Giáo án Hóa học 11 - Bài 33: Ankan: Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

  HS biết:

 - Khái niệm hiđrocacbon no.

- Khái niệm ankan, công thức chung dãy đồng đẳng, khái niệm bậc cacbon.

- Cách gọi tên các ankan với mạch chính không quá 10 nguyên tử cacbon.

  HS vận dụng:

 Viết các đồng phân và gọi tên các ankan, xác định bậc của cacbon trong các hợp chất.

 2. Kỹ năng:

 - Lập công thức chung của các dãy đồng đẳng khác.

 - Viết CTPT, CTCT và gọi tên các ankan.

 - Từ công thức biết gọi tên và ngược lại từ tên gọi viết được công thức cấu tạo của ankan.

 3. Thái độ:

 Tạo cho HS niềm hứng thứ khi học tập, nghiên cứu kiến thức mới, kích thích sự sáng tạo.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng 5.1 SGK.

 2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại kiến thức về hiđrocacbon, đồng đẳng và đồng phân.

 

doc5 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 3992 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Bài 33: Ankan: Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 25 tháng 12 năm 2011
Chương V: HIĐROCACBON NO
Bài 33: ANKAN: Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp.
( Tiết 46- Lớp 11 nâng cao)
I. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
	ü HS biết:
	- Khái niệm hiđrocacbon no.
- Khái niệm ankan, công thức chung dãy đồng đẳng, khái niệm bậc cacbon.
- Cách gọi tên các ankan với mạch chính không quá 10 nguyên tử cacbon.
	ü HS vận dụng: 
	 Viết các đồng phân và gọi tên các ankan, xác định bậc của cacbon trong các hợp chất.
	2. Kỹ năng: 
	- Lập công thức chung của các dãy đồng đẳng khác.
	- Viết CTPT, CTCT và gọi tên các ankan.
	- Từ công thức biết gọi tên và ngược lại từ tên gọi viết được công thức cấu tạo của ankan.
	3. Thái độ:
	Tạo cho HS niềm hứng thứ khi học tập, nghiên cứu kiến thức mới, kích thích sự sáng tạo.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng 5.1 SGK.
 2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại kiến thức về hiđrocacbon, đồng đẳng và đồng phân.
III. Trọng tâm: Đồng phân và danh pháp.
IV. Phương pháp dạy học: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề.
V. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định lớp. (1ph)
 2. Vào bài: (1ph) Chúng ta đã biết hiđrocacbon bao gồm ba loại là hiđrocacbon no, hiđrocacbon không no và hiđrocacbon thơm. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về loại hiđrocacbon đầu tiên, đó là hiđrocacbon no.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (5 ph)
- HS nhắc lại khái niệm hiđrocacbon.
- Đưa ra khái niệm về hiđrocacbon no, ankan và xicloankan.
- HS nhắc lại khái niệm đồng đẳng.
- GV giới thiệu chất đầu tiên trong dãy. Y/cầu HS viết CTPT của một số chất khác trong dãy đồng đẳng metan.
- Từ các CTPT đó đưa ra CT chung cho dãy đồng đẳng.
" Khái niệm ankan?
- Là những hợp chất chỉ được tạo thành từ hai nguyên tố C và H.
- Trả lời
- CH4, C2H6, C3H8, C4H10
- CnH2n+2 (n1)
- Ankan là các hidrocabon no, mạch hở.
+ Hiđrocacbon no (hiđrocacbon bão hoà) là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có các liên kết đơn C-C.
 + Phân loại:
 - Ankan: mạch hở.
 - Xicloankan: mạch vòng.
I. Đồng đẳng, đồng phân:
1. Đồng đẳng:
Ankan: CH4 metan
Dãy đồng đẳng của metan
 C2H6 etan
 C3H8 propan "
"Ct chung: CnH2n+2 (n1)
Khái niệm: Ankan là các hidrocabon no, mạch hở.
Hoạt động 2: (10ph)
- HS nhắc lại khái niệm đồng phân.
- Viết các CTCT có thể có của: CH4, C2H6, C3H8.
" Nhận xết số lượng đồng phân.
Ø Từ C4H10 trở đi có đồng phân cấu tạo.
- Hướng dẫn HS viết các CTCT của C4H10.
+ Viết mạch cacbon dài nhất, điền H vào đảm bảo cho C có hoá trị 4.
+ Viết mạch C ngắn hơn chứa 3 nguyên tử C, điền H vào.
+ Chú ý: Mạch C ngắn nhất phải chứa 3C.
" Nhận xét về số lượng đồng phân.
" Nhận xét loại đồng phân. Giải thích?
- Ankan còn có thể có loại đồng phân khác không?
