Giáo án Hóa học 10 - Tiết 70: Đề kiểm tra cuối năm

1. Kiến thức:

 - Đánh giá kết quả học kì II, nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của HS

 - Từ đó có phương pháp bồi dưỡng học sinh cho phù hợp với lực học của HS

 2. Kỹ năng:

- Rèn luyện cách vận dụng kiến thức đã học để nhận biết ion halogenua, SO42--, S2—, giải BT tính toán.

3. Tư tưởng:

- Nhắc nhở h/s cần nghiêm túc trong giờ kiển tra, không vi phạm qui chế chuyên môn. - HS có ý thức tự giác trong giờ kiển tra.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 70: Đề kiểm tra cuối năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn /../2014
Giảng//2014
Lớp 10A 1
Tiết 70 - ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
 - Đánh giá kết quả học kì II, nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của HS
 - Từ đó có phương pháp bồi dưỡng học sinh cho phù hợp với lực học của HS 
 2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện cách vận dụng kiến thức đã học để nhận biết ion halogenua, SO42--, S2—, giải BT tính toán.
3. Tư tưởng:
- Nhắc nhở h/s cần nghiêm túc trong giờ kiển tra, không vi phạm qui chế chuyên môn. - HS có ý thức tự giác trong giờ kiển tra.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên Ra đề - đáp án
2. Học sinh: Học bài cũ, làm BT và chuẩn bị kiển tra học kì II.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1.Bài cũ (0 phút): 
2.Bài mới: (45’) 
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng mức cao
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. KQ về nhóm Oxi
- các nguyên tố nhóm oxi.
- vị trí cấu tạo, tính chất hoá học cơ bản, sự biến đổi tc hh của các đơn chất trong nhóm oxi.
- Viết cấu hình electron, xác định các trạng thái số oxi hoá của nguyên tố nhóm oxi.
- dựa vào cấu tạo giải thích các trạng thái số oxh của các nguyên tố nhóm oxi.
Số câu
Tỉ lệ số điểm
2. Oxi - ozon và hiđropeoxit.
- cấu tạo, tc, cách điều chế.
- cấu tạo, tc, cách điều chế.
- Viết được các phương trình hoá học chứng minh tc, giải các bài toán hoá học đơn giản.
- Viết được các phương trình hoá học khó, và giải các bài toán hoá học tổng hợp nâng cao.
Số câu
Tỉ lệ số điểm
3. Lưu huỳnh và hợp chất.
- Công thức cấu tạo, trạng thái, tc, cách điều chế.
- Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học.
- Giải thích, viết các pthh minh hoạ tc.
- giải các bài toán hoá học đơn giản.
- Viết các pthh phức tạp và giải các bài toán tổng hợp nâng cao.
Số câu
Tỉ lệ số điểm
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở
mức cao hơn
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Halogen
1 câu
1/3 đ
1 câu
1/3 đ
2 câu
2/3 đ
(6,67%)
2. Tính chất các hợp chất halogen
1 câu
1/3 đ
 6 câu
2,0 đ
1 câu
1,0 đ
2 câu
2/3 đ
10 câu
 4,0 đ
(40%)
3. Đơn chất O2 – O3 - S
1 câu
1/3 đ
2 câu
2/3 đ
3 câu
1,0 đ
(10%)
4. Hợp chất O, S
1 câu
1/3 đ
1 câu
 1,5đ
 1 câu
 2,5 đ
3 câu
13/3 đ
(43,33%)
Tổng số câu
Tổng số điểm
3 câu
1,0 đ
(10%)
10 câu
10/3 đ
(33,33%)
1 câu
1,0 đ
(10%)
2 câu
2/3 đ
(6,67%)
1 câu
1,5 đ
(15%)
