Giáo án Hóa học 10 - Tiết 7, Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử - Năm học 2013-2014

1. Kiến thức: HS biết và hiểu :

- Trong nguyên tử, electron chuyển động như thế nào ? So sánh được quan điểm của Rơ-dơ-pho, Bo và Zom-mơ-phen với quan điểm hiện đại về chuyển động của electron trong nguyên tử.

- Biết trong nguyên tử các electron được phân bố như thế nào, thế nào là lớp và phân lớp electron. Có bao nhiêu obitan nguyên tử trong một lớp electron và trong một phân lớp electron.

2. Kỹ năng:

 - Vận dụng các kiến thức đã học trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK và SBT.

- Tự học và học theo nhóm, biết sử dụng công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm tư liệu, trình diễn báo cáo của nhóm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 7, Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: ...../...../2013
Giảng: ....../...../2013
Lớp 10A1
Tiết 7 - Bài 4
CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS biết và hiểu :
- Trong nguyên tử, electron chuyển động như thế nào ? So sánh được quan điểm của Rơ-dơ-pho, Bo và Zom-mơ-phen với quan điểm hiện đại về chuyển động của electron trong nguyên tử. 
- Biết trong nguyên tử các electron được phân bố như thế nào, thế nào là lớp và phân lớp electron. Có bao nhiêu obitan nguyên tử trong một lớp electron và trong một phân lớp electron.
2. Kỹ năng:
 - Vận dụng các kiến thức đã học trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK và SBT.
- Tự học và học theo nhóm, biết sử dụng công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm tư liệu, trình diễn báo cáo của nhóm.
3. Thái độ-Tư tưởng:
Rèn luyện tư duy trừu tượng, tin tưởng vào khoa học.
II. II - Chuẩn Bị:
*Giáo viên: Soạn bài từ sgk. Sbt, stk
	 - Máy chiếu, giáo án.
- Có thể dùng phần mềm MS.Powerpoint và Macro media Flash để mô phỏng sự chuyển động của electron trong nguyên tử.
- HS tìm hiểu thêm về cấu trúc của nguyên tử qua các trang web như từ điển Encarta, Wikipedia
*Học sinh: Tự ôn tập và làm 1 số BT của giáo viên ra, Soạn bài trước khi đến lớp
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
	1. Ổn định tổ chức lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học
	3. Giảng bài mới:
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
10'
* Hoạt động 1:
- GV: Các em đọc SGK và cho thày biết mô hình hành tinh nguyên tử?
- GV: Chiếu hình mô phỏng 1.6 (SGK-19) lên bảng.
- GV: Mô hình này không phản ánh đúng trạng thái cđ của e trong nguyên tử nhưng cúng có tác dụng đến sự phát triển lý thuyết cấu tạo nguyên tử, tuy nhiên không đầy đủ để gt mọi tính chất của ngtử.
- GV: hiện nay người ta chứng minh được các e chuyển động trong ntử ntn?
- GV: Số e số p và số thứ tự của ntố trong BTH ntn?
- GV: kết quả nghiên cứu cho thấy các e phân bố trong vỏ ntử theo những quy luật nhất định.
=> HS: Trong ntử các e chuyển động trên những quỹ đạo tròn hay bầu dục xác định xung quanh hạt nhân như các hành tinh quay xung quanh mặt trời
=> HS: Quan sát.
=> HS: nghe TT.
=>HS: Các e cđ rất nhanh trong khu vực xung quanh hạt nhân ntử không theo quỹ đạo xác định tạo nên vỏ ntử. Có thể coi các e cđ xung quanh hạt nhân như những đám mây được gọi là đám mây e.
=> HS: số p = số e = STT
=> HS: nghe TT.
I. SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ:
- Mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-pho, Bo và Zom - mơ - phen:
 (SGK-19)
- Quan niệm hiện đại về sự chuyển động của e trong ntử:
 (SGK-19)
15’
* Hoạt động 2:
- GV: Trong ngtử, các e được xếp ntn?
- GV: Các e trên cùng một lớp có năng lượng ntn?
- GV: Vậy lớp e là gì?
- GV: Những e ở lớp ngoài liên kết với hạt nhân có bền bằng những e ở lớp trong không? vì sao?
- GV: Năng lượng của e phụ thuộc vào yếu tố nào
- GV: Số thứ tự của các lớp và kí hiệu các lớp như thế nào?
- GV: Lớp e nào có năng lượng thấp nhất? Liên kết giữa e lớp nào với hạt nhân là bền chặt nhất?
=> HS: các e được sắp sếp từ trong ra ngoài theo mức năng lượng từ thấp đến cao và xếp thành từng lớp.
=> HS: gần bằng nhau.
=> HS: trả lời.
=> HS: Những e ở lớp trong liên kết bền chặt hơn những e ở ngoài do khoảng cách gần hơn lực hút lớn hơn.
=> HS: Năng lượng của e chủ yếu phụ thuộc vào số thứ tự của lớp.
=> HS: Các lớp được đánh số thứ tự từ 1-7, kí hiệu là các chữ cái in hoa: K, L, M, N, O, P, Q.
=> HS: Năng lượng e lớp thứ nhất (K) là thấp nhất -> liên kết giữa hạt nhân và các e lớp này là bền chặt nhất.
II. LỚP VÀ PHÂN LỚP ELECTRON:
1. Lớp electron:
- Khái niệm: Các e trên cùng một lớp có năng lượng bằng nhau.
- Số thứ tự và tên của lớp e:
n
1
2
3
4
5
6
7
Tên
K
L
M
N
O
P
Q
15’
* Hoạt động 3: 
- GV: Mỗi lớp e chia thành những đơn vị nhỏ hơn đó là gì?
 - GV: Các e trên cùng 1 phân lớp có mức năng lượng ntn?
- GV: Vậy phân lớp electron là gì?
- GV: Ký hiệu của các phân lớp electron ntn?
- GV: số phân lớp trong mỗi lớp liên quan đến số thứ tự của lớp ntn?
- GV: như trên ta thấy lớp n sẽ có n phân lớp, tuy nhiên trong thực tế các nguyên tố đã biết chỉ có số e điền vào 4 phân lớp s, p, d, f.
- GV: các e ở từng phân lớp có tên gọi ntn?
=> HS: Là các phân lớp.
=> HS: Có mức năng lượng bằng nhau.
=> HS: Trả lời.
=> HS: bằng các chữ cái thường.
=> HS: số phân lớp trong mỗi lớp = số thứ tự của lớp. VD: 
lớp 1 (K) có 1 phân lớp là 1s
lớp 2 (L) có 2 phân lớp là 2s, 2p
lớp 3 (M) có 3 phân lớp là 3s, 3p. 3d
lớp 4 (N) có 4 phân lớp là 4s, 4p, 4d, 4f.
=> HS: Nghe TT
=> HS:
e ở phân lớp s gọi là electron s
e ở phân lớp p gọi là electron p
e ở phân lớp d gọi là electron d
e ở phân lớp f gọi là electron f.
2. Phân lớp electron:
- KN: Mỗi lớp e chia thành các phân lớp các e trên cùng 1 phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
- Được ký hiệu bằng các chữ cái thường: s, p, d, f.
- Số phân lớp trong mỗi lớp = số thứ tự của lớp.
- Electron ở phân lớp nào thì có tên gọi của phân lớp đó.
	4. Củng cố bài giảng: (3')
	Bài 1/22.
	5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập về nhà: (1')
	Bài 3 và Bài 4/22.
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTiết 7.doc