Giáo án Hóa học 10 - Tiết: Ôn tập chương 2

I. MỤC TIÊU

 Kiến thức: củng cố lí thuyết toàn chương thông qua bài tập.

 Kĩ năng: vận dụng lí thuyết, rèn kĩ năng suy luận, giải bài tập liên quan.

 G.dục t.tưởng: Giáo dục tính cẩn thận trong khâu làm bài tập.

II. CHUẨN BỊ

 Giáo viên: Soạn các bài tập trắc nghiệm và tự luận liên quan đến kiến thức photo cho HS.

 Học sinh: tập sách và các dụng cụ cần thiết

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC

 Giáo viên: phát phiếu học tập cho hs, cho hs làm từng phân sau đó sửa bài cho cả lớp.

 Học sinh: Nghiêm túc làm bài.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾT LÊN LỚP

1. Ổn định lớp

2. phát đề

 

doc2 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết: Ôn tập chương 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết *	ÔN TẬP CHƯƠNG 2 
MỤC TIÊU
Kiến thức: củng cố lí thuyết toàn chương thông qua bài tập.
Kĩ năng: vận dụng lí thuyết, rèn kĩ năng suy luận, giải bài tập liên quan.
G.dục t.tưởng: Giáo dục tính cẩn thận trong khâu làm bài tập.
CHUẨN BỊ
Giáo viên: Soạn các bài tập trắc nghiệm và tự luận liên quan đến kiến thức photo cho HS.
Học sinh: tập sách và các dụng cụ cần thiết 
PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC
Giáo viên: phát phiếu học tập cho hs, cho hs làm từng phân sau đó sửa bài cho cả lớp.
Học sinh: Nghiêm túc làm bài.
CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾT LÊN LỚP
Ổn định lớp 
phát đề 
Nội dung đề kiểm tra 1 tiết (hóa học khối 10 CB)
A. TRẮC NGIỆM 
1. Theo Men-đe-lê-ép, những nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp electron thì được xếp và cùng: 
	A. Chu kì	B. Nhóm 	C. Nhóm A	D. Nhóm B
2. Trong các nguyên tố nhóm A, electron (e) hóa trị là những e nào trong nguyên tử?
	A. E ở lớp ngoài cùng	B. E ở phân lớp ng.cùng	C. E ở lớp trong cùng	D. Tất cả mọi e 
3. Cấu hình electron nào sau đây là cấu hình của nguyên tố nhóm A?
	A. (1), và (2) đều đung	B. 1s2 2s2 2p1 (2)	C. 3s2 3p6 4s2 3d2 	D. 1s2 (1)
4. Nguyên tố mà nguyên tử của nó Z = 19 thì có số thứ tự chu kì và nhóm lần lượt là:
	A. 4/IA	B. 3/IA	C. 5/IIA	D. 3/VA
5. Nguyên tố ở chu kì 3 nhóm IIA có cấu hình lớp ngoài cùng là: 
	A. 3s2	B. 3S2 3p2	C. 3s2 3p1	D. tất cả đều sai
6. Nguyên tử ở chu kì 4 nhóm IIA thì có số lớp electron trong nguyên tử là bao nhiêu?
	A. 4	B. 3	C. 2	D. 6
7. Chọn hai cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho phát biểu sau: “Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễđể trở thành ion.”
	A. mất electron / dương	B. nhận electron / âm	C. mất electron / âm	D. nhận electron / dương
8. Chọn hai cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho phát biểu sau: “Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễđể trở thành ion.”
	A. nhận electron / âm	B. mất electron / âm	C. mất electron / dương	D. nhận electron / dương
9. Chọn phát biều sai trong các phát biểu sau: 
 Trong cùng một chu kì theo chiều tăng dẫn điện tích hạt nhân thì: 
	A. Tính kim loại tăng dần	B. Tính phi kim tăng dần	C. Bán kính N.tử giảm dần	D. Độ âm điện tăng dần
10. Chọn phát biều đúng trong các phát biểu sau: 
 Trong cùng một nhóm A theo chiều tăng dẫn điện tích hạt nhân thì: 
	A. Tính kim loại và bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim và độ âm điện giảm dần
	B. Tính kim loại giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần, độ âm điện tăng dần.
	C. Tính kim loại giảm dần, bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần, độ âm điện tăng dần.
	D. Tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần, độ âm điện giảm dần.
11. Cho A( Z = 6), B(Z = 7) và C (Z= 8), sắp xếp nào sau đây tính phi kim các nguyên tử giảm dần?
	A. C > B > A	B. A > B > C	C. B > A > C	D. C > A > B
12. Cho K( Z = 8), L(Z = 9) và I (Z= 13), phát biểu nào sau đây đúng?
	A. (1) và (3) đều đúng	B. K và L cùng chu kì (1)	C. I là phi kim (2)	D. Tình phi kim L > Z (3)
13. Nguyên tử R có công thức hợp chất với hiđro là RH3, Vậy oxit cao nhất của R có công thức là:
	A. R2O5	B. RO2	C. RO	D. RO3
14. Nguyên tử R có công thức oxit cao nhất là R2O7, Vậy trong hợp chất của R vời H có công thức là:
	A. RH	B. RH3	C. RH2	D. RH4
15. Trong hợp chất H2SO4, S chiếm bao nhiêu phần trăm về khối lượng?
	A. 32,65%	B. 32,36%	C. 3,16%	D. kết quả khác
16. Các nguyên tố trong cùng nhóm A thì có tính chất gì giống nhau?
	A. (1), (2), (3) đều đúng	B. số e hóa trị bằng nhau (1)	
	C. Số e lớp ngoài cùng (2)	D. tính chất hóa học (3)
B. TỰ LUẬN
Bài 1: Cho các nguyên tử X( Z = 11) và Y(Z = 12)
a. Viết cấu hình electron của các X và Y. (0,5 đ)
b. Viết công thức oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng của chúng.(0,5 đ)
c. So sánh tính kim loại của X và Y, từ đó sắp xếp theo chiều tăng dần tính bazơ các hiđroxit tương ứng của chúng.(1 đ)
Bài 2: Oxit cao nhất của nguyên tố R là RO2, trong hợp chất của R với hiđro, nguyên tử hiđro chiếm 12,5% về khối lượng.
a. Xác định công thức hóa học của hợp chất R với hiđro. (0,5 đ)
b. Tính nguyên tử khối của R tà đó xác định tên của R.(1,5 đ)
Bài 3: Cho 49,68 gam kim loại X ở nhóm IA hòa tan trong nước tạo thành 500 ml dung dịch, sau phản ứng thu được 24,192 lít H2 ( đktc) và dung dịch X.
a. Tìm tên nguyên tố M?(1,5 đ)
b. Tính nồng độ mol/l chất tan trong dung dịch X? (0,5 đ)
Học sinh làm bài
Thu bài kt
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • doc21. G.an kt 1t.doc