Giáo án Hóa học 10 - Tiết 7, Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử - Nguyễn Phi Hồng Phượng

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - Nắm được trong nguyên tử các e chuyên động trong nguyên tử không theo một quỹ đạo xác định

- Nắm được cấu tạo vỏ nguyên tử. Thế nào là lớp, phân lớp e ? Mỗi lớp, mỗi phân lớp có tối đa bao nhiêu electron.

 2. Kĩ năng:

 - Giúp hs hiểu được sự chuyển động của electron trong nguyên tử, xác định được lớp và phân lớp electron.

II. Phương pháp và phương tiện:

1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, vấn đáp, trực quan.

2. Phương tiện:

 HS: Sách giáo khoa 10.

GV: Hình vẽ, bảng 2: Số electron tối đa trong các lớp và các phân lớp.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 7, Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử - Nguyễn Phi Hồng Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4. Tiết 7.	BÀI 4: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ	
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 	- Nắm được trong nguyên tử các e chuyên động trong nguyên tử không theo một quỹ đạo xác định
- Nắm được cấu tạo vỏ nguyên tử. Thế nào là lớp, phân lớp e ? Mỗi lớp, mỗi phân lớp có tối đa bao nhiêu electron.
 2. Kĩ năng: 
	- Giúp hs hiểu được sự chuyển động của electron trong nguyên tử, xác định được lớp và phân lớp electron.
II. Phương pháp và phương tiện:
Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, vấn đáp, trực quan.
Phương tiện: 
 	HS: Sách giáo khoa 10.
GV: Hình vẽ, bảng 2: Số electron tối đa trong các lớp và các phân lớp.
III. Tổ chức hoạt động dạy học.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Tiến trình:
Hoạt động Thầy và Trò
Nội dung
Hoạt động 1: 
 GV: Treo hình 1.6 SGK và hướng dẫn cho HS cùng học SGK để qua đó rút ra các kết luận.
HS: Mô hình hành tinh nguyên tử có tác dụng rất lớn đến sự phát triển lí thuyết cấu tạo nguyên tử, nhưng không đủ để giải thích mọi tính chất của nguyên tử
 Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nhưng không theo quỹ đạo xác định 
+ Số electron ở vỏ nguyên tử của một nguyên tố đúng bằng số proton trong hạt nhân nguyên tử và cũng bằng số thứ tự Z của nguyên tử nguyên tố đó trong bảng HTTH 
Hoạt động 2: GV cho HS cùng nghiên cứu SGK để cùng rút ra các nhận xét: 
+ Nguyên tắc sắp xếp các electron trong lớp vỏ
+ Năng lượng các electron cùng lớp có đặc điểm gì?
+ Mỗi lớp tương quan với mức năng lượng như thế nào? 
Hoạt động 3: GV củng cố 2 nội dung trên, tập trung vào 2 ý:
+ Số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử
+ Các electron sắp xếp thành từng lớp.
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS đọc SGK để hiểu các quy ước sau:
a. Mỗi lớp electron lại chia thành các phân lớp electron. Các electron trong mỗi phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
b. Các phân lớp được kí hiệu bằng các chữ cái thường s, p, d, f
c. Số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp đó.
Lớp thứ 1:(n=1) có một phân lớp, đó là phân lớp 1s
Lớp thứ 2:(n=2) có hai phân lớp, đó là phân lớp 2s, 2p
Lớp thứ 3:(n=3) có ba phân lớp, đó là phân lớp 3s, 3p, 3d
d. Các electron ở phân lớp s được gọi là các electron s: Các electron ở phân lớp p được gọi là các electron p...
 I. Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử:
Các electron chuyển động rất nhanh trong khu vực xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử.
 II. Lớp electron và phân lớp electron:
 1. Lớp electron:
- Trong nguyên tử các electron lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao và sắp xếp thành từng lớp.
- Các electron ở gần nhân hơn liên kết bền chặt hơn với hạt nhân.
Þ Electron ở lớp trong có mức năng lượng thấp hơn so với ở các lớp ngoài.
- Các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.
Các lớp electron được ghi bằng số và gọi tên theo thứ tư:
n =
1 2 3 4 ...
Tên lớp
K L M N 
 2. Phân lớp electron:
 - Mỗi lớp electron lại chia thành các phân lớp.
 - Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
 - Các phân lớp được kí hiệu bằng chữ cái thường s, p, d, f.
- Các electron ở phân lớp s được gọi là electron s, ở phân lớp p được gọi là electron p
Củng cố: 
Nắm vững khái niệm và kí hiệu lớp, phân lớp electron.
Dặn dò: Làm bài tập 1, 2 SGK. Về nhà xem trước bài 4: Cấu tạo nguyên tử tiếp theo: Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp.

File đính kèm:

  • docBai 4 Cau tao vo nguyen tu.doc