Giáo án Hóa học 11 - Bài 14: Bài thực hành số 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho

I/ Mục tiêu

1/ Kiến thức

Làm thí nghiệm chứng minh:

- Tính oxi hóa mạnh của HNO3

- Tính oxi hóa của muối KNO3

- Thí nghiệm phân biệt 1 số loại phân bón hóa học

2/ Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ, hóa chất

- Thành công, an toàn

- Quan sát hiện tượng thí nghiệm

- Giải thích và rút ra nhận xét

- Viết tuờng trình

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 19638 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Bài 14: Bài thực hành số 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 11
Tiết : 21
Chương: 2
Bài : 14 BÀI THỰC HÀNH SỐ 2: 
 TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT NITƠ, PHOTPHO
I/ Mục tiêu
1/ Kiến thức
Làm thí nghiệm chứng minh:
- Tính oxi hóa mạnh của HNO3
- Tính oxi hóa của muối KNO3
- Thí nghiệm phân biệt 1 số loại phân bón hóa học
2/ Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hóa chất
- Thành công, an toàn
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm
- Giải thích và rút ra nhận xét
- Viết tuờng trình
II/ Chuẩn bị
- Chia nhóm
- Dụng cụ: - Hóa chất:
+Ống nghiệm + dd HNO3(l) 15 %
+ Đèn cồn + dd HNO3(đ)
+ Cặp ống nghiệm + Tinh thể KNO3
+ Giá ống nghiệm + Phân bón: (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2
+ Bông tẩm xút + dd AgNO3 , BaCl2 , nước vôi trong, Ca(OH)2
+ Ống nhỏ giọt + Cu kim loại
- Phương pháp: thực hành, thảo luận, nêu vấn đề, diễn giảng
III/ Các bước lên lớp
 Bước 1/ Ổn định và kiểm tra sỉ số ( nhóm)
 Bước 2/ Kiểm tra bài cũ ( GV chuẩn bị tất cả dụng cụ và hóa chất đầy đủ cho mỗi nhóm 
--> phát bảng tường trình và hướng dẫn từng bước cho HS)
 Bước 3/ Tiến hành thí nghiệm
 Sinh hoạt nội qui phòng thí nghiệm và cách sử dụng dụng cụ, hóa chất
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gv h/d HS thực hiện thí nghiệm
- Y/c HS q.sát hiện tượng , giải thích, viết pthh? 
* Lưu ý: 
- HNO3 có thể gây bỏng nặng hoặc thủng quần áo
- NO2 là khí độc: HS làm thí nghiệm với 1 lượng nhỏ và đậy miếng bông tẩm xút lên miệng ống để giữ lại khí NO2
-> Sau khi kết thúc thí nghiệm, để ống nghiệm nguội và ngâm vào chậu nước vôi để khử độc
- Gv h/d HS thực hiện thí nghiệm
- Y/c HS q.sát, giải thích, viết ptpt 
* Lưu ý: 
- Thí nghiệm với 1 lượng nhỏ KNO3
- Đun cho KNO3 nóng chảy hết mới cho than hồng vào ống nghiệm.
- GV h/d HS quan sát bề ngoài ( màu sắc, dạng tinh thể,...) của các mẩu phân bón: (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2
- Gv h/d HS thực hiện thí nghiệm
- Y/c HS lắc nhẹ, q.sát, nhận xét tính tan trong nước của 3 mẫu phân bón hóa học trên 
- Gv h/d HS thực hiện thí nghiệm
- Gv y/c HS quan sát, giải thích, viết pthh?
- Gv h/d HS thực hiện thí nghiệm
- Gv y/c HS quan sát, giải thích, viết pthh?
Thí nghiệm 1. Tính oxi hóa của HNO3 đặc và loãng
* HS thực hiện được:
- Cho vào ống nghiệm(1): 1ml HNO3 đặc
- Cho vào ống nghiệm(2): 1ml HNO3 loãng
- Cho vào mỗi ống nghiệm 1 mảnh nhỏ Cu
- Đun nóng nhẹ ống nghiệm (2)
* HS quan sát được:
 Ống (1): Có khí màu nâu đỏ bay lên, dd trong ống nghiệm chuyển thành màu xanh
* HS giải thích: HNO3 đặc có tính oxi hóa mạnh nên đã oxi hóa Cu kl thành Cu và bị khử thành khí NO2 có màu nâu đỏ
 * Pthh:
4HNO3 + Cu --> Cu(NO3)2 + 2H2O + 2NO2
Ống (2): Có khí bay lên, lúc đầu không màu sau chuyển nhanh sang màu nâu đỏ, dd trong ống nghiệm chuyển thành màu xanh
* HS giải thích: HNO3 loãng, nóng đã oxi hóa Cu và giải phóng ra NO là 1 khí không màu, sau đó NO bị oxi hóa thành khí NO2 có màu nâu đỏ . DD trong (1) và (2) có màu xanh của Cu2+ hidrat hóa
 * Pthh:
8HNO3 +3Cu -->3Cu(NO3)2 + 4H2O + 2NO
 2NO + O2 --> 2NO2
Thí nghiệm 2. Tính oxi hóa của KNO3 nóng chảy
* HS thực hiện được:
- Cho vào ống nghiệm 1 thìa nhỏ KNO3
- Kẹp ống nghiệm trên giá thí nghiệm
- Dùng đèn cồn đun để muối KNO3 nóng chảy hết
- Lất kẹp hóa chất kẹp 1 mẩu than gỗ bằng hạt ngô, đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Khi than nóng đỏ, cho nhanh vào ống nghiệm chứa KNO3 nc
* HS quan sát được: 
Than nóng đỏ sẽ bùng cháy sáng trong KNO3 nóng chảy, có tiếng nổ lách tách. Do KNO3 bị nhiệt phân hủy giải phóng oxi, oxi làm than hồng bùng cháy.
2KNO3 --> 2KNO2 + O2
Thí nghiệm 3. Phân biệt 1 số loại phân bón hóa học
a) Thử tính tan trong nước:
* HS thực hiện được:
- Cho 1 lượng nhỏ bằng hạt ngô từng loại phân bón vào 3 ống nghiệm
- Cho tiếp vào mỗi ống 4-5ml nước
* HS quan sát được:
b) Phân biệt phân đạm amoni sunfat
* HS thực hiện được:
- Rót 1ml, 3 dd vừa pha chế ở trên vào 3 ống nghiệm
- Cho thêm vào mỗi ống 0,5 ml d d NaOH
- Kẹp và đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn
* HS quan sát được:
- Ống nghiệm (NH4)2SO4 có mùi khai của amoniac, đưa giấy quì tím ẩm lên miệng ống chuyển màu xanh --> trong ống nghiệm chứa NH4+ 
NH4+ + OH- --> NH3 + H2O 
c) Phân biệt phân kali clorua và phân supephotphat kép
* HS thực hiện được:
- Rót 1ml, 2 dd còn lại vào 2 ống nghiệm
- Nhỏ vài giọt d d AgNO3 vào mỗi ống 
* HS quan sát được:
- Ống nghiệm ( KCl ) thấy xuất hiện kết tủa trắng --> trong ống nghiệm chứa Cl-
Ag+ + Cl- --> AgCl
- Ống còn lại đựng Ca(H2PO4)2
	Bước 4: Củng cố
- Rút kinh nghiệm
- Thực hiện vệ sinh
-Viết và nộp BTT
	Bước 5: Nhận xét - dặn dò	
Tiết 22. Kt 1 tiết; Tiết 23 soạn bài 15. Cacbon

File đính kèm:

  • docTiet 21 lop 11 CTC.doc
Giáo án liên quan