Giáo án Hóa học 11 - Bài 20: Mở đầu về hóa học hữu cơ
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
HS biết:
• Các đặc điểm của hợp chất hữu cơ. Phân biệt được đặc điểm của hợp chất hữu cơ với hóa học hữu cơ
• Cách phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần hoặc theo mạch C
• Phương pháp xác định định tính, định lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
HS hiểu:
• Vì sao tính chất của các hợp chất hữu cơ lại rất khác so với tính chất của hợp chất vô cơ
• Tầm quan trọng của việc phân tích nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
2/ Kỹ năng:
Phân tích nguyên tố
Tuần : 14 Tiết : 28 Chương : 4 ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ Bài : 20 MỞ ĐẦU VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: HS biết: Các đặc điểm của hợp chất hữu cơ. Phân biệt được đặc điểm của hợp chất hữu cơ với hóa học hữu cơ Cách phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần hoặc theo mạch C Phương pháp xác định định tính, định lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ HS hiểu: Vì sao tính chất của các hợp chất hữu cơ lại rất khác so với tính chất của hợp chất vô cơ Tầm quan trọng của việc phân tích nguyên tố trong hợp chất hữu cơ 2/ Kỹ năng: Phân tích nguyên tố II/ Chuẩn bị: - GV: + PHT + Bảng phân loại chất hữu cơ ( SGK ) + Thí nghiệm về tcvl của hchc + Thí nghiệm phân tích định tính các nguyên tố trong phân tử hchc - HS: Ôn lại kiến thức đã học ở lớp 9; Quan sát những hchc hay gặp trong cuộc sống, từ đó có nhận xét về sự khác nhau giữa hchc với hcvc - Phương pháp: Trực quan, suy diễn, qui nạp, nêu vấn đề, III/ Các bước lên lớp 1/ Bước 1: Ổn định và ktss 2/ Bước 2:Kiểm tra bài cũ ( PHT ) 3/ Bước 3: Giảng bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Gv y/c HS viết CTPT của muối ăn ( NaCl ), đường ( C12H22O11 ), nước ( H2O ), dầu ăn (), ancol ( C2H5OH ), axit clohidric ( HCl ), đá vôi ( CaCO3 ), giấm ăn ( CH3COOH), xut ( NaOH) -> Xác định chất thuộc loại chất hữu cơ và chất thuộc loại chất vô cơ -> Tìm đặc điểm chung về thành phần nguyên tố tạo nên hchc? => Kết luận: hchc là hợp chất của? => hhhc là ngành Hóa học nghiên cứu? * GV y/c HS viết CTHH của các chất: metan, etylen, axetylen, benzen, anđehit fomic, axeton(đimetyl xeton), protit, các CTHH ở trên -> Xếp thành 2 loại ( bảng ở trang 88 SGK ) - GV g/thiệu thêm: phân loại theo mạch cacbon - Lkhh chủ yếu trong hchc? Các chất có lk CHT thường có những đặc điểm gì về tính chất? * GV g/thiệu bình có chứa xăng -> HS quan sát và đưa ra nhận xét: - Mùi? - Rót từ từ xăng vào nước? -> Nhận xét chung về tính chất vật lí của hchc? - Vải, gỗ, xăng, dễ cháy - Nấu rượu, làm giấm, nấu xà phòng, thời gian thực hiện? kết quả? * Để thiết lập CTPT hchc -> tiến hành phân tích định tính và định lượng các nguyên tố. * GV trình bày nguyên tắc phân tích định tính ( hình 4.1 trang 90 SGK ) - Chuyển ntố C thành CO2 -> đục nước vôi trong => có mặt C - Chuyển ntố H thành H2O -> CuSO4 khan chuyển sang màu xanh => có mặt H - Chuyển ntố N thành NH3 -> làm xanh quì tím ẩm => có mặt N => N/tắc phân tính định tính và pp tiến hành? * Phương pháp tiến hành phân tích định lượng? I/ Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hưu cơ * HS xác định được: - Chất hữu cơ: C12H22O11, C2H5OH, CH3COOH - Chất vô cơ: NaCl, H2O, CaCO3, NaOH, - Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có Cacbon, hay gặp hidro, oxi, nitơ, halogen, lưu huỳnh, => Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon ( trừ CO, CO2, CO32-, CN-, C2-, ) => Hóa học hữu cơ là ngành Hóa học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ. II/ Phân loại hợp chất hữu cơ * HS phân loại được: Dựa theo thành phần các nguyên tố 1/ Hiđrocacbon: - HC no: CH4, - HC không no:C2H4, C2H2, - HC thơm: C6H6, 2/ Dẫn xuất của HC: H/c chứa nhóm chức - Dẫn xuất halogen: CH3Cl, - Ancol: C2H5OH - Phenol: C6H5OH - Ete: CH3-O-CH3 . - Anđehit: H-CHO, - Xeton:CH3-CO-CH3, - Amin: CH3 – NH2 - Nitro: C6H5- NO2 - Axit: CH3-COOH - Este: CH3-COO- CH3 - Hợp chất tạp chức: H2N- CH2 - COOH - Polime: Cao su buna, PVC, PE Dựa theo mạch cacbon 1/ Mạch vòng 2/ Mạch không vòng III/ Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ 1/ Đặc điểm cấu tạo Chủ yếu là liên kết CHT ( đ.â.đ của các nguyên tố phi kim khác nhau không nhiều) 2/ Tính chất vật lý - t0nc, t0s thấp ( dễ bay hơi ) - Phần lớn không tan trong nước( tan nhiều trong dung môi hữu cơ) 3/ Tính chất hóa học - Kém bền với nhiệt và dễ cháy - Phản ứng hh thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau trong cùng 1 điều kiện, tạo ra hỗn hợp sản phẩm. IV/ Sơ lược về phân tích nguyên tố 1/ Phân tích định tính a/ Mục đích: Xác định ntố C, H, N, O, có trong thành phần phân tử hchc. b/ Nguyên tắc: Chuyển csac ntố trong hchc thành các chất vô cơ đơn giản -> nhận bằng pứ đặc trưng. c/ Phương pháp tiến hành: - Nung hợp chất hữu cơ với CuO để chuyển nguyên tố C thành CO2, ntố H thành H2O. - Nguyên tố N thành NH3 2/ Phân tích định lượng a/ Mục đích: Xác định thành phần % về khối lượng các ntố C, H, N, O, trong phân tử hchc b/ Nguyên tắc - Cân 1 khối lượng chính xác hchc, sau đó chuyển ntố C, H, N,... thành CO2, H2O, NH3, c/ Phương pháp tiến hành - Nung 1 khối lượng chính xác ( a gam ) hchc đã được trộn đều với bột CuO - Hấp thụ hơi H2O và khí CO2 lần lượt bằng H2SO4 đặc và KOH - Tính khối lượng H, C, N và % khối lượng của chúng - % khối lượng O được tính gián tiếp bằng cách ( 100% - %C - %H - %N ) d/ Biểu thức tính mCO2 . 12,0 mc . 100% mc = (g) ; % C = 44,0 a mH20 . 2,0 mH . 100% mH = (g) ; % H = 18,0 a VN2 . 28,0 mN .100% mN = (g) ; % N = 22,4 a % O = 100% - % C - % H - % N Bước 4: Củng cố ( BT 3 trang 91 SGK ) 3/ 0,672 0,360 MC = . 12,0 = 0,360 (g) ; % C = .100 % = 60,0 % 22,4 0,600 0,720 0,080 MH = . 2,0 = 0,080 (g) ; % H = .100 % = 13,3 % 18,0 0,600 MO = 0,600 – ( 0,360 + 0,080 ) = 0,160 ; % O = 100 % - ( % C + % H ) = 26,7 % Bước 5: Nhận xét - dặn dò Học bài ghi; Đọc SGK ; Hoàn tất các bài tập ; Xem trước b. 21.CTPT hợp chất hữu cơ ( soạn bài )
File đính kèm:
- Tiet 28 lop 11 CTC.doc