Giáo án Hóa học 11 - Bài 8 đến bài 18

A. CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG

Kiến thức

Hiểu được:

- Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A;

- Sự tương tự nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử (nguyên tố s, p) là nguyên nhân của sự tương tự nhau về tính chất hoá học các nguyên tố trong cùng một nhóm A

- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi số điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.

Kĩ năng

- Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử, suy ra cấu tạo nguyên tử, đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng.

- Dựa vào cấu hình electron, xác định nguyên tố s, p.

 

doc46 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Bài 8 đến bài 18, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Hãy cho biết tính chất nào của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của Z+:	
a. Số lớp electron 	 	b.Số electron ở lớp ngoài cùng	 
c. Khối lượng nguyên tử 	 	d. Hoá trị cao nhất với oxi	
e. Bán kính nguyên tử 	f. Số electron trong lớp vỏ nguyên tử
g. Hình dạng đám mây electron 	h. Số thứ tự
i. Năng lượng ion hoá	 	k. Tính kim loại
l. Tính chất đặc trưng của các hiđroxit.	
 	Đáp án: b, d, e, g, i, k, l
Bài 2: Những kết luận nào sau đây không hoàn toàn đúng?
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì:
a. Bán kính nguyên tử giảm dần.
b. Độ âm điện tăng dần.
c. Nguyên tử khối tăng dần.
d. Tính kim loại giảm dần, còn tính phi kim tăng dần.
e. Tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng yếu dần, đồng thời tính axit mạnh dần.	
Đáp án: c
Bài 3: Hãy tìm trong bảng tuần hoàn nguyên tố nào có tính kim loại mạnh nhất, nguyên tố nào có tính phi kim mạnh nhất? 
	Hướng dẫn HS tìm theo quy luật biến đổi tính KL - PK. (Fe có tính KL mạnh nhất; Flo có tính PK mạnh nhất)
Bài 4: 
a. So sánh tính kim loại của các n.tố sau và giải thích ngắn gọn:
 11Na,12 Mg và 13Al.
b. So sánh tính phi kim của các n.tố sau và giải thích ngắn gọn: 
 7N và 15P và 33As.
c. So sánh tính axit các chất trong dãy sau và giải thích ngắn gọn: 
H2SO4; H2SeO4; H2TeO4;
d. So tánh tính bazơ của các hiđroxit và giải thích ngắn gọn:
 NaOH; Al(OH)3.
Hướng dẫn HS: Dựa vào năng lượng ion hoá, độ âm điện và bán tính nguyên tử để giải thích tính KL-PK.
Bài 5: Cho kí hiệu nguyên tử các nguyên tố 15P, 16S, 17Cl 
a. Xếp các nguyên tố đó theo tính phi kim tăng dần.
b. Viết công thức oxit cao nhất và hợp chất với hiđro - Cho biết hoá trị của các nguyên tố đó trong hợp chất đã viết.
c. Tính axit của các oxit và hiđroxit tương ứng biến đổi như thế nào?
 Hướng dẫn HS: Dựa vào sự biến đổi tính axit-bazơ trong 1 chu kì để giải thích. 
BTVN: 2.17 đến 2.22 (SBT) và các bài 3, 4, 5, 6 trong SGK.
Bài 13
ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
(Sách giáo khoa Hoá học 10 nâng cao)
a. chuẩn kiến thức và kĩ năng
Kiến thức
Hiểu được:
 - Mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử, giữa vị trí với tính chất cơ bản của nguyên tố.
- Mối quan hệ giữa tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.
Kĩ năng 
 Từ vị trí (ô nguyên tố) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, suy ra: 
- Cấu hình electron nguyên tử.
- Tính chất hoá học cơ bản của đơn chất và hợp chất nguyên tố đó.
- So sánh tính kim loại, phi kim của nguyên tố đó với các nguyên tố lân cận.
b. Chuẩn bị
GV: Các bảng tổng kết về tính chất hoá học của các oxit, hiđroxit, hợp chất với H ở khổ giấy lớn.
HS: Ôn lại cách viết cấu hình electron, cấu tạo bảng tuần hoàn, các qui luật biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất trong BTH.
c. kiểm tra bài cũ: Kết hợp với làm bài tập 
d. Tiến trình giảng dạy
