Giáo án Hóa học 10 - Tiết 66: Lưu huỳnh - Huỳnh Lê Huy
I. MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- HS biết:
+ Hai dạng thù hình của lưu huỳnh ( Sβ và Sα ) , ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu tạo và tính chất vật lí
của lưu huỳnh.
+ Ứng dụng và sản xuất lưu huỳnh.
- HS hiểu:
+ Vị trí của S, cấu hình electron ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích.
+ Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá , vừa có tính khử.
2. Kĩ năng:
- Dự đoán tính chất của lưu huỳnh trong các phản ứng cụ thể.
- Viết phương trình chứng minh tính oxi hoá và tính khử của lưu huỳnh.
- Giải một số bài tập có liên quan đến tính chất của lưu huỳnh.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: chuẩn bị cấu trúc tinh thể Sα và Sβ , sơ đồ biến đổi cấu tạo lưu huỳnh theo nhiệt độ.
- HS : nắm vững cấu hình electron, cách dự đoán tính khử - tính oxi hoá.
Ngày soạn : 16/01/ 2009 Tiết : 66 Lớp : Giáo viên : Huỳnh Lê Huy LƯU HUỲNH I. MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - HS biết: + Hai dạng thù hình của lưu huỳnh ( Sβ và Sα ) , ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu tạo và tính chất vật lí của lưu huỳnh. + Ứng dụng và sản xuất lưu huỳnh. - HS hiểu: + Vị trí của S, cấu hình electron ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích. + Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá , vừa có tính khử. 2. Kĩ năng: - Dự đoán tính chất của lưu huỳnh trong các phản ứng cụ thể. - Viết phương trình chứng minh tính oxi hoá và tính khử của lưu huỳnh. - Giải một số bài tập có liên quan đến tính chất của lưu huỳnh. II. CHUẨN BỊ: - GV: chuẩn bị cấu trúc tinh thể Sα và Sβ , sơ đồ biến đổi cấu tạo lưu huỳnh theo nhiệt độ. - HS : nắm vững cấu hình electron, cách dự đoán tính khử - tính oxi hoá. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Đàm thoại trực quan, gợi mở. IV. NỘI DUNG: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: KMnO4 → O2 → O3 → O2 → S→ SO2 → H2SO4 3. Tiến trình giảng dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Vị trí, cấu hình electron nguyên tử S. - GV hướng dẫn HS quan sát BTH và xác định vị trí của S → HS viết kí hiệu nguyên tử, cấu hình electron, xác định độ âm điện. Hoạt động 2: Tính chất vật lí của lưu huỳnh: - HS nghiên cứu SGK và cho biết tính chất vật lí , cấu tạo hai dạng thù hình của lưu huỳnh → So sánh 2 dạng thù hình này. - GV cho HS quan sát thí nghiệm đun chén sứ chứa lưu huỳnh → nhận xét sự biến đổi trạng thái màu sắc. - GV lưu ý phân tử S gồm 8 nguyên tử liên kết CHT tạo thành mạch vòng và để đơn giản trong các phản ứng người ta dùng kí hiệu S. - GV cho HS nghiên cứu sự biến đổi cấu tạo của phân tử S theo các khoảng nhiệt độ. Hoạt động 3: Tính chất hoá học. - GV yêu cầu quan sát cấu hình electron của nguyên tử S, vẽ sơ đồ phân bố electron ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích vào các obitan nguyên tử. - GV yêu cầu HS dựa vào độ âm điện nhận xét các số oxi hoá có thể có của S. + Trong hợp chất với nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn, S có số oxi hoá âm hay dương? + Trong hợp chất