- Tham khảo SGK nêu các giá trị t0nc, t0s của các đồng phân.
Ø Cùng có 1 CTPT nhưng đphân phân nhánh có t0nc, t0s thấp hơn so với đphân không phân nhánh.
- Viết các đồng phân ứng với CTPT C5H12? 
- Dựa vào SGK gọi tên các chất trên. Chú ý sự khác nhau về t0nc, t0s.
Ø Nhận xét về đồng phân của ankan.
- Trả lời.
- CH4
 CH3-CH3
 CH3-CH2-CH3
- 3 ankan đầu dãy mỗi ankan chỉ có 1 CTCT.
- C4H10 có nhiều đồng phân.
- Đồng phân mạch cacbon. Vì chúng chỉ khác nhau về mạch cacbon.
- Không.
CH3CH2CH2CH2CH3 pentan
CH3CHCH2CH3 isopentan
 CH3
 CH3 neopentan
CH3 C CH3
 CH3
 2. Đồng phân:
a. Đồng phân mạch cacbon:
+ C4H10
CH3-CH2-CH2-CH3 tnc: -138 oC
 Butan ts: -0,5 oC
 CH3-CH-CH3 tnc: -159 oC
 CH3 ts: -10 oC 
 Isobutan
+ C5H12
CH3CH2CH2CH2CH3 pentan 
 CH3CHCH2CH3 isopentan 
 CH3
 CH3 neopentan
 CH3 C CH3
 CH3
* Nhận xét: Ankan từ C4H10 trở đi có đồng phân cấu tạo, đó là đồng phân mạch cacbon.
Hoạt động 3: (5ph)
- Bậc của một nguyên tử cacbon là gì?
v Giới thiệu bậc cacbon được kí hiệu bằng chữ số La mã, được viết ngay trên mỗi cacbon.
- Xác định bậc của các nguyên tử C trong các đồng phân của C5H12.
-Rút ra cách xác định mạch cacbon dựa vào bậc cacbon.
- Bậc của một nguyên tử cacbon ở phân tử ankan bằng số nguyên tử C liên kết trực tiếp với nó
I II II II I
CH3CH2CH2CH2CH3
	 I III II I
CH3CHCH2CH3
 CH3
I
 CH3
CH3 C CH3
 CH3
- Ankan chỉ chứa C bậc I và bậc II là ankan không phân nhánh.
- Ankan có chứa cacbon bậc III và bậc IV là ankan phân nhánh.
b. Bậc của cacbon:
 + Khái niệm: Bậc của một nguyên tử C ở phân tử ankan bằng số nguyên tử C liên kết trực tiếp với nó.
 + Kí hiệu: bằng chữ số La mã.
I II II II I
CH3CH2CH2CH2CH3
	 I III II I
CH3CHCH2CH3
 CH3
I
 CH3
CH3 C CH3
 CH3
* Nhận xét: 
- Ankan không phân nhánh chỉ chứa C bậc I và bậc II.
 - Ankan phân nhánh có chứa cacbon bậc III và bậc IV.
Hoạt động 4:(5 ph)
Ø Giới thiệu bảng tên 10 ankan và nhóm ankyl không phân nhánh đầu tiên
- Phần tên được tô đậm là tên mạch chính. Hãy rút ra cách gọi tên các ankan không phân nhánh.
- Ankyl là gì?
- Rút ra cách gọi tên các ankyl. Gọi tên các nhóm ankyl: CH3-, CH3-CH2-.
Hoạt động 5: (12ph)
- Hướng dẫn cách gọi tên ankan có nhánh.
ü Lưu ý:
 - Nếu có nhiều nhánh giống nhau: 2,3,4 dùng tiếp đầu ngữ đi, tri, tetra thay cho việc lập lại tên nhánh.
- Nếu có nhiều nhánh khác nhau thì đọc theo thứ tự alphabet.
- Số chỉ vị trí nhánh nào đặt ngay trước gạch nối với tên nhánh đó.
-Chú ý cho HS: các tên isobutan, isopentan, neopentan ở trên là các tên thường.
v Hướng dẫn HS gọi tên thay thế của 
CH3-CH-CH3
 CH3 
 - Đánh số mạch C và gọi tên các đồng phân của C5H12 .
ü Giới thiệu cho HS tên thường của một số nhóm ankyl có nhánh.
Tên ankan không phân nhánh
 = Tên mạch chính + an
- Ankyl là nhóm nguyên tử còn lại sau khi lấy bớt 1 nguyên tử H từ phân tử ankan tương ứng.
- Đổi “an’ thành “yl”.
CH3- : metyl CH3-CH2- : etyl
II. Danh pháp:
1. Ankan không phân nhánh:
 + Tên ankan không phân nhánh
 = Tên mạch chính + an
CnH2n+2 " CnH2n+1 + H
 Ankan Ankyl
 + Tên ankyl không phân nhánh: thay đuôi “an” trong tên ankan tương ứng thành đuôi “yl”.
 CH3- : metyl CH3-CH2- : etyl
2. Ankan phân nhánh: (Danh pháp thay thế)
+ B1: chọn mạch chính là mạch C dài nhất, nhiều nhánh nhất.
+ B2: đánh số C mạch chính bắt đầu từ nguyên tử C gần nhánh nhất.
+ B3: gọi tên theo thứ tự: 
Số chỉ vị trí-Tênnhánh
Tên mạch chính
an
 1 2 3
 CH3-CH-CH3 2-metylpropan 
 CH3 
1. C5H12
(1) pentan 
(2) 2-Metylbutan 
(3) 2,2-Đimetylpropan
* Tên thường của một số nhóm ankyl có nhánh:
CH3 CH : isopropyl
 CH3
CH3 CH2 CH : secbutyl
 CH3
CH3 CH CH2 : isobutyl
 CH3
 CH3
CH3 C : tertbutyl
 CH3
	VI. Củng cố và dặn dò: (6ph)
 1. Củng cố: Viết các CTCT ứng với CTPT C6H14 và gọi tên chúng.
 2. Dặn dò: Làm BT 1-5 SGK, soạn bài 34.

File đính kèm:

  • docankan-HG.doc
Giáo án liên quan