Giáo án Hóa học 11 - Bài 16: Hợp chất của cacbon
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
HS hiểu: CO có tính khử ; CO2 là 1 oxit axit và có tính oxh; H2CO3 là axit kém bền, tính axit yếu và là axit 2 nấc; Tính chất của muối cacbonat: Tính tan, tác dụng với axit, tác dụng với kiềm
HS biết: Muối cacbonat dễ bị nhiệt phân hủy trừ muối của kl kiềm; Tính chất vật lí - Điều chế - ứng dụng của CO, CO2 và muối cacbonat
2/ Kĩ năng:
- Giải thích tính chất hóa học của CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat
- Viết pthh và xác định vai trò chất khử hoặc chất oxh để chứng minh cho tính chất của chất
- Đọc, tóm tắt thông tin về tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế 1 số hợp chất của cacbon
- Phân biệt khí CO, CO2, muối cacbonat với 1 số chất khác
II/ Chuẩn bị:
- Thí nghiệm biểu diễn:
+ Phản ứng của CO2 với dd Ca(OH)2, với Mg
+ CaCO3 với dd HCl
+ NaHCO3 với dd HCl, với dd NaOH.
- Phương pháp: Thảo luận, nêu vấn đề, đàm thoại, trực quan, diễn giảng
- Phiếu học tập
Tuần : 12 Tiết : 24 Chương: 3 CACBON - SILIC Bài : 16 HỢP CHẤT CỦA CACBON I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: HS hiểu: CO có tính khử ; CO2 là 1 oxit axit và có tính oxh; H2CO3 là axit kém bền, tính axit yếu và là axit 2 nấc; Tính chất của muối cacbonat: Tính tan, tác dụng với axit, tác dụng với kiềm HS biết: Muối cacbonat dễ bị nhiệt phân hủy trừ muối của kl kiềm; Tính chất vật lí - Điều chế - ứng dụng của CO, CO2 và muối cacbonat 2/ Kĩ năng: - Giải thích tính chất hóa học của CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat - Viết pthh và xác định vai trò chất khử hoặc chất oxh để chứng minh cho tính chất của chất - Đọc, tóm tắt thông tin về tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế 1 số hợp chất của cacbon - Phân biệt khí CO, CO2, muối cacbonat với 1 số chất khác II/ Chuẩn bị: - Thí nghiệm biểu diễn: + Phản ứng của CO2 với dd Ca(OH)2, với Mg + CaCO3 với dd HCl + NaHCO3 với dd HCl, với dd NaOH. - Phương pháp: Thảo luận, nêu vấn đề, đàm thoại, trực quan, diễn giảng - Phiếu học tập III/ Các bước lên lớp: Bước 1: Ổn định và kiểm tra sỉ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ: -Tính chất hóa học của C? Phương trình phản ứng chứng minh? - Làm bài tập 4 SGK Bước 3:Giảng bài mới * Vào bài: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Nêu những tính chất vật lí của CO? - Khí CO sinh ra khi đốt than nên dùng lò than tổ ong ở nơi thoáng gió, không dùng trong phòng kín * GV cho HS thảo luận theo PHT số 1: - Từ số oxh của ntử C trong CO, dự đoán CO có tchh đặc trưng nào? Dẫn ra các pứhh và chỉ rõ vai trò của CO trong các pứ đó? - Kết luận về tinh chất hóa học của CO? - Nghiên cứu SGK cho biết: Có mấy p.p điều chế khí CO trong công nghiệp? Sản phẩm thu được và viết pthh? - Ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp và thành phần khí thu được? - Nghiên cứu SGK, nhớ lại kiến thức đã biết ở lớp 9, cho biết tính chất vật lý của CO2? * GV cho HS thảo luận theo PHT số 2: - Dựa vào số oxh của ntử C trong ptử CO2 và tính chất đã biết, dự đoán tính chất hóa học? - Viết ptpứ chứng tỏ CO2 có tính oxh? - Viết ptđl của H2CO3? - Viết ptpứ của CO2 với dd kiềm? viết pt ion rút gọn ? * HS nhớ lại, đọc thông tin SGK: - Nguyên tắc chung điều chế CO2 trong PTN? * HS thảo luận: rút ra được - H2CO3 là axit yếu, không bền thể hiện ở sự phân li yếu, thuận nghịch trong dd và dễ phân hủy tạo thành