với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn, S có số oxi hoá âm hay dương? - Yêu cầu HS dựa vào các số oxi hoá có thể có của S, xác định tính chất của S. - Yêu cầu HS hoàn thành các phương trình phản ứng → GV nhận xét, khẳng định S vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá. - GV đặt vấn đề vì sao F2 khi tác dụng đưa S0 →S+6 trong khi O2 chỉ đưa S0→ S+4? - GV lưu ý HS một số điểm liên quan. - Mở rộng ứng dụng thực tế thu hồi Hg trong PTN bằng bột S. Hoạt động 4: Ứng dụng của lưu huỳnh. GV cho HS nghiên cứu SGK tìm ứng dụng của S trong cuộc sống. - GV mở rộng S còn được sử dụng trong quá trình lưu hoá cao su → tạo cao su có tính đàn hồi. Hoạt động 5: Sản xuất lưu huỳnh. - GV thông báo S chủ yếu tồn tại dưới dạng rắn trong lòng đất. - GV yêu cầu HS nhắc lại trạng thái tự nhiên, sự biến đổi cấu tạo theo nhiệt độ của S→ đề xuất phương pháp khai thác S tự nhiên. - GV thông báo ở các nhà máy luyện kim màu, người ta thu được một lượng lớn sản phẩm phụ là SO2 nên tận dụng tái chế lại S. Hoạt động 6: Củng cố -Dặn dò. - GV củng cố kiến thức thông qua bài tập nhỏ. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: - Dặn dò HS làm bài tập SGK và SBT. I. Vị trí, cấu hình electron nguyên tử: Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4 II. Tính chất vật lí của lưu huỳnh: 1) Hai dạng thù hình của lưu huỳnh: Gồm : + Lưu huỳnh tà phương Sα + Lưu huỳnh đơn tà Sβ - Độ bền, khối lượng riêng, nhiệt nóng cháy : Sα < Sβ 2) Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo nguyên tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh. - Phân tử S gồm 8 nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết CHT tạo mạch vòng. - Ảnh hưởng của nhiệt độ: S8(rắn, vàng, vòng) S8 ( lỏng,vòng) S8( chuỗi thẳng, quánh nhớt, nâu đỏ) → Sn S2,S4,S6( hơi)S2 S đơn nguyên tử. III. Tính chất hoá học: - Trạng thái cơ bản S có 2 e độc thân - Trạng thái kích thích có 4 hoặc 6 e độc thân → trong hợp chất với nguyên tố có độ âm điện lớn còn có số oxi hoá +4, +6. S có số oxi hoá 0 là số oxi hoá trung gian giữa -2, +6 → vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá. 1) Tính khử: ( khi tác dụng chất oxi hoá): S0→ S+4,S+6 Vd: S + 3F2 SF6 S + O2 SO2 S + 2H2SO4 đặc 3SO2 ↑+ 2H2O 2) Tính oxi hoá: S0 → S−2 - Tác dụng kim loại → tạo hợp chất sunfua Vd: S + 2Na Na2S S + Al Al2S3 • Lưu ý: + S không phản ứng với Au, Pt + S phản ứng ngay với Hg ở nhiệt độ thường. Hg + S → HgS → dùng S thu hồi Hg khi vỡ ống nhiệt kế trong PTN. - Tác dụng phi kim: ( không phản ứng N2, I2) Vd: S + H2 H2S ( hidro sunfua) C + S CS2 IV. Ứng dụng của lưu huỳnh: - 90% điều chế H2SO4 - 10% dùng lưu hoá cao su, chế tạo diêm, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy, dược phẩm, chất trừ sâu.. V. Sản xuất lưu huỳnh: 1) Khai thác lưu huỳnh: ( phương pháp Frasch) Dùng nước siêu nóng làm lưu huỳnh nóng chảy sau đó đẩy lên mặt đất. 2) Sản xuất lưu huỳnh từ hợp chất: a) Đốt H2S trong điều kiện thiếu không khí: 2H2S + O2 thiếu 2S↓ + 2H2O b) Dùng H2S khử SO2: 2H2S + SO2 3S↓ + 2H2O V. NHẬN XÉT –RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Giao an Luu huynh Hoa 10.doc