Sử dụng hình thức tổ chức học tập theo nhóm, làm bài vào giấy rồi trao đổi chấm bài cho nhau dưới sự hướng dẫn của GV.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
ứ Từ vị trí của nguyên tố trong BTH có thể biết được những gì về cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó?
ã Hoạt động 1
GV cho ví dụ yêu cầu HS trả lời, sau đó GV kiểm tra, đánh giá nhận thức của HS.
Biết nguyên tố có số thứ tự là 19, thuộc chu kì 4, nhóm IA.
Biết cấu hình e nguyên tử của 1 nguyên tố là 1s22s22p63s23p4
Biết nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VI của BTH.
Nguyên tố R có số khối bằng 55, nằm ở ô thứ 25 trong BTH.
GV yêu cầu HS làm bài tập tương tự. GV theo dõi và bổ sung.
ã Hoạt động 2
GV yêu cầu HS làm bài tập GV theo dõi, bổ sung.
ã Hoạt động 3
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và kiểm tra để đánh giá nhận thức của HS: Từ vị trí của nguyên tố trong BTH có thể biết được những tính chất gì của nguyên tố đó? 
Cho các nguyên tố Mg (Z=12), Na (Z=11), Al (Z=13). Hãy cho biết các nguyên tố đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Viết công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất hiđro của các nguyên tố đó.
Cho các nguyên tố Cl (Z=17), F (Z=9), Br (Z=35).
Hãy cho biết đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Viết công thức hợp chất với hiđro của các nguyên tố đó.
So sánh tính chất hỗn hợp của P (Z=15) với Si (Z=14) và S (Z=16), với N (Z=7) và As (Z=33).
Hãy sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính kim loại tăng dần: Ca (Z=20), Mg (Z=12), Be (Z=4), B (Z=5), C (Z=6), và N (Z=7).
Viết công thức oxit cao nhất của các nguyên tố trên. Cho biết oxit nào có tính axit mạnh nhất? Oxit nào có tính bazơ mạnh nhất?
ã Hoạt động 4
GV hướng dẫn HS làm thí dụ trong SGK.
Yêu cầu HS làm bài tập sau để củng cố kiến thức.
Hướng dẫn bài tập trong SGK:
- Muốn so sánh tính chất của nguyên tố với các nguyên tố lân cận cần xác định vị trí của các nguyên tố trong BTH, sau đó áp dụng quy luật biến đổi tính chất các nguyên tố để so sánh.
- BTVN: 1-9 (SGK); 2.23-2.25 (SBT).
I. Quan hệ giữa vị trí và cấu tạo
1. Biết vị trí của nguyên tố trong BTH có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó.
 Vị trí - Cấu tạo nguyên tử 
- STT của nguyên tố - Số p, số e
- STT của chu kì ị - Số lớp e
- STT của nhóm A - Số e lớp ngoài cùng.
a - Thí dụ 1
ị Nguyên tử nguyên tố đó có 19p, 19e
ị Có 4 lớp e (vì STT của lớp = STT của chu kì)
ị Có 1 e lớp ngoài cùng (vì số e lớp ngoài cùng bằng STT của nhóm A). Đó là nguyên tố K.
b - Thí dụ 2 
ị Tổng số e là 16.
ị ô thứ 16 (vì có 16 e, 16p, số đơn vị điện tích hạt nhân bằng STT của nguyên tố).
Thuộc chu kì 3 (vì có 3 lớp e).
Thuộc nhóm VIA vì có 6 e ở lớp ngoài cùng. Đó là nguyên tố S.
c - Thí dụ 3
* Viết cấu hình e nguyên tử của X.
* Cho biêt điện tích hạt nhân của X là bằng bao nhiêu?
d- Thí dụ 4
ã Hãy viết cấu hình e nguyên tử của nguyên tố R.
ã Xác định số p, số n của nguyên tố R.
2. Biết cấu tạo nguyên tử của một nguyên tố suy ra vị trí của nguyên tố đó trong BTH.
a - Thí dụ 1
Nguyên tố M có cấu hình e nguyên tử 1s22s22p63s23p64s1. Hãy xác định vị trí của nguyên tố đó trong BTH.
b. Thí dụ 2: Electron cuối cùng của một nguyên tố được viết là 3p3. Xác định vị trí của nguyên tố trong BTH.
II. quan hệ giữa vị trí và tính chất 
Biết vị trí của nguyên tố trong BTH có thể suy ra những tính chất hoá học cơ bản của nó.
ã Các nguyên tố ở các nhóm IA, IIA, IIIA (trừ B) có tính kim loại.
ã Các nguyên tố ở các nhóm VA, VIA, VIIA (trừ Bi và Po) có tính phi kim.
ã Hoá trị cao nhất đối với ôxi, hoá trị đối với hiđro.
ã Viết được công thức oxit cao nhất.
ã Viết được công thức h/chất khí với hiđro.
ã Oxit và hiđroxit có tính axit hay bazơ.