CO2 và H2O - HS xem bảng tính tan, rút ra nhận xét? - Muối cacbonat axitàmuối t.hoà,CO2và nước - Muối cacbonat trung hoà à CO2 và oxit kim loại (trừ các muối cacbonat kim loại kiềm bền với nhiệt ) - HS đọc SGK, liên hệ thực tế cho biết ứng dụng của muối cacbonat CaCO3, Na2CO3, NaHCO3? A. Cacbon monooxit ( CO = 28 ) I/ Tính chất vật lí - Chất khí không màu, không mùi, không vị, độc - Hơi nhẹ hơn kk ( d = 28/29) - Rất ít tan trong nước - Hóa lỏng: - 191,5 0 C ; hóa rắn: - 205,2 0C - Rất bền với nhiệt II/ Tính chất hóa học 1/ CO là oxit không tạo muối ( oxit trung bình ) CO không tác dụng với nước, axit và dd kiềm ở nhiệt độ thường. 2) Tính khử a) Tác dụng với oxi: cho ngọn lửa màu lam nhạt và tỏa nhiều nhiệt ->CO được sử dụng làm n.liệu +2 +4 CO + O2 à CO2 b) Tác dụng với hợp chất: dùng trong luyện kim để khử các oxit kimloại +2 +4 3 CO + Fe2O3 à 3 CO2 + 2 Fe III/ Điều chế: 1/ Trong PTN H2SO4(đặc), t0 HCOOH CO + H2O (a.fomic) 2/ Trong công nghiệp - Nếu cho hơi nước qua than nóng đỏ, thu được hỗn hợp khí ( gọi là khí than ướt ) có khoảng 44% CO, còn lại là H2, N2, CO2 C + H2O CO + H2 - Nếu cho kk qua than nóng đỏ, thu được hỗn hợp khí có khoảng 25% CO, còn lại là N2 , CO2 ( gọi là khí than khô ) CO2 + C à 2 CO B. Cacbon đioxit ( CO2 = 44 ) I/ Tính chất vật lý - Chất khí không màu, nặng gấp 1,5 lần kk - Không duy trì sự cháy - Tan nhiều trong nước: 1 lít nước: 1 lít CO2 - CO2(k) à CO2(l) - CO2(r) ( nước đá khô ): là 1 khối trắng, không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. - Là 1 trong các chất khí gây ra hiệuứng nhà kính II/ Tính chất hóa học CO2 có tính oxh và là 1 oxit axit CO2 + C à CO CO2 + 2Mg à 2MgO + C CO2(k) + H2O(l) H2CO3(dd) CO2 + NaOH à NaHCO3 CO2 + 2 NaOH à Na2CO3 + H2O III/ Điều chế 1/ Trong PTN CaCO3 + 2 HCl à CO2 + CaCl2 + H2O 2/ Trong công nghiệp - Từ quá trình nung vôi - Từ các quá trình đốt cháy than - Từ quá trình chuyển hóa khí thiên nhiên hoặc khí dầu mỏ - Từ quá trình lên men rượu từ đường glucozơ C. Axit cacbonic và muối cacbonat I/ Axit cacbonic ( H2CO3 = 62 ) H2CO3 H+ + HCO3- ( muối hidrocacbonat) HCO3 - H+ + CO32- ( muối cacbonat ) II/ Muối cacbonat 1/ Tính chất a) Tính tan Tất cả đều khôg tan (trừ kim loại kiềm & amoni) b) Tác dụng với axit NaHCO3 + HCl à NaCl + CO2 + H2O HCO3- + H+ à CO2 + H2O Na2CO3 + 2 HCl à 2 NaCl + CO2 + H2O CO32- + 2H+ à CO2 + H2O c) Tác dụng với dd kiềm NaHCO3 + NaOH à Na2CO3 + H2O HCO3- + OH- à CO32- + H2O d) Phản ứng nhiệt phân MgCO3(r) à MgO(r) + CO2(k) 2 NaHCO3(r) à Na2CO3(r) + CO2(k) + H2O(k) 2/ Ứng dụng (HS xem SGK không cần ghi) - CaCO3: dùng làm chất độn trong công nghiệp - Na2CO3(sođa khan ): dùng trong công nghiệp thủy tinh, đồ gốm, bột giặt, - NaHCO3: dùng trong công nghiệp thực phẩm, thuốc đau dạ dày do thừa axit. Bước 4: Củng cố ( Thực hiện bài tập 1, 2, 3 trang 75 SGK ) Bài tập 1 trang 75: - Khí CO2 + Ca(OH)2, hơi nước bị giữ lại khi qua CaCl2 khan, CO thì không. à Dẫn hh qua nước vôi trong rồi qua bình đựng CaCl2 khan thì thu được CO tinh khiết Bài tập 1 trang 75: - Cho 2 giọt dd P.P vào dd Ca(OH)2 à dd A - Dẫn 3 khí lần lượt vào 3 ống nghiệm - Nhỏ vài giọt dd A vào trong 3 ống Nếu có kết tủa trắng à SO2 Nếu dd A mất màu à HCl Nếu màu dd A không thay đổi à CO Bài tập 3 trang 75: A Bước 5: Nhận xét - dặn dò Học bài ghi; đọc SGK; Hoàn tất các bài tập; Xem trước bài 17. Silic và hợp chất của silic ( soạn bài )
File đính kèm:
- Tiet 24 lop 11 CTC.doc