1 câu
2,5 đ
(25%)
18 câu
10,0 đ
(100%)
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM 
ĐỀ 1
(Thời gian 45’)
1. Cấu trúc đề kiểm tra 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Cấu tạo nguyên tử
1
 0.25
1
 0.25
2. Bảng tuẩn hoàn
1
0.25
1
 0.25
3.Liên kết hoá học
2
0.5
2
 0.5
4. Phản ứng oxi hoá - khử
2
 0.5
2
 0.5
5. Halogen
1
 0.25
1
 0.25
2
 4
4
4.5
6. Oxi - Lưu huỳnh
1
 0.25
1
 0.25
1
 2
3
 2.5
7. Tốc độ phản ứng - CBHHH
2
 0.5
1
 1
3
1.5
Tổng
2
 0.5 
6
 1.5
8
 8
16
 10
Chữ số bên trên, góc trái mỗi ô là số câu hỏi, chữ số bên dưới góc phải mỗi ô là số điểm.
2. Đề bài
I. Trắc nghiệm khách quan (12 câu * 0,25điểm = 3 điểm)
Câu 1. Tổng số hạt proton trong hạt nhân 2 nguyên tử X và Y là 30. X và Y là nguyên tử của 2 nguyên tố thuộc cùng chu kì, có vị trí cách nhau 2 nguyên tố khác. X và Y có thể tạo hợp chất với nhau, liên kết trong hợp chất đó là
A. liên kết cộng hoá trị không phân cực.
B. liên kết cộng hoá trị phân cực.
C. liên kết cho - nhận.
D. liên kết ion.
Câu 2. Một nguyên tố có thể tác dụng với kim loại giải phóng H2, nguyên tử của nguyên tố đó có thể có
A. 1 electron ở lớp vỏ.
B. 2 electron ở lớp vỏ.
C. 3 electron ở lớp vỏ.
D. 1, 2, hoặc 3 electron ở lớp vỏ.
Câu 3. Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố là do
A. điện tích hạt nhân của các nguyên tố tăng dần.
B. khối lượng nguyên tử của các nguyên tố tăng dần theo chiều điện tích hạt nhân tăng.
C. sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài của nguyên tử các nguyên tố theo chiều điện tích hạt nhân tăng.
D. bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng theo chiều điện tích hạt nhân tăng.
Câu 4. Phân tử BeCl2 có dạng đường thẳng, theo thuyết lai hoá thì phân tử BeCl2 được hình thành do sự xen phủ trục giữa 2 obitan p của 2 nguyên tử clo và 
A. obitan s của nguyên tử Be.
B. 2 obitan lai hoá sp của nguyên tử Be.
C. 2 obitan lai hoá sp2 của nguyên tử Be.
D. 2 obitan lai hoá sp3 của nguyên tử Be.
Câu 5. Khí CO2 không duy trì sự sống và sự cháy nên hay được dùng để dập lửa. Nhưng khi Mg cháy không được dùng CO2 để dập lửa vì 
A. CO2 nặng hơn không khí.
B. CO2 phản ứng mãnh liệt với Mg, toả nhiệt mạnh.
C. Mg cháy được trong không khí.
D. Mg phản ứng được với nước nóng.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây luôn đúng ?
A. Chất oxi hoá thực hiện sự oxi hoá.
B. Chất khử cho electron nên sau phản ứng số oxi hoá giảm.
C. Chất oxi hoá thông thường có số oxi hoá bằng 0.
D. Chất giảm số oxi hoá sau phản ứng là chất oxi hoá.
Câu 7. Trong dãy : HClO, HClO2, HClO3, HClO4 theo chiều từ trái qua phải
A. tính bền và tính axit tăng, tính oxi hoá giảm.
B. tính bền, tính axit và tính oxi hoá cùng tăng.
C. tính bền giảm, tính axit và tính oxi hoá cùng tăng.
D. tính bền, tính axit và tính oxi hoá cùng giảm.
Câu 8. Thể tích clo thu được ở đktc khi cho 17,4 gam mangan đioxit tác dụng với dụng dịch axit clohidric (đặc, nóng, dư) là
A. 2,24 lít.
B. 4,48 lít.
C. 224 ml.
D. 448 ml.