Thí dụ 1: Nguyên tố S ở ô thứ 16, nhóm VIA, chu kì 3.
ị S là phi kim.
ị Hoá trị cao nhất với O là 6.
ị Công thức oxit cao nhất là SO3.
ị Hoá trị với hiđro là 2.
ị Công thức hợp chất khí với hiđro là H2S.
ị SO3 là oxit axit, H2SO4 là axit mạnh.
Thí dụ 2:
Trả lời:
Viết cấu hình electon của các nguyên tử nguyên tố từ đó xác định vị trí của chúng trong BTH:
Na (Z=11): 1s22s22p63s1
Mg (Z=12): 1s22s22p63s2
Al (Z=13): 1s22s22p63s23p1
ị Cả 3 nguyên tố đó đều là kim loại vì có 1, 2, 3 e lớp ngoài cùng.
ị CT oxit cao nhất: Na2O, MgO, Al2O3.
ị Công thức hợp chất hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.
Thí dụ 3: 
Trả lời: Sau khi viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố nhận thấy chúng là các nguyên tố thuộc cùng nhóm VIIA. Đó là những phi kim.
Công thức hợp chất với H là: HCl, HBr, HF.
III. So sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận
Dựa vào qui luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong BTH có thể so sánh tính chất hỗn hợp của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.
Thí dụ 1: 
 Trả lời:
Các nguyên tố Si, P, S thuộc cùng 1 chu kì. Nếu xếp theo thứ tự điện tích hạt nhân tăng dần ta được dãy Si, P, S. Trong một chu kì, theo chiều điện tích hạt nhân tăng thì tính phi kim tăng dần. Vậy P có tính phi kim mạnh hơn Si nhưng yếu hơn S.
Trong nhóm VA, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, ta có dãy N, P, As, tính phi kim giảm dần. P có tính phi kim kém hơn N và mạnh hơn As.
 Vậy P có tính phi kim kém hơn N và S, hiđroxit của nó H3PO4, có tímh axit yếu hơn HNO3 và H2SO4.
Thí dụ 2: 
Trả lời: Sau khi viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố nhận thấy Ca, Mg và Be là những nguyên tố thuộc nhóm IIA. Đó là những kim loại. Còn Be, B, C, N là những nguyên tố thuộc chu kì 2.
Vậy tính kim loại: 
N < C < B < Be < Mg < Ca
Công thức oxit cao nhất CaO, MgO, BeO, B2O3, CO2, N2O5.
Qui luật biến đổi tính axit - bazơ của các oxit tương ứng với qui luật biến đổi tính kim loại - phi kim. Do đó N2O5 có tính axit mạnh nhất còn CaO có tính bazơ mạnh nhất.
* Trong chương III, phần nâng cao là:
- Khái niệm về liên kết cho nhận và liên kết kim loại.
- Sự xen phủ các obitan nguyên tử s-s; p-p; s-p.
- Sự lai hoá các obitan nguyên tử (sp, sp2, sp3) và sự hình thành các liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba.
* Những điểm cần chú ý là:
- Hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố được dùng để dự đoán kiểu liên kết hoá học hình thành giữa 2 nguyên tố này chỉ là tương đối, vì có ngoại lệ.
- Liên kết hoá học hình thành giữa các nguyên tố là hiện tượng thực nghiệm. Lý thuyết về liên kết chỉ cố gắng giải thích các thực nghiệm đó. Sách giáo khoa phổ thông chủ yếu dùng thuyết VB, đối với một số chất không giải thích bằng thuyết VB được thì mới dùng thuyết lai hoá. Vậy các thầy, cô giáo cần giới hạn đúng trọng tâm của chương trình, không nên sa đà và đi sâu hơn.
Bài 12
Liên kết ion - tinh thể ion
(Sách giáo khoa Hoá học 10)
a. chuẩn kiến thức và kĩ năng
Kiến thức
Biết được:
- Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau.
- Sự tạo thành ion, ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.
- Định nghĩa liên kết ion.
- Khái niệm tinh thể ion, tính chất chung của hợp chất ion.
Kĩ năng
- Viết được cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể.
- Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể.
b. Chuẩn bị
- Thí nghiệm Na + Cl2. Hình vẽ tinh thể NaCl. Hoà tan NaCl vào H2O, thử tính dẫn điện của dung dịch NaCl
- Phiếu học tập.
c. Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Sự tạo thành Ion, cation, anio

File đính kèm:

  • docGT GiaoAn 10-2 (2,3).doc
Giáo án liên quan