái niệm pH:
Để đánh giá độ axit và độ kiềm của dung dịch người ta dùng khái niệm pH với quy ước sau:
pH=-lg[H+].
Ví dụ:
[H+] = 10-1 Þ pH = 1: môi trường axit.
[H+] = 10-7 Þ pH = 7: môi trường trung tính.
[H+] = 10-11 Þ pH = 11: môi trường bazơ.
Thang pH thường dùng có giá trị từ 1 đến 14.
Axit	 kiềm
1	7	14
Trung tính
Chất chỉ thị axit-bazơ:
Chất chỉ thị axit-bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch.
Ví dụ:
Quỳ: đỏ (pH ≤6 ), tím (pH » 7), xanh (pH ³ 8).
Phenolphtalein: không màu (pH < 8,3), hồng (pH ³ 8,3)
Giáo viên đặt câu hỏi: Tính chất của dung dịch axit và dung dịch bazơ do ion nào quyết định ? 
Giáo viên dẫn dắt: Ở tiết trước dựa vào nồng độ H+ trong dung dịch nước ta có thể đánh giá được độ axit và độ kiềm của dung dịch. Ngoài nồng độ H+ , trong thực tế để thuận tiện người ta còn dùng khái niệm pH để xác định độ axit, bazơ của dung dịch. GV viết biểu thức tính pH.
Cho ví dụ giá trị nồng độ H+, yêu cầu học sinh tính pH dung dịch và cho biết dung dịch có tính axit, kiềm hay trung tính? 
Hỏi: Thang pH thường dùng nằm trong vùng giá trị nào?
Hỏi: Trên thang pH vùng nào dung dịch có tính axit, vùng nào trung tính, kiềm? ( GV gợi ý cho học sinh dựa vào nồng độ H+ trong các môi trường và công thức tính pH để suy ra giá trị pH)
Làm thí nghiệm:
Nhúng quỳ vào nước cất, dd HCl, dd NaOH.
Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào nước cất, dd HCl, dd NaOH.
Yêu cầu học sinh nhận xét màu và cho kết luận.
Cho ví dụ: Nêu cách nhận biết 3 dung dịch không màu: CH3COOH, Na2SO4, NaOH.
Học sinh trả lời: H+, OH-.
Học sinh ghi nhớ cách tính pH.
Học sinh tính pH và cho biết loại môi trường.
Học sinh nghiên cứu SGK trả lời.
Học sinh dựa vào nồng độ của H+ trong các loại môi trường suy ra pH và trả lời: dung dịch axit pH 7, trung tính pH = 7.
Học sinh quan sát thí nghiệm, nhận xét màu của quỳ tím và phenolphtalein trong nước cất, dd HCl, dd NaOH.
Học sinh trên cơ sở quan sát hiện tượng thí nghiệm và nghiên cứu SGK đưa ra kết luận màu của chất chỉ thị ứng với các khoảng giá trị pH.
HS nêu phương pháp nhận biết: dùng quỳ tím.
Củng cố - dặn dò: (10 phút)
Bài tập củng cố: Phát phiếu học tập
Dặn dò học sinh về nhà làm các bài tập 2,3,4,5,6,7,8,9,10 (SGK trang 20)
PHIẾU HỌC TẬP
Lớp:........
 Tên:.................................................................
Câu 1: pH của dung dịch CH3COOH 0,1M phải:
Nhỏ hơn 1
Lớn hơn 1 nhưng nhỏ hơn 7
Bằng 7
Lớn hơn 7
Câu 2: Tích số ion của nước sẽ tăng lên khi:
Tăng áp suất
Tăng nhiệt độ
Tăng nồng độ ion hiđro
Tăng nồng độ ion hiđroxit
Câu 3: Cho dung dịch H2SO4 có pH = 2. Tính nồng độ mol của H2SO4 biết rằng ở nồng độ này H2SO4 phân li hoàn toàn thành ion.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 8
LUYỆN TẬP: AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI
Ngày soạn: 22/08/2007
 	 Ngày dạy:
MỤC TIÊU
Kiến thức:
 Giúp HS củng cố lại kiến thức về axit, bazơ và muối : Sự phân li, chất điện li mạnh và chất điện li yếu, định nghĩa axit và bazơ, pH dung dịch.
Kỹ năng: 
 Rèn luyện HS kỹ năng tính pH của dung dịch ãit một nấc và bazơ một nấc, kỹ năng tính nồng độ ion trong dung dịch chất điện li.
CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
GV: Hệ thống các câu hỏi ôn tập và bài tập ôn tập, máy chiếu.
HS: Xem lại các bài đã học.
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Ổn định lớp
Tiến trình luyện tập
Thời gian
Nội dung ôn tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1
10 phút
HĐ2
10 phút
HĐ3
20 phút
Kiến thức cần nắm vững
Thuyết axit và bazơ theo A-rê-ni-ut và Bron-stêt: Axit khi tan trong nước phân li ra cation H+( A-rê-ni-ut) hay axit là chất nhường H+ (Bron-stêt). Bazơ là chất tan trong nước phân li ra anion OH- (A-rê-i-ut) hay bazơ là chất nhận H+.
Chất lưỡng tính: Vừa thể hiện tính axit vừa thể hiện tính bazơ.
Định nghĩa muối, sự điện li của muối
Muối → cation KL (NH4+) + anion gốc axit.
Hằng số phân li axit, bazơ : Đặc trưng cho lực axit

File đính kèm:

  • docgiao an 11 chuong1.doc
Giáo án liên quan