Câu 9. Hỗn hợp khí X gồm oxi và ozon. Sau khi ozon phân huỷ hết ta được một chất khí duy nhất có thể tích tăng 6% so với thể tích khí X ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. Vậy khí ozon chiếm
A. 6% thể tích hỗn hợp X.
B. 5% thể tích hỗn hợp X.
C. 4% thể tích hỗn hợp X.
D. 3% thể tích hỗn hợp X.
Câu 10. Ứng dụng lớn nhất của lưu huỳnh là
A. điều chế H2SO4.
B. lưu hoá cau su.
C. chế tạo diêm.
D. sản xuất chất tẩy trắng bột giấy.
Câu 11. Sự kết hợp oxi với hemoglobin (Hb) trong máu được biểu diễn một cách đơn giản như sau :
	Hb + O2 HbO2 (oxihemoglobin)
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các cư dân sống lâu trên vùng cao có mức hemoglobin trong máu cao, đôi khi cao hơn 50% so với những người sống ở ngang mực nước biển. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là không khí vùng cao có 
A. áp suất thấp.
B. nhiệt độ thấp.
C. nồng độ oxi thấp.
D. môi trường trong lành.
Câu 12. Trộn 1mol H2 với 1 mol I2 trong một bình kín không giãn nở có thể tích 1lít ; đưa hỗn hợp đến điều kiện xảy ra phản ứng. Khi hệ đạt đến trạng thái cân bằng, số mol HI thu được là 0,4 mol. Hằng số tốc độ phản ứng bằng
A. 0,16 mol.lít–1.
B. 0,25 mol.lít–1.
C. 0,40 mol.lít–1.
D. 0,44 mol.lít–1.
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Viết các phương trình hoá học thực hiện dãy biến hoá sau :
NaCl HCl Cl2 KClO3 KCl Cl2 CaOCl2
Câu 2. (2 điểm)
Nêu phương pháp hoá học để nhận biết các dung dịch không màu riêng biệt : NaF, NaCl, NaBr, NaI, NaOH, Na2SO4.
Câu 3. (2 điểm)
Hỗn hợp A chứa Mg và Cu. Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl (dư) thì lượng khí không màu thu được là 2,24 lít ở đktc. Cũng lượng hỗn hợp đó đem hoà tan trong dung dịch H2SO4 đạc (dư) thì lượng khí SO2 thu được là 4,48 lít (đktc).
1. Viết phương trình hoá học xảy ra.
2. Tính m.
Câu 4. (1 điểm)
Nêu các biện pháp tăng hiệu suất nung vôi từ đá vôi, biết phản ứng theo chiều tạo CaO thu nhiệt.
Hướng dẫn giải
I. Trắc nghiệm khách quan (12 câu * 0,25điểm = 3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐA
B
D
C
B
B
D
A
B
C
A
C
B
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
1. NaCltt + H2SO4 đ NaHSO4 + HCl
2. 4 HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2 H2O
3. 3 Cl2 + 6 KOHđ 5 KCl + KClO3 + 3 H2O
4. 2 KClO3 2 KCl + 3 O2 
5. 2 KCl 2 K + Cl2
6. Cl2 + Ca(OH)2 CaOCl2 + H2O
Câu 2. (2 điểm)
Dùng dung dịch BaCl2 nhận được dung dịch Na2SO4 do tạo kết tủa trắng.
Dùng quỳ nhận được dung dịch NaOH do làm quỳ chuyển xanh.
Dùng dung dịch AgNO3 nhận được các muối halogenua còn lại (tham khảo sách giáo khoa).
Học sinh tự viết phương trình hoá học.
Câu 3. (2 điểm)
Phương trình hoá học :
Mg + 2 HCl MgCl2 + H2
Mg + 2 H2SO4 đ MgSO4 + SO2 + 2 H2O
Cu + 2 H2SO4 đ CuSO4 + SO2 + 2 H2O
Tính được m = 8,8 gam.
Câu 4. (1 điểm)
Phương trình hoá học : CaCO3(r) ⇌ CaO(r) + CO2(k) 
Theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng Lơsatơrie, cần áp dụng các biện pháp sau :
– Tăng nhiệt độ hệ.
– Giảm áp suất hệ.
– Giảm nồng độ CO2.

File đính kèm:

  • docTiết 70.doc